Bài văn mẫu lớp 4 tả đồ vật năm 2024

  1. Tả chi tiết: [10 – 15 dòng]: Tả các bộ phận của đồ vật [khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu]
  1. Tả công dụng của đồ vật [5-10 dòng]: từ 2-3 công dụng
  1. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó [3-4 dòng]

3. Kết bài mở rộng: [2-4 dòng]

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật [Em hãy coi nó như là một người bạn của mình.

Bài văn mẫu tả đồ vật em thích lớp 4 tham khảo

Tả chiếc bàn học

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.

Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

Tả chiếc cặp sách

“Mai ơi! Chị được mẹ mua cho cho chiếc cặp mới này”.

Đó là tiếng khoe khoang của chị tôi. Vừa nghe tiếng gọi, tôi chạy xuống nhà ngay cùng chị xách cặp lên. Hai chị em vừa xách cặp lên mùi thơm của vải mới đã bay vào mũi tôi. Không phải chỉ thơm mùi vải mới mà chiếc cặp được thiết kế rất hay. chiếc cặp hình chữ nhật, bốn góc lượn tròn. Tôi để ý thấy chiều dài của cặp là ba ba cm và rộng hai lăm cm. Toàn cặp được phủ màu vàng cam ấm áp như nắng mùa thu và viền đỏ au. Trên nắp cặp hình chú chó bông đang chổng mông lên trên, trông rất ngộ nghĩnh và có khoá nhựa đẻ chị thuận lợi mang cặp đến trường. Đằng sau cặp có hai quai đeo và một quai xách. “Rặp” tiếng khoá phát ra khi tôi và chị mở cặp. Bên trong cặp có bốn ngăn. gồm ba ngăn chính và một ngăn phụ. Ngăn phụ có khoá nho nhỏ để mở ra đóng vào. chiếc khoá như đầu tàu nhỏ. Chị bảo: “Ba ngăn chính chị sẽ đựng sách vở, còn ngăn phụ thì chị để hộp bút”. Có chiếc cặp này chắc chắn chị sẽ để sách vở được nhiều hơn mà mang đến trường không bị cồng kềnh. Nhìn nét mặt tươi rói của chị, tôi nghĩ chị rất vui vì có chiếc cặp này.

Tả chiếc bút chì

Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương.

Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hông Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt.

Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em khi dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.

Tả chiếc áo đồng phục

Mùa thu đã qua. Sang mùa đông. Một buổi sáng cũng như bao nhiêu buổi sáng khác, em bước trên giường xuống thấy trong người giá lạnh. Mẹ em bảo: “Hôm nay đi học con mặc chếc áo đồng phục mùa đông vào cho ấm”. Nhìn chiếc áo, em thấy dáng áo bo mặc trông rất khoẻ.

Chiếc áo đồng phục của em có hai màu: phần trên áo có màu trắng, phần dưới áo là màu xanh thẫm. Vải áo mềm mại, mặc chiếc áo lên em thấy rất tiện cho các hoạt động của lớp của trường. Áo có hai lớp mặc nên rất ấm. Áo kéo phec – mơ – tuya rất tiện kéo lên kín cổ rất ấm. Chiếc áo đồng phục của em, phần dưới của áo có hai túi chéo có viền màu trắng nổi bật trên nền vải màu xanh. Nách áo rộng, tay áo không qúa dài nên đủ để mặc một chiếc áo len ở trong. Phái bên tay trái áo có gắn phù hiệu của trường.

Tả đồ vật mà em yêu thích hay nhất [dàn ý + 6 mẫu]

Đề bài: Tả đồ vật mà em yêu thích.

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích

1. Mở bài gián tiếp: [3-4 dòng]

Giới thiệu đồ vật [Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?]

2. Thân bài

  1. Tả bao quát: [3-4 dòng]: Hình dáng, kích thước, màu sắc
  1. Tả chi tiết: [10 – 15 dòng]: Tả các bộ phận của đồ vật [khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu]
  1. Tả công dụng của đồ vật [5-10 dòng]: từ 2-3 công dụng
  1. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó [3-4 dòng]

3. Kết bài mở rộng: [2-4 dòng]

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật [Em hãy coi nó như là một người bạn của mình].

Tả đồ vật em yêu thích – đàn piano

“Đồ… rê…mi… pha… son…” Mỗi tối, gian phòng khách nhà tôi lại rộn vang tiếng tập đàn. Tròn 9 tuổi, bố tặng tôi một món quà lớn bất ngờ, chính là cây đàn piano “khổng lồ”. Đây là điều tôi thầm ao ước có được từ ngày chơi piano đồ chơi.

