Đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa ở đâu

Đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa có bắt buộc không? Thủ tục như thế nào? Đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa ở đâu Hà Nội? 

Hãy cùng Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ giải đáp ngay các câu hỏi trên nhé.

>>> Xem thêm: Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô bị hết hạn và đổi từ loại cũ sang loại mới

1. Có bắt buộc đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa không?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang thẻ nhựa được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Điều này có nghĩa là việc đổi bằng xe máy sang thẻ nhựa không còn là bắt buộc.

Tuy nhiên, trong tương lai, việc chuyển đổi chắc chắn sẽ phải thực hiện do giấy phép lái xe bằng giấy không thể đáp ứng việc tra cứu thông tin và đồng bộ với cơ sở dữ liệu chung của Bộ GTVT. Vì vậy, bạn nên đổi bằng lái A1 sang thẻ nhựa càng sớm càng tốt nhé. 

Bằng lái xe máy cũ bằng giấy và bằng lái xe máy mới bằng thẻ nhựa

2. Đổi giấy phép lái xe máy sang loại mới có lợi gì?

So với bằng lái xe bìa giấy thì bằng lái xe thẻ PET có ưu điểm hơn hẳn.

  • Về tính vật lý: thẻ PET có bền cao và khả năng chống chịu cơ học rất tốt, khó bị hỏng. 
  • Về độ bảo mật: bằng lái xe máy thẻ PET có độ bảo mật cao, không thể làm giả hay tẩy xóa.
  • Về tính thuận tiện: thẻ PET tiện tích hợp cả nhiều loại bằng lái xe [ô tô, xe máy] trước đây thành một. Bạn tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, không cần quá nhiều giấy tờ rắc rối. 
  • Đặc biệt: khi đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET, thông tin sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng Cục Đường Bộ. Sau này chẳng may bị mất giấy phép lái xe chỉ cần xin cấp lại mà không cần thi sát hạch lại. Đây là một sự khác biệt rất lớn so với bằng lái xe máy thẻ giấy.
Bằng lái xe mới có thể tích hợp cả nhiều loại bằng 

3. Đổi bằng lái xe máy ở đâu? Cần chuẩn bị những gì? Hết bao nhiêu tiền?

Đến với Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ, việc duy nhất bạn cần làm là chụp ảnh 2 mặt chứng minh nhân dânảnh 2 mặt bằng lái xe cũ. Sau đó gửi đến Bằng lái xe giá rẻ qua facebook hoặc zalo, trung tâm sẽ hoàn thiện mọi hồ sơ, thủ tục giúp bạn. Tổng chi phí là 335.000 VNĐ gồm phí hồ sơ: 200.000 VNĐ; phí in bằng: 135.000 VNĐ [nộp khi nhận bằng]. Trung tâm cam kết mức chi phí trên là trọn gói và không phát sinh thêm.

Sau đúng 07 ngày, bạn sẽ nhận được giấy phép lái xe mới. Bạn có thể tới nhận trực tiếp hoặc đặt dịch vụ ship bằng tới tận nhà. Lưu ý, đây là bằng thật 100% cấp bởi sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội chứ không phải cấp bởi Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ, vì thế khi nhận bằng, bạn có thể check thật giả thoải mái nhé.

Trên đây là những thông tin chi tiết về đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các bạn. Bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ: Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ – số 1 về thi bằng lái xe máy A1 tại Hà Nội

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các thủ tục, hướng dẫn mới nhất về cấp, làm lại, đổi giấy phép, bằng lái xe ô tô, mô tô theo mẫu mới bằng thẻ nhựa PET.

- Giấy phép lái xe mẫu cũ bằng giấy bìa hoặc GPLX mẫu mới [các hạng A1, A2, B1, B2, C, D, E, FE..] bị mất, hư hỏng, hết thời hạn hoặc bị thay đổi, sai thông tin của người có bằng sẽ được cấp đổi sang mẫu mới bằng nhựa PET.
- Giấy phép lái xe cũ còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục sử dụng, không bắt buộc phải đổi. GPLX không thời hạn [A1, A2, A3] được khuyến khích thực hiện đổi sang mẫu mới trước ngày 31/12/2020, nếu sau thời hạn này mới đổi thì cũng không bị xử lý và không buộc phải thi lại lý thuyết.

