Đại việt là gì

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Tên gọi Việt Nam.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Vị vua này đã đặt quốc hiệu nước ta là Đại Việt, tồn tại tới hơn 700 năm. Dưới thời trị vì của ông, Đại Việt là quốc gia hưng thịnh.

Đại Việt là quốc hiệu tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với 2 giai đoạn, từ năm 1054 đến 1400 và từ năm 1428 đến 1805. Vị vua đặt quốc hiệu Đại Việt cho nước ta là Lý Thánh Tông, vua thứ 3 của triều đại nhà Lý. Ông trị vì từ năm 1054 đến năm 1072.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", vua Lý Thánh Tông có tên húy là Lý Nhật Tôn, hoàng tử cả của vua Lý Thái Tông. Ông sinh tại kinh thành Thăng Long vào năm 1023.

Đánh giá về Lý Thánh Tông, sử gia Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê viết rằng: "Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt".

Lý Thánh Tông nổi tiếng là vị vua nhân từ, cai trị khoan dung. Theo sách "Đại Việt sử lược", ngay từ khi lên ngôi, vua đã cho đốt hết công cụ tra tấn, lấy đức khoan dung trị nước, giảm bỏ các hình phạt. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: “Tháng 6 âm lịch năm 1065, khi đang ngự ở điện Thiên Khánh để xét án, nhà vua chỉ vào Động Thiên công chúa đứng cạnh ông và tuyên bố: "Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".

Giống như nhiều vua triều Lý khác, Lý Thánh Tông rất coi trọng phát triển nông nghiệp. Vua từng ban chiếu khuyến nông để động viên nhân dân sản xuất, đi nhiều nơi xem dân gặt lúa, năm mất mùa lại cấp thóc giống cho nhân dân.

Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam" năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan. Không phụ sự ủy thác của chồng, Nguyên phi Ỷ Lan đã giúp vua cai trị đất nước hưng thịnh.

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", vua Lý Thánh Tông hiếm muộn về con cái, mãi tới hon 40 tuổi ông và Nguyên phi Ỷ Lan mới sinh được thái tử Lý Càn Đức. Ngay sau khi ra đời, Lý Càn Đức được phong làm thái tử, sau này lên ngôi, tức vua Lý Nhân Tông.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Kim Dung 23/11/2020 | 13:43 In bài viết

[Ngày Nay] - Đổi tên nước, cho xây một trong bốn công trình thuộc "An Nam tứ đại khí", đốt bỏ công cụ tra tấn..., ông đã được người dân mến phục.

  • icon

    Lý Anh Tông

  • icon

    Lý Nhân Tông

  • icon

    Lý Thánh Tông

Giải thích Vua Lý Thánh Tông chính là người cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

  • icon

    Lý Càn Đức

  • icon

    Lý Đức Chính

  • icon

    Lý Nhật Tôn

Giải thích Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh ngày 25/2 năm Quý Hợi 1023, là con trưởng của vua Lý Thái Tông, lên ngôi năm 1054, sau khi vua Lý Thái Tông mất.

  • icon

    Đổi tên nước

  • icon

    Mở rộng kinh thành

  • icon

    Thân chinh đi dẹp giặc ngoại xâm

Giải thích Sách Giản yếu sử Việt Nam có viết Lý Thánh Tông nổi tiếng thông minh, văn hay võ đều giỏi, giàu ý chí tự cường. Năm 1054, ngay sau khi lên ngôi, ông cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, nuôi hoài bão xây dựng đất nước thành một quốc gia văn minh hùng mạnh.

  • icon

    Khoảng 723 năm

  • icon

    Khoảng 725 năm

  • icon

    Khoảng 727 năm

Giải thích Quốc hiệu Đại Việt tồn tại không liên tục [gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh], kéo dài từ năm 1054 đến năm 1804, trải qua các triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 723 năm.

  • icon

    16 năm

  • icon

    18 năm

  • icon

    20 năm

Giải thích Trong 18 năm trị vì [từ năm 1054 - đến năm 1072], Lý Thánh Tông quan tâm đời sống mọi mặt của nhân dân nên được trăm họ mến phục.

  • icon

    Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu [Hà Nội]

  • icon

    Tháp Báo Thiên [Hà Nội]

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Năm Bính Thân [1056], nhà vua cho xây dựng ngôi chùa trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông thành Thăng Long. Chùa được đặt tên là Sùng Khánh Báo Thiên. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài văn minh [văn khắc chuông]". Đến năm Đinh Dậu [1057], mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài chục trượng, 12 tầng. Vì tháp nằm trong khuôn viên của chùa Sùng Khánh Báo Thiên nên về sau người ta thường gọi là tháp Báo Thiên. Tháp Báo Thiên cùng với chuông Quy Điền trong chùa Diên Hựu, vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh [Nam Định] và tượng ở chùa Quỳnh Lâm [Quảng Ninh] được xem là bốn công trình lớn của nước Nam “An Nam tứ đại khí” thời bấy giờ. Sau nhiều thăng trầm lịch sử, tháp Báo Thiên và chùa Sùng Khánh Báo Thiên đã không còn tồn tại. Nhà thờ lớn Hà Nội hiện nay là nền chùa Sùng Khánh và phố Nhà Thờ là nền Tháp Báo Thiên nổi tiếng thời Lý này.

  • icon

    Văn Miếu

  • icon

    Quốc Tử Giám

  • icon

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Giải thích Để khuyến khích việc học hành, mở mang dân trí, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu ở phía Nam kinh thành Thăng Long vào năm Canh Tuất [1070]. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến đây học”. Tuy nhiên, vua chỉ cho dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho dựng nhà Quốc Tử Giám.

  • icon

    Chiêm Thành

  • icon

    Nam Hán

  • icon

    Tống

Giải thích Giản yếu sử Việt Nam ghi do quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt đem quân thảo phạt, triệt phá kinh đô Trà Bàn bắt sống vua Chiêm Thành là Chế Củ. Sách Lịch sử Việt Nam ghi từ mùa hè năm 1068, vua Lý Thánh Tông đã cho sửa chữa và đóng thêm thuyền chiến. Vào đầu năm 1069, ngày 24/2, cuộc thân chinh bắt đầu, việc nước được trao cho Thái sư Lý Đạo Thành và Nguyên phi Ỷ Lan. Lý Thường Kiệt cùng vua giao chiến kịch liệt gần 4 tháng trên đất Chiêm và giành thắng lợi. Vua Chiêm phải mang 50.000 quân ra hàng quân Lý ở gần biên giới Chân Lạp. Sách Việt sử lược chép: "Mùa hạ, tháng 4, Nguyên soái Nguyễn [Lý] Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp". Tháng 7 năm đó, vua Lý đem quân về đến Thăng Long và dâng tù ở Thái miếu. Nhưng để được toàn mạng trở về nước, vua Chiêm Chế Củ xin dâng ba châu là châu Địa Lý, châu Ma Linh, châu Bố Chính [tỉnh Quảng Bình và phần phía Bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay] để chuộc mạng. Vua Lý Thánh Tông bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước. Sau chiến thắng này, thân thế của Đại Việt trở nên rất lớn. Nước Tống cũng phải kiêng nể. Còn Chiêm Thành thì hoàn toàn kính sợ và thần phục. Đến năm Tân Hợi [1071], Chiêm Thành đã phải cho sứ sang cống Đại Việt.

  • icon

    2 lần

  • icon

    3 lần

  • icon

    4 lần

Giải thích Trong suốt thời gian trị vì, vua Lý Thánh Tông đổi niên hiệu 4 lần: - Lần 1: Đổi Long Thụy Thái Bình thành Chương Thánh Gia Khánh [1059-1065]. - Lần 2: Đổi thành Long Chương Thiên Tự [1066-1067]. - Lần 3: Đổi thành Thiên Huống Bảo Tượng [1068]. - Lần 4: Đổi thành Thần Vũ [1069-1072]. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Hoàng Thái tử Lý Càn Đức, con của vua và Nguyên phi Ỷ Lan lên ngôi trước linh cữu vua.

[Ngày Nay] -  Bộ TN-MT đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng tại mỏ Bồng Miêu tại xã Tam Lãnh [H.Phú Ninh, Quảng Nam], một trong những mỏ vàng trữ lượng lớn nhất cả nước.

[Ngày Nay] -  Tờ Vientiane Times ngày 17/3 đưa tin việc xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane, Lào với cảng Vũng Áng, miền Trung Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11/2022.

[Ngày Nay] - Theo một nghiên cứu, 40% phụ nữ có triệu chứng mệt mỏi khi nhiễm biến thể Omicron, trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ là 33%. 

[Ngày Nay] - Ngày 17/3, Cuộc vận động thiết kế áo dài với chủ đề “Áo dài ra thế giới” chính thức được phát động, với mong muốn khơi nguồn cảm hứng về áo dài, quảng bá áo dài với bạn bè quốc tế.

[Ngày Nay] -  UBND quận Hoàn Kiếm [Hà Nội] đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch.

[Ngày Nay] -  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về việc xây dựng lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật khí thải Mức 4 [tương đương Euro 4] đối với phương tiện môtô, xe gắn máy sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới.

[Ngày Nay] -  Ngày 16/3 [rạng sáng 17/3/2022 theo giờ Việt Nam], Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%.

[Ngày Nay] -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều nơi tại  Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa dông trong hôm nay.

[Ngày Nay] - Theo nhận định, việc TAND Tối cao ra Quyết định kháng đề nghị Hội đồng thẩm phán huỷ Bản án Giám đốc thẩm của TAND cấp tại TP.HCM về vụ án Hoà Lân đặt ra nhiều vấn đề cần phải xử lý. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét xử lý những cá nhân liên quan đến sai phạm tại dự án Hoà Lân.

[Ngày Nay] - Ngày Rằm tháng Hai năm 544 trước Công nguyên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn. Trải qua gần 26 thế kỷ, con đường đạo chông gai mà Ngài đã chân trần bước những bước đầu tiên nay càng thênh thang rộng rãi.

Video liên quan

Chủ Đề