Tôi gọi nó là chiếc đàn khổng lồ bởi nó phải to gấp nhiều lần chiếc đàn mini bằng nhựa. Cây piano của tôi có dáng hình giống như một chiếc hộp lớn được dựng đứng. Chiếc hộp ấy được phủ một lớp sơn màu đen, sáng bóng. Màu đen này giúp cây dàn thêm phần sang trọng. Chân đàn cao chừng một mét, rất vững chắc khi nâng đỡ phần thân. Thân đàn được làm từ gỗ vân sam cứng chắc. Những phím đàn với hai màu đen trắng đan xen như xếp hàng để chuẩn bị hòa bản hợp ca của mình. Ngay phía trên hàng phím đàn là dòng chữ trắng Yamaha được khắc ngay ngắn. Bảo vệ mặt đàn chính là một chiếc nắp đậy lớn, có thể đậy kín đàn. Chiếc nắp này cứng chắc, có thể lật lên đậy xuống được. Phía tay trái mặt đàn, người ta thiết kế một nút tròn nho nhỏ để bật tắt đàn. Chỉ cần bật đàn lên, tôi có thể nhẹ lướt trên các phím để tạo ra những nốt nhạc vang rộn. Nhưng để đàn cất tiếng, ta phải kể tới chiếc dây cắm điện dài màu đen.

Ngày mới mua về, tôi chưa biết chơi, chỉ ấn mấy phím để nó phát ra tiếng là thấy vui thú rồi. Sau một thời gian học cùng các bạn ở trường, tôi đã chơi được những bản nhạc du dương, êm ái, vui nhộn. Có lần, tôi đang tập đàn thì cô em gái chạy sang đòi chơi cùng. Tôi nhất định không cho, cứ xua đuổi em. Em mếu máo rồi chạy sang úp mặt xuống thành ghế sofa. Tôi thấy vậy, cảm giác vô cùng ấm ức bởi mình không làm gì em mà em lại giận dỗi vô cớ. Tôi gõ những phím đàn thật mạnh để trút giận. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật trẻ con và không biết gìn giữ cây đàn.

Mỗi ngày, tôi đều gìn giữ chiếc đàn của mình bằng cách lau nó thật sạch sẽ với chiếc chổi lông mềm mịn. Nhờ có cây đàn, tôi đã tìm thấy niềm yêu thích của mình. Tôi hi vọng, cây đàn sẽ luôn đồng hành cùng tôi cất những bản nhạc tuyệt vời nhất.

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc cặp sách

  1. Mở bài

– Cái cặp là vật dụng gần gũi với em nhất.

– Cặp được mẹ mua cho vào dịp đầu năm học mới.

II. Thân bài

  1. Tả bao quát

– Cặp hình hộp chữ nhật.

– Làm bằng vải bò, có quai đeo.

  1. Tả chi tiết

– Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.

– Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.

– Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.

– Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.

– Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.

– Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.

– Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.

– Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.

– Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.

III. Kết bài

– Cặp giúp em bảo quản sách vở.

– Cặp đồng hành với em tới trường.

– Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.

– Em xem cặp như người bạn thân.

– Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.

Tả đồ vật em yêu thích – tả chiếc cặp sách

Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, mẹ dẫn em đi chợ và tùy em lựa chọn.

Em đã chọn cho mình một chiếc cặp màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lung. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to bằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lung. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất em vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng.

Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng.

Chiếc cặp sách của em có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ chia ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. Trong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như bi, vòng thổi để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.

Nhìn tổng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40 cm, chiều rộng gần 30 cm. Mẹ bảo khi em đeo cặp ở sau lưng thì chiếc cặp dường như to hơn người em.

Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc bàn học

  1. Mở bài

– Giới thiệu về cái bàn học ở lớp em. Đó là cái bàn học ở lớp của em năm nào? Bàn liền ghế hay bàn và ghế rời nhau?

  1. Thân bài

– Tả hình dáng cái bàn em ngồi học ở lớp:

+ Chiều dài của bàn là bao nhiêu? [khoảng 40 cm].

+ Chiều ngang của bàn là bao nhiêu? [khoảng 35 cm].

+ Chiều cao của bàn, của ghế? [bàn cao khoảng 65cm, ghế cao khoảng 40cm].

+ Màu sắc của bàn: Bàn có màu nâu nhạt, quét một lớp sơn bóng.

– Công dụng của bàn: giúp em học tập.

  1. Kết bài

– Tình cảm của em đối với bàn: Bàn như người bạn thân thiết của em. Em luôn lau bàn sạch sẽ và không dùng dao khắc vào bàn. Sau khi học xong, trước lúc ra về, em thường gấp bàn lại cẩn thận.

Tả đồ vật em yêu thích – tả chiếc bàn học

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh vecni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đồ dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan. Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Úp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc đồng hồ báo thức

  1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em [Ai mua? Vào lúc nào?]

– Nhân dịp đầu năm học mới

– Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức

II. Thân bài:

  1. Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu

– Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.

– Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa

– Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.

– Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.

  1. Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..

– Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.

– Có 12 chữ số màu trắng, viền đen

– Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức

– Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.

– Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.

III. Kết bài:

– Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.

– Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ

– Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Tả đồ vật em yêu thích – tả chiếc đồng hồ báo thức

Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhất là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi.

Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gãy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình em cũng sum họp một lần.

Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi.

Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây của mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – chiếc bút máy

  1. Mở bài

– Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

– Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

  1. Thân bài

* Tả bao quát cái bút

– Chiếc bút bằng chất liệu gì?, màu sắc của cây bút [vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc], Cây bút có kích thước như thế nào [dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em].

