Bán buôn có nghĩa là gì

Bán buôn hay bán sỉ có lẽ đã là cụm từ rất quen thuộc với chúng ta, dù là dân kinh doanh hay người tiêu dùng thông thường. Trong kinh doanh có rất nhiều mô hình được xây dựng theo các hướng khác nhau, căn cứ vào đặc điểm cũng như tiềm lực của bản thân mà bạn có thể lựa chọn để phát triển theo. Nhưng nếu đã lựa chọn mô hình nào thì chắc chắn bạn phải thực sự hiểu tất cả về nó và bắt đầu chính là những kiến thức căn bản nhất. Hiện nay, mô hình bán buôn đang được rất nhiều cá nhân, đơn vị lựa chọn với sức hút từ những lợi ích nhận được. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu rõ kinh doanh bán buôn là gì chưa?

=>> Xem thêm: Chiến lược kinh doanh bán buôn: Cách xây dựng hiệu quả nhất

Kinh doanh bán buôn là gì?

Trong kinh doanh, bạn không khó để bắt gặp rất nhiều những khái nghiệm, định nghĩa về những vấn đề có thể là mình đã rất quen thuộc. Tuy nhiên, số đông trong chúng ta thường hiểu theo cách rất chung chung, không rõ ràng và khó có thể giải thích cho tất cả mọi người. Điển hình chính là với câu hỏi “Kinh doanh bán buôn là gì?” ắt hẳn nhiều bạn sẽ trả lời ngay rằng đây là hình thức buôn bán với số lượng hàng hóa lớn. Tất nhiên, đây cũng chính là bản chất của mô hình kinh doanh này. Nhưng chúng ta vẫn nên tìm hiểu nó ở góc độ chuyên nghiệp hơn để hiểu một cách chính xác nhất.

Căn cứ vào Nghị định số 09/2018/NĐ-CP đã quy định rất rõ về hình thức kinh doanh này, theo đó bán buôn được hiểu là những hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm các thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ hay các tổ chức khác và sẽ không bao gồm các hoạt động bán lẻ cho các cá nhân. Ngoài ra, kinh doanh bán buôn sẽ được tiến hành dựa trên các giao dịch với số lượng hàng hóa lớn chứ không phải đơn lẻ. Các thành phần tham gia có thể là các doanh nghiệp, đơn vị buôn bán lớn chuyên cung cấp nguồn hàng cho các đơn vị hoặc cá nhân khác. Người trung gian với các công ty, nhà sản xuất để phân phối số lượng hàng hóa lớn đến với các thương nhân bán lẻ.

Hàng hóa lúc này sẽ thuộc vào lĩnh vực lưu thông chứ chưa đem vào tiêu dùng, bởi tiêu dùng sẽ là từ nhà bán lẻ đến người tiêu dùng. Còn đối mô hình kinh doanh này hàng hóa vẫn sẽ là được luân chuyển đến những cá nhân, đơn vị nhập với số lượng lớn để tiến hành các giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, bán buôn còn được gọi với một cái tên quen thuộc khác là bán sỉ. Ban đầu cái tên này thường được các thương nhân miền Nam nước ta sử dụng. Nhưng cho đến nay bạn có thể thấy rằng mọi người sử dụng bán buôn, bán sỉ là những từ thay thế cho nhau một cách linh hoạt.

Các hình thức kinh doanh bán buôn

Như vậy, với phần trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rõ về khái niệm kinh doanh bán buôn và hiểu được bản chất thực sự của mô hình kinh doanh này là như thế nào. Tuy nhiên, bán buôn còn được phân chia thành các hình thức hoạt động khác nhau. Trong mỗi một hình thức lại được phân chia thành các kiểu nhỏ hơn và đây không phải là điều mà ai cũng nắm rõ. Vì vậy, nếu chỉ tìm hiểu đơn thuần về khái niệm không thôi thì là chưa đủ. Theo đó, kinh doanh bán buôn hiện nay đang được phân chia thành hai hình thức hoạt động lớn là: Bán buôn hàng hóa qua kho – Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng.

Bán buôn hàng hóa qua kho

Đây là hình thức hoạt động mà hàng hóa sẽ được xuất trực tiếp từ kho hàng của nhà sản xuất, doanh nghiệp đến kho của các cá nhân, đơn vị mua. Bán buôn hàng hóa qua kho sẽ được phân chia thành hai kiểu như sau:

•    Giao hàng trực tiếp: Với kiểu này người mua sẽ có đại diện đến trực tiếp kho hàng của nhà sản xuất, doanh nghiệp để tiến hành giao dịch. Nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ xuất hàng trực tiếp với người đại diện đến mua ngay tại kho hàng của mình.

