Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên misa

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp: thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt… thường phát sinh các hoạt động sau:

  1. Căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB, thuế môn bài… kế toán thuế yêu cầu chuyển khoản để nộp thuế.
  2. Kế toán thanh toán lập Séc hoặc Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  3. Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước, đồng thời lập giấy báo Nợ
  4. Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ kê khai số thuế đã nộp, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

3. Các bước thực hiện

Nghiệp vụ “Nộp thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài… bằng tiền gửi ngân hàng” chỉ thực hiện được khi trên phần mềm đã phát sinh các chứng từ hạch toán chi phí thuế GTGT, TNDN, TTĐB, thuế môn bài… Nghiệp vụ này được thực hiện trên phần mềm như sau:1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Nộp thuế [hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Nộp thuế].

2. Khai báo các thông tin nộp thuế:

  • Tại mục Loại thuế: chọn Thuế khác.
  • Khai báo ngày thực hiện nộp thuế. Chương trình sẽ lấy lên danh sách các khoản thuế phải nộp tính đến ngày nộp thuế.
  • Tích chọn các khoản thuế muốn nộp. Trường hợp số thuế thực nộp nhỏ hơn số thuế phải nộp, cần nhập lại số tiền thuế thực nộp vào cột Số nộp lần này.

3. Nhấn Nộp thuế, chương trình sẽ tự động sinh ra Phiếu chi nộp thuế.

4. Kiểm tra và khai báo bổ sung các thông tin của phiếu chi. Nhấn Cất

5. Để nộp thuế điện tử trực tiếp từ phần mềm MISA SME.NET cho cơ quan thuế. Xem hướng dẫn tại đây.

6. Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu phiếu chi cần in.

Lưu ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ nộp các loại thuế khác bằng tiền gửi ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng. Thao tác xem báo cáo Sổ tiền gửi ngân hàng thực hiện tương tự như hướng dẫn Tại đây.

Thuế thu nhâp doanh nghiệp [TNDN] là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Trích Thông Tư 151 /2014/TT-BTC:

Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC:

1. Hàng quý, Căn cứ vào số thuế TNDN Tự Xác Định

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi mang tiền đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112

2. Cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp [TNDN]

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanhnghiệp tạm tính ở các quý, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi mang tiền đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112

– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số dịch vụ hoàn thuế thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì kế toán hạch toán giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp như sau

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

4. Trường hợp phát hiện sai sót của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng [giảm] số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót

-Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mang tiền đi nộp tiền

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có các TK 111, 112

– Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là bao nhiêu?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 đang được áp dụng hiện nay là 20%, 25% đến 50% tùy thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. So với năm 2022, mức thuế suất thuế TNDN trong khoảng từ 25% đến 50% có sự thay đổi từ 1/7/2023 khi Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực thi hành.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi nào?

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là tháng thứ 3 kể từ ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, Pháp luật quy định nộp thuế TNDN tạm tính theo quý.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân [TNCN] bao gồm các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế.

Chủ Đề