* Tả chi tiết

– Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại, Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

– Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bắng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

– Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

  1. Kết bài

– Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

– Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

Tả đồ vật em yêu thích – tả chiếc bút máy

Trong suốt thời gian cắp sách đến trường, sách, vở và bút là những thứ mà em luôn coi đó là những người bạn và đó cũng là những vật dụng không thể thiếu đối với người học sinh. Trong những vật dụng đó thì em yêu quý nhất là cây bút máy của em, thứ kỉ niệm mà bố em đã tặng nhân ngày sinh nhật.

Em vẫn còn nhớ cái hôm đó buổi sinh nhật mà em cảm thấy vui và hạnh phúc nhất, đó là món quà đầu tiên mà ba em đã tặng cho em sau nhiều năm công tác xa nhà. kể từ đó em luôn trân trọng, giữ gìn và sử dụng nó hàng ngày vào công việc học tập của em. phần thân cây bút được làm bằng nhựa có màu đen tuyền, nắp của chiếc bút thì lại được làm bằng nhôm có màu bạc trắng bóng, bên trong ngòi bút được làm bằng thép không gỉ. Nhìn qua thì chiếc bút có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại mang một nét rất đặc biệt và khá tinh xảo trong thiết kế. Tuy là chiếc bút này có cùng cấu tạo và chức năng sử dụng như những chiếc bút khác, nhưng em cảm nhận được sự khác biệt tới từ chiếc bút này, từ khi em sử dụng nó những nét viết trở nên gọn gàng hơn. Nét viết từ bút viết ra mực ra đều nét chữ rõ ràng không bị nhòe. Góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp cho em, nhờ đó mà kết quả học tập của em cũng ngày một tiến bộ hơn.

Em thầm cảm ơn bố đã tặng cho em món quà rất ý nghĩa này, ở trường hay khi ở nhà cây bút đó luôn là người bạn và cũng là một kỉ niệm sẽ theo em trong quãng đời học sinh, mỗi lần nhìn thấy và sử dụng nó cũng như em đang được thấy ba mình nơi phương xa…

Dàn ý Tả đồ vật em yêu thích – hộp bút

  1. Mở bài: giới thiệu hộp bút

Vào năm học mới, để khuyến khích em học tập tốt hơn nên ba mẹ đã mua tặng em một chiếc hộp bút. Em rất thích chiếc hộp bút mà ba mẹ mua tặng em, em luôn bảo vệ và giữ gìn nó sạch sẽ. Khi mang hộp bút đến lớp các bạn đều khăn đều khen em có chiếc hộp bút đẹp, em rất tự hào về chiếc bạn học của mình.

II. Thân bài: tả hộp bút

1. Tả bao quát hộp bút

– Hộp bút được làm bằng vải

– Hộp bút màu hồng

– Hộp bút hình chữ nhật

– Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm

– Bên ngoài hộp bút được trang trí là hình con mèo kitty

2. Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút

– Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút chì,….

– Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi

– Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa

– Hộp bút mở giống như một quyển sách

– Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút

– Đây là món quà ba mẹ tặng nên em rất trân trọng

– Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ

– Em sẽ giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ hộp bút

Tả đồ vật em yêu thích – tả hộp bút

Trong số các đồ dùng học tập đã gắn bó với em suốt một năm học qua, nào là sách, vở, thước, bút,…..nhưng trong số đó, em thích nhất là cái hộp bút mà mẹ đã tặng em nhân dịp sinh nhật lần thứ 8.

Ôi chao! Cái hộp bút mới xinh xắn làm sao! Nó được làm bằng vải chống thấm nước cực kì đặc biệt. Toàn thân bao phủ một màu xanh tươi của cây cỏ, hoa lá. Phía trước nó là mảnh giấy với kích thước 20 x 5 [cm] kèm theo là một màu hồng vô cùng nổi bật. Dòng chữ SAY HELLO được viết theo kiểu chữ sáng tạo, bên cạnh dòng chữ ấy là hình vẽ một chú thỏ nhỏ nhắn xinh xinh. Nhìn vào em cảm thấy thích thú vô cùng! Những đường chỉ may quanh nó được viền chắc chắn, để dày cái lớp vỏ ấy, người làm đã khâu thêm một đường dây kéo cho chúng em tiện để bút. Cái hộp bút có 2 ngăn, một ngăn lớn hơn và một ngăn nhỏ hơn. Ngăn lớn em dùng để đựng các loại bút, gôm, thước, và compa,….. Ngăn bé hơn em ưu tiên cho các đồ dùng bé nhỏ như phấn. Mỗi lần một tuần, em lại để dành một chút thời gian để tắm rửa cho nó nên nó luôn mới và đẹp.

Em yêu quý cái hộp bút này lắm. Mỗi khi buồn, em thường chia sẻ với nó, và nó như hiểu ý em, vẫn chăm chú nghe từng câu chuyện của em. “ Chị yêu em lắm, hãy tiếp tục đồng hành với chị trong mọi lúc, mọi nơi em nhé! “ Đó chính là câu nói em dành cho cái hộp bút thân thương.

Chủ Đề