•    Chuyển hàng: Kiểu này sẽ được tiến hành dựa trên hợp đồng, thỏa thuận đã được ký kết, chấp thuận giữa hai bên là vai trò là người mua và người bán. Nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ xuất hàng ra khỏi kho của mình và sử dụng phương tiện của mình hoặc là thuê một đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa đến kho hàng của bên mua. Trong trường hợp nếu thuê một đơn vị khác để vận chuyển hàng hóa thì các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển sẽ do đơn vị này chịu trách nhiệm. Còn chi phí sẽ là một trong hai bên mua và bán thanh toán theo hợp đồng.

Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng

Thông thường thì chúng ta sẽ bắt gặp mô hình bán buôn hàng hóa qua kho nhiều hơn. Nhưng bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng lại đang là mô hình được nhiều người đánh giá cao khi tối ưu được các khoản chi phí về lưu kho cũng như vận chuyển. Hình thức này được tiến hành như sau, khi cá nhân, đơn vị bán buôn mua hoặc nhân hàng hóa từ các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ bán thẳng cho đơn vị mua của mình tiếp theo. Đó có thể là các nhà bán lẻ, bán buôn nhưng hoạt động với quy mô nhỏ hơn. Như vậy, ở hình thức này sẽ không còn bước nhập vào kho của bên mua buôn như hình thức trên nữa và nó cũng được chia thành 2 kiểu riêng.

•    Giao hàng trực tiếp/ Giao tay ba: Doanh nghiệp sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho người mua của họ tại kho hàng của nhà sản xuất hay còn gọi là giao tay ba. Lúc này sẽ có sự xuất hiện của 3 đơn vị trong quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường.

•    Chuyển hàng: Đơn vị sau khi đã hoàn tất việc mua [nhận] hàng từ nhà sản xuất sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa đến bên người mua của mình theo địa chỉ đã được thông báo từ trước đấy. Kiểu này sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng, thỏa thuận đã được ký kết từ trước đấy. Phương tiện vận chuyển sẽ phụ thuộc vào điện kiện thực tế của người mua – người bán.

Những nguyên tắc kinh doanh bán buôn cần biết

Tuy hàng hóa trong kinh doanh bán buôn chưa được đưa vào quá trình tiêu dùng, nhưng trong quá trình lưu thông giá trị của hàng hóa đã xuất hiện. Lợi ích của những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh bán buôn cũng sẽ xuất hiện ở những khâu lưu thông như vậy. Phần lớn trên thị trường chúng ta sẽ bắt gặp các nhà bán lẻ nhiều người, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mô hình kinh doanh bán buôn có tính cạnh tranh thấp hơn. Thậm chí điều này còn ngược lại, sự cạnh tranh trong thị trường bán buôn thậm chí còn khắc nghiệp hơn rất nhiều. Đây cũng chính là dạng B2B và để có thể “chốt đơn” thì bạn cần phải biết đến những nguyên tắc dưới đây.

1.    Sản phẩm có giá bán buôn [bán sỉ] và lẻ khác nhau sẽ không áp dụng chung một chiết khấu tổng. 2.    Giá bán sản phẩm sẽ không phải lúc nào cũng giữ ở một mức ổn định, nó sẽ phụ thuộc vào nguồn nhập, tỷ giá và số lượng nhập. 3.    Khách hàng muốn tiến hành bán buôn vận chuyển thẳng hoặc sử dụng hình thức vận chuyển, không phải tiến hành giao dịch trực tiếp thì đều phải đặt cọc tiền hàng trước. 4.    Khi nhận hàng từ nhà sản xuất, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng lẫn chất lượng. Nếu phát sinh vấn đề cần báo lại ngay lập tức để được xử lý kịp thời. 5.    Các giao dịch đều cần phải có hợp đồng rõ ràng, nhất là đối với các quy định đổi, trả hàng hóa giữa hai bên.

6.    Đối với vấn đề vận chuyển, nếu phát sinh phí cần phải có một thỏa thuận rõ ràng về bên chịu phí giữa người bán và người mua.

Ngoài ra, với hình thức kinh doanh bán buôn này thì giá bán sẽ có sự chênh lệnh không nhỏ giữa các nhà sản xuất, doanh nghiệp cung ứng. Vì vậy, cá nhân, đơn vị mua buôn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí nhất định như uy tín, chất lượng, khả năng cung ứng, mức giá,… Đừng quên thương thảo mức giá tốt nhất dựa trên số lượng hàng hóa mà bạn mua nhé.

Các đơn vị thường dùng trong bán buôn

Kinh doanh bán buôn sẽ sử dụng các đơn vị riêng và khác rất nhiều so với hình thức bán lẻ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp. Nên nếu bạn đang tìm hiểu về mô hình này sẽ không tránh khỏi việc “ngơ ngác” khi bắt gặp những đơn vị mà các thương nhân bán buôn vẫn sử dụng để giao dịch, trao đổi thông tin. Sau đây sẽ là các đơn vị thường dùng trong bán buôn mà bạn nên biết.

Lô: Đây là đơn vị mà có lẽ bạn sẽ được nghe đến rất nhiều nếu đi mua hoặc bán buôn. Lô là đơn vị được sử dụng cho việc mô ta chung chung cho một mặt hàng nào đó với số lượng lớn được tiến hành trong các giao dịch bán buôn. Như lô hàng của bạn nhập sẽ là 2000 cái/chiếc, lô hàng đợt mới về sẽ có 2000 cái/chiếc.

Ri: Ri hay còn gọi là dây sẽ là đơn vị nhỏ hơn lô và được sử dụng trong việc phân nhỏ các lô hàng số lượng siêu lớn thì từng ri với số lượng ít hơn. Vì không phải lúc nào thương nhân mua buôn cũng có thể nhập hẳn một lô cho một mẫu hàng có số lượng nhiều đến vậy. Ví dụ, vẫn là lô hàng 2000 cái/chiếc như trên nhưng khi nhà sản xuất báo với bạn là lô hàng này có 10 ri thì tức là mỗi ri sẽ có 200 cái/chiếc.

Set: Thật ra thì đơn vị này bạn cũng sẽ bắt gặp ngay trong bán lẻ, set được dùng để nói về những mẫu sản phẩm cùng loại hay được thiết kế trở thành một bộ hoàn chỉnh. Giống như một set váy, set đồ trang điểm, set phụ kiện,… Đối với các nhà bán buôn khi bán set sẽ không tách riêng từng mẫu để bán nhưng với các nhà bán lẻ thì điều này đôi khi vẫn được thực hiện.

Phân biệt giữa kinh doanh bán buôn và bán lẻ

Bán buôn và bán lẻ là những hình thức kinh doanh đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Trong đó sẽ được phân chia theo các mô hình và quy mô hoạt động khác nhau. Dù là thuộc chuỗi lưu thông hay tiêu dùng hàng hóa thì cả hai hình thức này đều góp phần tạo nên những giá trị lớn cho nền kinh tế chung của thị trường. Nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt giữa hai hình thức kinh doanh bán buôn và kinh doanh bán lẻ. Tuy không quá nhầm lẫn nhưng cũng không hẳn là đưa ra những điểm khác nhau một cách đầy đủ giữa hai hình thức này.

+ Điểm giống nhau: Cả hai hình thức đều hoạt động theo cách thức vận chuyển hàng hóa hóa từ nhà sản xuất, cung ứng ra thị trường thông qua các kênh khác nhau. Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa với các chủ thể tham gia là một bên bán và một bên mua. Lợi nhuận đạt được sẽ từ sự chênh lệch về giá hàng hóa khi nhập – khi bán ở các giao dịch khi được hoàn tất.

+ Điểm khác nhau:

•    Bán buôn sẽ giao dịch hàng hóa với số lượng lớn còn bán lẻ sẽ là số lượng nhỏ. •    Khách hàng trong bán buôn là các cá nhân/đơn vị hoạt động với mục đích sinh lời từ việc nhập hàng hóa với số lượng lớn, từ đó tiến hành kinh doanh, bán lại cho các cá nhân/đơn vị khác. Còn khách hàng trong bán lẻ đơn giản sẽ là những người tiêu dùng mua sắm đáp ứng cho nhu cầu của mình hoặc người thân. •    Mức giá bán lẻ tính trên một đơn vị sản phẩm bao giờ cũng sẽ cao hơn giá bán buôn.

•    Giá bán lẻ thường sẽ là cố định còn giá bán buôn sẽ không, nếu bạn mua càng nhiều thì mức giá sẽ càng được rẻ hơn.

Nên bán buôn hay bán lẻ sẽ tốt hơn?

