Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng dak lak

Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.

*Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRỰC THUỘC TỈNH ĐẮK LẮK

2. Địa hình Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

3. Khí hậu Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng: - Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.

Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Trung tâm NC Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên

Giới thiệu

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐẤT, PHÂN BÓN & MÔI TRƯỜNG TÂY NGUYÊN Research Center for Highland Soils, Fertilizers & Environment Địa chỉ: Hòa Thắng, Buôn Ma Thuột, Daklak

Điện thoại: 0500 3862278, 0500 3862107; Fax: 0500 3862107; Email: hocongtruc@gmail.com

CHỨC NĂNG

Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón & Môi trường Tây Nguyên là đơn vị sự nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về đất, phân bón & môi trường nông nghiệp, nông thôn để phát triển nông nghiệp bền vững cho hai vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.

NHIỆM VỤ

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá độ phì nhiêu và tài nguyên đất, xây dựng các loại bản đồ về đất và kế hoạch sử dụng đất đai cho vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ;

- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón, chất cải tạo đất và hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó có đất đai vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ;

- Sản xuất, thử nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng phân bón và chế phẩm nông hóa;

- Nghiên cứu môi trường đất 2 vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, quan trắc, phân tích và cung cấp các thông tin về chỉ tiêu chất lượng, hiện trạng; dự báo diễn biến môi trường đất phục vụ cho việc xây dựng chủ trương chính sách, đề xuất các phương án và giải pháp xử lý;

- Hợp tác quốc tế về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ về đất, phân bón và môi trường đất;

- Tổ chức đào tạo, tư vấn và hợp tác khoa học kỹ thuật với các tổ chức trong và ngoài nước về các lĩnh vực đất, phân bón và môi trường đất.NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY

Tổng số cán bộ viên chức của Trung tâm hiện nay là 22 người, trong đó: 01 PGS. TS, 07 Thạc sĩ, 04 đại học và 10 kỹ thuật viên và lao động khác.

Lịch sử

Trạm Nghiên cứu đất Tây Nguyên, tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, được thành lập năm 1987, theo Quyết định số 278 NN-TCCB/QĐ ngày 21/09/1987 của Bộ Nông nghiệp và CNTP.

Năm 2005, Trạm Nghiên cứu đất Tây Nguyên được nâng cấp và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu đất Tây Nguyên, theo Quyết định số 2349/QĐ-BNN-TCCB ngày 9/09/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu đất Tây Nguyên được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, theo Quyết định số 522/QĐ/KHNN-TCCB ngày 15/06/2006 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Thành tựu

THÀNH TỰU CHÍNH

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp bảo vệ và ổn định độ phì nhiêu của đất bazan, đất dốc trên hệ thống các cây trồng ở Tây Nguyên. - Nghiên cứu và xác định vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với một số loại cây trồng trên các loại đất ở Tây Nguyên. - Nghiên cứu và xác định hiệu lực của các loại phân bón, đề xuất lượng phân bón thích hợp, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón đối với các loại cây trồng ở Tây Nguyên. - Nghiên cứu lập bản đồ phân hạng thích nghi đất đai để trồng cao su ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai để phục vụ bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý cho một số địa phương ở các tỉnh Gia Lai và Dak Lak. - Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về đất, phân bón ở các tỉnh Tây Nguyên.

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG

01 Huân chương Lao động Hạng Ba [2013]: Quyết định số 2319/QĐ-CTN ngày 04 tháng 12/2013 của Chủ tịch nước Công hòa XHCN Việt Nam

01 Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk [2013]: Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 11 tháng 03 năm 2013

02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ [1998, 2011]: Quyết định số 685 QĐ/TTg ngày 5/8/1998, 2168 QĐ/TTg ngày 06/12/2011

04 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT [1997, 2004, 2009, 2016]: Quyết định số 56 NN-VP/QĐ ngày 24/5/1997, 1355 ngày 18/5/2004, 1691/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/6/2009, 4613/QĐ-BNN-TCCB ngày 09/11/2016.

Chủ Đề