Bài tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ năm 2024

BÀI TẬP VÈ BIỆN PHÁP TU TỪ

Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học?

Gợi ý: Trả lời:

- Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này

được ghi trong từ điển.

- Ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữ cảnh) không tạo ra

ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không

phải là phương thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ.

Bài 2: Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau :

  1. Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu bấy nhiêu.

  1. Qua đình nghả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.

Bài 3: So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào ?

A, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn (So sánh không ngang bằng- sử dụng từ so sánh “hơn”.)

B, Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

(So sánh ngang bằng, sử dụng từ so sánh “ như”)

C, Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi , dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.(So sánh ngang bằng sử dụng từ so sánh “như”)

D, Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.(vừa có so sánh ngang bằng sử dụng từ so sánh “như”, vừa có so

sánh không ngang bằng sử dụng từ so sánh “ hơn”).

Bài tập 4 : Tìm 5 thành ngữ có sử dụng so sánh và đặt câu với chúng

Bài tập 5:

Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu bấy nhiêu.

Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.

*Từ so sánh : Bao nhiêu- Bấy nhiêu.

Bài tập 6: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:

Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Bầu trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

\=> Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh

Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay... Nền trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí

tưởng tượng bay bổng của nhà thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của

thời đại chống Mĩ.

Bài tập 2: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài ca dao sau

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Bài tập 7: xác định các biệp pháp tu từ từ vựng trong các ví dụ sau:

- Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

- Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao dời

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có _____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1. quan hệ tương cận
  1. điểm gần gũi
  1. nét tương đồng
  1. sự giống nhau y hệt

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

  1. Ẩn dụ hình thức
  1. Ẩn dụ cách thức
  1. Ẩn dụ phẩm chất
  1. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

(Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.)

Câu 3 : Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  1. Ẩn dụ hình thức
  1. Ẩn dụ cách thức
  1. Ẩn dụ phẩm chất
  1. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.

Câu 4 : Bài thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Buổi sáng em xa chi

Cho chiều, mùa thu đến

Để lòng anh hóa bến

Cho thuyền em ra đi!

(Lòng anh làm bến thu - Chế Lan Viên)

  1. Ẩn dụ hình thức
  1. Ẩn dụ cách thức
  1. Ẩn dụ phẩm chất
  1. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Đoạn thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. Ẩn dụ hình thức
  1. Ẩn dụ cách thức
  1. Ẩn dụ phẩm chất
  1. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Từ ẩn dụ là “khuôn trăng” có nghĩa là khuôn mặt Thúy Vân đầy đặn và tròn như mặt trăng. Nói lên vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Câu 6 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1. quan hệ tương đồng
  1. quan hệ gần gũi
  1. nét giống nhau
  1. sự liên quan

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 7 : Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  1. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  1. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  1. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Sen – mùa hạ, cúc – mùa thu; diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

Câu 8 : Đoạn thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Cả làng quê, đường phố

Cả lớn nhỏ, gái trai

Đám càng đi càng dài

Càng dài càng đông mãi.

(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)

  1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  1. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  1. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  1. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.

Câu 9 : Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.

(Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson)

  1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  1. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  1. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  1. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Câu 10 : Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)

  1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  1. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  1. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
  1. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Sợi dây xích → tình trạng bị giam cầm, mất tự do, nô lệ.

Bài giảng: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Trắc nghiệm bài Vận nước
  • Trắc nghiệm bài Cáo bệnh, bảo mọi người
  • Trắc nghiệm bài Hứng trở về
  • Trắc nghiệm bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
  • Trắc nghiệm bài Cảm xúc mùa thu

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Bài tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ năm 2024

Bài tập về các biện pháp tu từ ẩn dụ năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Có bao nhiêu biện pháp tu từ lớp 11?

Biện pháp so sánh;.

biện pháp ẩn dụ;.

Biện pháp hoán dụ;.

Biện pháp nhân hóa;.

Biện pháp điệp ngữ;.

Biện pháp nói giảm - nói tránh;.

Biện pháp nói quá;.

Biện pháp liệt kê;.

Có bao nhiêu biện pháp tu từ lớp 6?

Trả lời: - Biện pháp tu từ được chia làm 10 loại chính là: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ, phép đối. Xem thêm các câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay, chi tiết khác: Thơ là gì?nullBiện pháp tu từ được chia làm mấy loại? Kể tên? - Lớp 6 - VietJackvietjack.com › bien-phap-tu-tu-duoc-chia-lam-may-loai-ke-ten-vj2022null

Thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ lớp 6?

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.nullCác biện pháp tu từ và tác dụng của các biện ... - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › phap-luat › cac-bien-phap-tu-tu-va-tac-dung-cua-cac...null

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có sự tương đồng. Thay vì diễn đạt và miêu tả trực tiếp, người ta sử dụng biện pháp ẩn dụ để gợi mở ý nghĩa đã chiều và sâu sắc hơn.nullTÌM HIỂU BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HÓA, ẨN DỤ, HOÁN ...vietelite.edu.vn › tim-hieu-bien-phap-tu-tu-so-sanh-nhan-hoa-an-du-hoan-dunull