Khi đã hiểu rõ về từng hình thức kinh doanh một thì có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đã tự đặt ra cho mình, “Nên bán buôn hay bán lẻ sẽ tốt hơn?”. Thực tế, đối với câu hỏi này mỗi người sẽ đưa ra một đáp án khác nhau cho bạn và nghe đáp án nào thì bạn cũng sẽ cảm thấy nó đúng. Tuy nhiên, đối với chúng tôi dù là mô hình nào cũng sẽ có những điểm cộng và điểm trừ song hành cùng lúc. Đây mới chính là những điều mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, vì sau đó bạn sẽ biết được đâu là sự lựa chọn phù hợp với mình nhất.

Điều quan trọng khi lựa chọn mô hình kinh doanh nằm ở tư duy, tiềm lực và khả năng phân tích thị trường của bạn có chính xác hay không. Nếu bạn có số vốn nhỏ, ngại mạo hiểu và chưa thực sự am hiểu các hợp đồng, nguyên tắc trong bán buôn thì hình thức bán lẻ sẽ phù hợp hơn. Hơn thế, khi chọn bán buôn hay bán lẻ sẽ còn phải phụ thuộc vào mặt hàng mà bạn lựa chọn. Hầu hết các mặt hàng hiện nay đều có tính cạnh tranh khá cao, nếu như vạn thiếu kiến thức về kinh doanh, am hiểu về thị trường, sản phẩm thì rất khó để kinh doanh bán buôn.

Vì vậy, để đưa ra một đáp án chính xác đối với câu hỏi này thì bạn nên căn cứ vào những điều như sau:

•    Nắm rõ ưu, nhược điểm của từng mô hình kinh doanh. •    Đánh giá về những lợi ích mà mình sẽ nhận được khi áp dụng bán buôn hoặc bán lẻ. •    Đánh giá tiềm lực về nguồn vốn, khả năng kinh doanh của mình. •    Nghiên cứu và đánh giá trị trường, mức đội cạnh tranh.

•    Khả năng duy trì nguồn vốn và phân phối sản phẩm của bạn.

Bí quyết điều hành doanh nghiệp bán buôn ở Việt Nam

Để điều hành một doanh nghiệp bán buôn chưa bao giờ là điều dễ dàng cả, nhất là khi ngành phân phối của Việt Nam ngày càng có sự phát triển nhanh chóng. Cùng với sự “góp mặt” của các công nghệ - kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Hơn thế, với xu hướng mở cửa hội nhập nên thị trường Việt đang có sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu quốc tế và thậm chí là có cả các “ông lớn”. Điều này đã khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán buôn ở Việt Nam nói riêng có một áp lực rất lớn về sự cạnh tranh.

Trước nói đến các chiến lược kinh doanh, ngay ở việc điều hành một doanh nghiệp bán buôn ở Việt Nam sẽ có rất nhiều vấn đề nan giải, phát sinh trong suốt quá trình vận hành. Hiểu điều đó nên trong phần cuối của bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ bật bí cho một một vài bí quyết giúp việc điều hành doanh nghiệp đang hoạt động ở mô hình kinh doanh bán buôn này được hiệu quả hơn.

•    Ngừng quản lý các đơn hàng của mình theo phương thức thủ công. •    Luôn kiểm soát kho hàng và đặc biệt hàng tồn một cách chặt chẽ. •    Cung cấp cho các đại diện, đơn vị bán hàng những sản phẩm, hàng hóa họ cần. •    Giữ cho dòng tiền của doanh nghiệp luôn ổn định. •    Đầu tư vào thương mại điện tử B2B. •    Tuyển dụng đúng người, đúng việc. •    Phân bổ các cấp quản lý theo lãnh thổ bán hàng.

•    Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác.

Sau phần chia sẻ trên đây, ắt hẳn bạn sẽ không còn đưa ra một đáp án mơ hồ, chung chung đối với câu hỏi “Kinh doanh bán buôn là gì?” khi được đề cập đến nữa. Cùng với đó, chúng tôi còn đề cập đến rất nhiều thông tin quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này. Mỗi một hình thức kinh doanh đều có những đặc điểm riêng biệt, nó sẽ mang đến các giá trị đặc biệt khi bạn triển khai. Tuy nhiên, như đã nói nếu bạn muốn xây dựng theo một mô hình kinh doanh bất kỳ nào đó thì điều đầu tiên bạn làm vẫn là tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nó.
 

Video liên quan

Chủ Đề