- Khi đổi GPLX ô tô thì trong hồ sơ xin cấp đổi phải có giấy khám sức khỏe. Còn nếu cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn [mô tô hạng A1, A2, A3] thì không cần phải có giấy khám sức khỏe. [Tham khảo quy định mới về giấy khám sức khỏe khi cấp GPLX: TẠI ĐÂY]
- Người có giấy phép lái xe còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn được phép đổi lại GPLX. Nếu bằng lái quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải đi thi sát hạch lại lý thuyết thì mới được cấp lại. Nếu quá hạn 01 năm trở lên, phải thi sát hạch lại lý thuyết và thực hành. [Tham khảo quy định mới nhất về đổi giấy phép lái xe: TẠI ĐÂY]

Người đổi giấy phép lái xe có thể nộp hồ sơ đổi GPLX tại một trong những địa điểm sau: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp GPLX; - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT nơi sinh sống, làm việc; - Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, Tp thuộc Trung ương; - Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

1.1 Người cần đổi GPLX đến trực tiếp địa điểm nêu ở trên, chuẩn bị và nộp hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận sức khỏe do Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa có đủ điều kiện cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại [trừ  trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc tách giấy phép lái xe]. 

- Xuất trình Giấy phép lái xe [nếu còn], chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND, CCCD [đối với người Việt Nam] hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng [đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu. [ghi thông tin và ký tại chỗ, không cần xác nhận].
- Hồ sơ thi GPLX gốc [trong trường hợp bị mất bằng làm lại, nếu có thì cầm theo, không bắt buộc]

  • LINK TẢI VỀ CÁC MẪU NÊU TRÊN

1.2 Sau khi nộp hồ sơ, người đổi bằng được chụp ảnh tại chỗ và thu lại giấy phép lái xe cũ [nếu có] [trừ GPLX do nước ngoài cấp] để cắt góc và giao lại tự bảo quản.

- Lệ phí cấp đổi Giấy phép lái xe theo mẫu mới là 135.000 đồng. [Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bằng]

- Nếu đổi bằng lái xe ô tô thì đóng thêm lệ phí khám sức khỏe đối với người lái xe [bao gồm xét nghiệm ma túy]: 360.000 đồng/người [quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh].

* Lưu ý

- Sau khi đóng lệ phí, nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành chụp ảnh trực tiếp để in lên bằng lái mới. Do đó, người đổi bằng phải đi trực tiếp, không ủy quyền được. - Khi nhận bằng mới thì các bằng cũ sẽ được cắt góc và trả lại cho người có bằng bảo quản. Trong thời gian chờ lấy bằng mới thì vẫn giữ bằng cũ để sử dụng.

- Nếu có nhiều bằng lái cũ [Ví dụ: bằng lái A1, A2, B2...] thì có thể đem hết các bằng lái hiện có và photo các bằng này đến nơi tiếp nhận hồ sơ để ghép lại thành 1 bằng chung. Lệ phí cũng tính là 135.000 đồng/người.

- Toàn bộ thông tin về GPLX mới sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu của Bộ GTVT. Người lái xe, cơ quan chức năng, các đơn vị sử dụng lái xe có thể tra cứu qua trang web //gplx.gov.vn/.

3. Các trường hợp không đổi được giấy phép lái xe mẫu mới

a] Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; GPLX quốc tế; GPLX của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; GPLX nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b] Giấy phép lái xe của ngành GTVT nhưng không có trong hệ thống thông tin GPLX, bảng kê danh sách, sổ quản lý cấp GPLX;

c] Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với GPLX quân sự do Bộ Quốc phòng cấp;

d] Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ [được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021], khi bị mất bằng lái xe mà điều khiển xe, nếu CSGT bị phát hiện thì sẽ lập biên bản về lỗi không có bằng lái xe. Nếu sau khi lập biên bản mà làm lại bằng lái xe và xuất trình cho CSGT thì sẽ chuyển sang phạt lỗi không mang theo bằng lái [xe mô tô: Phạt 100.000 - 200.000 đồng; xe ô tô: Phạt 200.000 - 400.000 đồng. Nếu không làm lại được, sẽ bị phạt về lỗi không có bằng lái [xe mô tô dưới 175cm3, phạt: 1 triệu - 2 triệu đồng, xe mô tô từ 175 cm3 trở lên, phạt: 4 - 5 triệu đồng; xe ô tô phạt: 10 - 12 triệu đồng].

Tham khảo: 18 mức phạt giấy tờ, đăng ký, bằng lái xe máy, mô tô mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề