Bài tập sinh học 10 học klif 2

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 10 năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Đề cương học kì 2 môn Sinh học 10 gồm sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số bài tập trắc nghiệm, tự luận. Thông qua đề cương ôn thi học kì 2 Sinh 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương học kì 2 Ngữ văn 10, đề cương học kì 2 Toán 10.

Đề cương học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

  1. Nội dung ôn tập

Chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng

  • Khái niệm, đặc điểm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
  • Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
  • Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
  • Phân biệt các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực.
  • Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến sinh trưởng của vi sinh vật. Tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
  • Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong bảo quản thực phẩm.
  • Nêu một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn [sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...].
  • Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.
  • Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người, trong thực tiễn.

- Vận dụng, giải thích được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật [sữa chua, dưa chú, bánh mì,…].

Chương 7: Virus và ứng dụng

  • Cấu tạo của virus. 5 giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus. Đặc điểm giai đoạn sinh tổng hợp của virus trong tế bào chủ.
  • Bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm. Cách phòng chống một số bệnh do virus ở người và động vật.
  • Ứng dụng virus trong y học và trong thực tiễn.
  • Cơ chế gây bệnh do virus dựa vào các giai đoạn nhân lên của
  • Giải thích vì sao các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
  • Phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, động vật [HIV, cúm,sởi,...].
  1. Hình thức kiểm tra
  • Thời gian: 45 phút
  • 30% trắc nghiệm – 70% tự luận
  1. Một số câu hỏi ôn tập

Câu 1: Vi khuẩn lam có hình thức dinh dưỡng giống với

  1. tảo đơn bào
  2. trùng giày
  3. vi khuẩn lactic
  4. nấm men

Câu 2: Pha đầu tiên của kì trung gian là:

  1. Pha G1
  2. Pha S
  3. Pha G2
  4. Pha M

Câu 3: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở kì sau của nguyên phân?

  1. Thoi phân bào biến mất
  2. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện
  3. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
  4. Các NST tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào

Câu 4: Ở E.coli, cứ 20 phút tế bào phân chia một lần. Một nhóm tế bào sau 1 giờ nuôi cấy thì người ta đếm được 40 cá thể. Số lượng tế bào ban đầu là:

  1. 5
  2. 4
  3. 10
  4. 6

Câu 5: Nuôi cấy liên tục khác với nuôi cấy không liên tục ở điểm nào sau đây?

  1. Chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung
  2. Không có pha cân bằng
  3. Pha lũy thừa rất ngắn
  4. Sinh khối không được lấy ra khỏi môi trường nuôi cấy

Câu 6: Vi khuẩn sống trong miệng người chủ yếu thuộc nhóm:

  1. ưa kiềm nhẹ
  2. ưa acid
  3. ưa trung tính
  4. ưa khô

Câu 7: Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào có chu kì tế bào dài nhất?

  1. Tế bào hồng cầu
  2. Tế bào gan
  3. Tế bào thận
  4. Tế bào xương

Câu 8: Bao đuôi của phage co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

  1. Hấp phụ
  2. Sinh tổng hợp
  3. Lắp ráp
  4. Xâm nhập

Câu 9: Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vi khuẩn nào dưới đây?

  1. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh
  2. Vi khuẩn lactic
  3. Vi khuẩn lam
  4. Vi khuẩn nitrate hóa

Câu 10: Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh:

  1. diệt khuẩn không có tính chọn lọc
  2. diệt khuẩn có tính chọn lọc
  3. giảm sức căng bề mặt
  4. oxy hóa các thành phần tế bào

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Bình được nước đường để lâu có mùi chua do có sự tạo acid hữu cơ nhờ vi sinh vật.
  2. Nhờ proteaza của vi sinh vật mà protein được phân giải thành các amino acid.
  3. Làm tương và nước mắm đều là ứng dụng của quá trình phân giải polysaccharide.
  4. Bình đựng nước thịt để lâu có mùi thối do sự phân giải protein tạo các khí NH3, H2S ...

Câu 12: Chất hữu cơ không phải là nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật nào dưới đây?

  1. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
  2. Vi khuẩn nitrate hóa
  3. Nấm men
  4. Trùng giày

Câu 13: Có bao nhiêu biện pháp đúng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễn do virus gây ra?

  1. Tiêm vaccine
  2. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
  3. Đảm bảo an toàn trong truyền máu
  4. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
  5. Vệ sinh ăn uống
  6. Quan hệ tình dục an toàn
  1. 5
  2. 3
  3. 4
  4. 6

Câu 14: Các loại đồ ăn, thức uống, quần áo, đồ dùng trong gia đình ... có vi khuẩn, nấm sinh sống thì môi trường sống đó của vi sinh vật được gọi là:

  1. Môi trường tự nhiên
  2. Môi trường bán tổng hợp
  3. Môi trường tổng hợp
  4. Môi trường nuôi cấy liên tục

Câu 15: Những hợp chất nào sau đây là chất ức chế sinh trưởng:

  1. Protein, lipid, carbohidrate.
  2. Nước muối, nước đường
  3. Vitamin, amino acid, base nito
  4. Cồn, iodine, cloramin, chất kháng sinh

Câu 16: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của virus trong thực tiễn?

  1. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
  2. Sản xuất vaccine
  3. Sản xuất rượu
  4. Sản xuất Inteferon.

........

  1. Phần tự luận

Câu 1 Hãy nêu khái niệm và các đặc điểm của virus.

Câu 2: Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.

Câu 3 Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lý để tiêu diệt hoặc ức chế vì sinh vật trong bảo quản thức ăn.

Câu 4. Hãy giải thích tại sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.

..............

Đề cương học kì 2 Sinh học 10 Cánh diều

  1. Trắc nghiệm

Câu 1: Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính không có ở:

  1. xạ khuẩn
  2. vi khuẩn quang dưỡng màu tía
  3. nấm men rượu
  4. thủy tức

Câu 2: Nhóm chất nào dưới đây có khả năng làm bất hoạt protein?

  1. Hợp chất bạc
  2. Forrmadehyde
  3. Hợp chất thủy ngân
  4. Tất cả các đáp án

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

  1. Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé
  2. Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại
  3. Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm
  4. Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất nhanh.

Câu 4: Từ một tế bào 2n của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ NST:

  1. 2n kép
  2. n đơn
  3. 2n đơn
  4. n kép

Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào có số lượng tế bào sinh ra nhiều hơn lượng tế bào chết đi?

  1. Suy vong
  2. Lũy thừa
  3. Tiềm phát
  4. Cân bằng

Câu 6: Chất nào dưới đây không được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi và dùng trong công nghiệp thực phẩm?

  1. Cloramin
  2. Natri hipoclorit
  3. Rượu iodine
  4. Cả A, B, C

Câu 7: “Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzyme cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất” là những đặc điểm của giai đoạn nào trong nuôi cấy không liên tục?

  1. Lũy thừa
  2. Cân bằng
  3. Tiềm phát
  4. Suy vong

Câu 8: Ánh sáng đặc biệt quan trọng với vi khuẩn nào dưới đây?

  1. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh
  2. Vi khuẩn lactic
  3. Vi khuẩn lam
  4. Vi khuẩn nitrate hóa

Câu 9: Gai glycoprotein là cấu trúc có ở thành phần nào của virus sởi?

  1. Vỏ ngoài
  2. Lõi nucleic acid
  3. Nucleocapsid
  4. Vỏ capsid

Câu 10: Chất vô cơ là nguồn năng lượng của vi sinh vật nào sau đây?

  1. Vi khuẩn nitrate hoá
  2. Vi khuẩn lactic
  3. Nấm mucor
  4. Vi khuẩn lam

Câu 11: Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?

  1. Màng tế bào
  2. Lông và roi
  3. Lông nhung và pili
  4. Peptidoglycan

Câu 12: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân?

  1. Kì đầu II
  2. Kì cuối I
  3. Kì giữa II
  4. Kì đầu I

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

  1. Là chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
  2. Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
  3. Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố đó.
  4. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.

Câu 14: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau là đặc trưng chung của vi sinh vật?

  1. Tốc độ trao đổi chất nhanh
  1. Sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn ở thực vật và động vật
  1. Cấu tạo cơ thể phức tạp
  1. Tốc độ trao đổi chất chậm
  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Câu 15: Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn không dựa trên đặc điểm nào sau đây?

  1. Tổng hợp và phân giải các chất nhanh
  2. Đa dạng di truyền.
  3. Phổ sinh thái và dinh dưỡng hẹp.
  4. Sinh trưởng nhanh,

Câu 16: Hiện nay trên thị trường có các loại bột giặt sinh học. Bột giặt sinh học được hiểu theo nghĩa nào sau đây?

  1. Có chất tẩy rửa tổng hợp
  2. Chứa enzyme và nhiều chất tẩy rửa khác nhau.
  3. Chứa một loạt nhiều enzyme từ vi sinh vật
  4. Chứa một loại chất tẩy rửa đặc thù.

Câu 17: Những đại diện nào sau đây sử dụng hình thức dinh dưỡng hóa tự dưỡng?

  1. Vi khuẩn nitrate hóa 2] Nấm men
  1. Vi khuẩn lam 4] Trùng roi
  1. Vi khuẩn oxy hóa hydrogen
  1. 3
  2. 5
  3. 2
  4. 4

Câu 18: Sự phát triển của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục không bao gồm pha:

  1. lũy thừa
  2. suy vong
  3. tiềm phát
  4. cân bằng

Câu 19: Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?

  1. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục.
  2. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
  3. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi.
  4. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.

Câu 20: Phage T4 có thụ thể nằm ở

  1. vỏ capsid.
  2. glycoprotein.
  3. lõi nucleic acid.
  4. đầu tận cùng của lông đuôi.

Câu 21: Sinh vật nào sau đây không làm lây virus từ cây bệnh sang cây khỏe?

  1. Côn trùng.
  2. Động vật ăn thực vật.
  3. Động vật ăn thịt.
  4. Nấm.

Câu 22: Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, không sử dụng biện pháp nào sau đây?

  1. Ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  2. Không mua bán các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc.
  3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết; cần giết mổ và sử dụng ngay để tránh lãng phí.
  4. Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.

Câu 23: Đâu không phải là ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật?

  1. Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.
  2. Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.
  3. Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.
  4. Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator.

Câu 24: Hình thức sinh sản nào dưới đây chỉ có ở vi sinh vật nhân thực?

  1. Phân đôi.
  2. Nảy chồi.
  3. Hình thành bào tử vô tính.
  4. Hình thành bào tử tiếp hợp.

Câu 25: Virus chui vào tế bào sau đó cởi vỏ để giải phóng nucleic acid vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?

  1. Hấp phụ
  2. Xâm nhập
  3. Sinh tổng hợp
  4. Giải phóng

Câu 26: Kiểu chuyển hóa vật chất nào sau đây sinh ra nhiều ATP nhất?

  1. Lên men
  2. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn
  3. Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn
  4. Hô hấp kị khí

Câu 27: Vi sinh vật có thể bị hấp thụ được chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?

  1. Nhập bào
  2. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất
  3. Vận chuyển qua các kênh trên màng
  4. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm.
  2. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho con người, vật nuôi và con người.
  3. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người.
  4. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường.

Câu 29. Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?

  1. Màng tế bào
  2. Lông và roi
  3. Lông nhung và pili
  4. Peptidoglycan

.............

  1. Phần tự luận

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và các đặc điểm của virus.

Câu 2 Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.

Câu 5 Phân biệt phương thức lây truyền ngang và lây truyền dọc của virus trên người và động vật.

Câu 5 Tại sao những người bị hội chứng HIV-AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy?

Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.

Câu 6 Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?

..........

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT………

TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----ba----

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II - NĂM 2022 - 2023

Môn: SINH HỌC 10 SÁCH KNTTVCS

Thời gian làm bài: 45 phút

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM [7 điểm]

Câu 1: Thông tin giữa các tế bào là quá trình

  1. tế bào xử lý và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  2. tế bào phản ứng trả lời các tác nhân kích thích từ ngoài môi trường.
  3. tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  4. tế bào tiếp nhận, xử lý và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 1.1: Khi nói về thông tin giữa các tế bào, nhận định nào sau đây đúng?

  1. Chỉ xảy ra ở sinh vật đa bào như thực vật, động vật và người
  2. Mỗi loại tế bào chỉ tiếp nhận một loại thông tin nhất định
  3. Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác
  4. Quá trình tế bào tiếp nhận tín hiệu, phân tích và thực hiện tất cả các chức năng của mình

Câu 1.2: Truyền tin giữa các tế bào là

  1. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  2. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  3. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  4. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 2: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể, đây là đặc điểm của quá trình nào?

  1. Quá trình tiếp nhậ
  2. Quá trình hoạt hóa
  3. Quá trình xử lý
  4. Quá trình đáp ứng

Câu 2.1: Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:

  1. Thay đổi hoạt động của tế bào đích

II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể

III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết

IV. Truyền tin nội bào

  1. III II IV I
  2. I II III IV
  3. II III I IV
  4. IV II I III.

Câu 2.2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

  1. truyền tin cận tiết.
  2. truyền tin nội tiết.
  3. truyền tin qua synapse.
  4. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Câu 3: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
  2. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
  3. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
  4. Chu kỳ tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.

Câu 3.1: Phát biểu nào sau đúng về chu kì tế bào?

  1. Chu kì tế bào là khoảng thời gian sống của một tế bào từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào chết đi
  2. Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới
  3. Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau là giống nhau trên cùng một cơ thể
  4. Chu kì tế bào là trình tự diễn biến các hoạt động sống diễn ra trong tế bào, từ khi tế bào hình thành đến khi tế bào chết đi.

Câu 3.2: Chu kì tế bào là

  1. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
  2. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.
  3. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.
  4. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 4: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

  1. Kì sau II, kì cuối II
  2. Kì đầu II, kì sau II
  3. Kì đầu II, kì giữa II
  4. Kì đầu II, kì sau II và kì cuối II

Câu 4.1: Trong giảm phân II, các NST ở trạng thái dãn xoắn có ở:

  1. kì đầu II
  2. kì giữa II
  3. kì sau II
  4. kì cuối II

Câu 4.2: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  1. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
  2. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
  3. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
  4. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.

Câu 5: Cho các phát biểu sau về kì trung gian:

[1]. Có 3 pha: G1, S và G2

[2]. Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

[3]. Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép

[4]. Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào Những phát biểu đúng về kì trung gian là

  1. [1], [2]
  2. [3], [4]
  3. [1], [2], [3]
  4. [1], [2], [3], [4]

Câu 5.1: “ Các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào được tổng hợp”. Đây là diễn biến của pha nào ở kì trung gian?

Chủ Đề