Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024

Bài viết Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm hay nhất, chi tiết với bài tập minh họa có lời giải sẽ giúp học sinh nắm vững Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm từ đó biết cách làm bài tập về tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm.

Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm hay nhất

Khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm sẽ có những phản ứng nào xảy ra. Để giải chính xác dạng bài toán này ta cần nắm rõ các công thức nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

1. Công thức:

Dạng bài tập P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm thực chất là axit H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm. Do P2O5 tác dụng với nước có trong dung dịch kiềm:

3H2O + P2O5 → 2H3PO4

Xét tỉ lệ T =

Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024

- Nếu T ≤ 1 thì tạo muối: H2PO4-

- Nếu 1 < T < 2 thì tạo 2 muối: H2PO4-và HPO42-

- Nếu T = 2 thì tạo muối: HPO42-

- Nếu 2 < T < 3 thì tạo 2 muối: HPO42-và PO43-

- Nếu T ≥ 3 thì tạo muối PO43-

*Nếu cả hai chất tham gia đều hết: nOH- = nH2O

*Nếu OH- dư: nOH- p/ư = nH2O = 3.nH3PO4

Ví dụ: Cho 21,30 gam P2O5 vào 440 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  1. 50,60 gam. B. 57,20 gam C. 52,70 gam. D. 60,05 gam.

Hướng dẫn giải:

Ta có: = 0,15 mol → nH3PO4= 2.nP2O5= 0,3 mol.

Ta có nNaOH = 440.0,1 = 44 gam → nNaOH = 1,1 mol.

Xét T =

Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024
\= 3,6667 > 3 → NaOH dư (phản ứng chỉ tạo muối Na3PO4)

Phương trình hóa học: 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

→ nH2O= 3nH3PO4= 0,9 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

→ mrắn = 0,3.98 + 44 – 0,9.18 = 57,2 gam

→ Chọn B

2. Bạn nên biết

Khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau:

OH- + H3PO4 → H2PO4- + H2O

2OH- + H3PO4 → HPO42- + 2H2O

3OH + H3PO4 → PO43- + 3H2O

3. Kiến thức mở rộng

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài tập.

Định luật bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

Định luật bảo toàn nguyên tố: nP = nH3PO4= 2.nP2O5; nNaOH (hoặc KOH) =nOH-

Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  1. 6,886. B. 7,81. C. 8,52. D. 12,78.

Hướng dẫn giải:

Đặt nP2O5 = a → mP2O5= m = 142a (1)

Ta có nH3PO4 = 2.nP2O5= 2a → nNaOH phản ứng = 6a = nH2O

→ nNaOH bđ = 0,2535.2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

→ 98.2a + 40.0,2535.2 = mr + 18.6a

→ 3m – 88a = 20,28 (2)

Từ (1) và (2) → m = 8,52 gam; a = 0,06 mol

→ Chọn C

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024
Bài tập p2o5 tác dụng với dung dịch kiềm năm 2024
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm - Tùy theo tỉ lệ mol giữa H3PO4 và OH- có thể có một muối duy nhất hoặc hỗn hợp hai muối. - Các phản ứng có thể xảy ra: H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2 NaOH → Na2HPO4 + 2H2O H3PO4 + 3 NaOH → Na3PO4 + 3H2O Sau đó, bảo toàn nguyên tố P hoặc Na để tính các muối đặt ẩn và giải hệ. Hoặc đặt ẩn giải hệ. Đặt t = nOH- /nH3PO4 + t = 1 : Chỉ có muối NaH2PO4 + t = 2 : Chỉ có muối Na2HPO4 + t = 3: Chỉ có muối Na3PO4 + 1 < t < 2: tạo 2 muối Na2HPO4 và NaH2PO4 + 2 < t < 3: tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4 Ví dụ: Trộn lẫn 250 ml dung dịch KOH 0,15 M với 150 ml dung dịch H3PO4 0,1 M được dung dịch A.

  1. Tính nồng độ mol của các chất tan trong A
  2. Thêm 0,3 g NaOH vào dd A được dd B. Tính nồng độ mol các ion trong B? Giải: Ta có: nKOH = 0,0375 mol; nH3PO4 = 0,015 mol Lập tỉ lệ: 2 < nKOH/nH3PO4 = 2,5 < 3 \=> Tạo 2 muối K2HPO4:a mol và K3PO4: b mol Bảo toàn nguyên tố K, ta có: 2a + 3b = nKOH = 0,0375 Bảo toàn nguyên tố P, ta có: a + b = 0,015 mol Giải hệ suy ra:a = b = 7,5.10^-3 (mol) \=> CM (K2HPO4) = CM(K3PO4) = 0,03M
  3. nNaOH = 7,5.10^-3 HPO4- + OH- --> PO43- + H2O

    \=> Dung dịch thu điwọc có CM K+ = 0,0375/0,25 = 0,15 ; CM Na+ = 7,5.10^-3/0,25 = 0,03 mol CM PO43- = (7,5.10^-3 + 7,5.10^-3)/0,25 = 0,06M

    * Toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm: Tùy theo tỉ lệ mol giữa NaOH và P2O5 mà có thể có 1 muối hoặc hỗn hợp muối. - Các phản ứng có thể xảy ra: P2O5 + 2 NaOH + H2O → 2 NaH2PO4 P2O5 + 4 NaOH + H2O → 2 Na 2HPO4 + H2O P2O5 + 6 NaOH → 2 Na3PO4 + 3H2O - Tương tự ta đặt t = nNaOH / nP2O5 + t = 2 : Chỉ có muối NaH2PO4 + t = 4 : Chỉ có muối Na2HPO4 + t = 6: Chỉ có muối Na3PO4 + 2 < t < 4: tạo 2 muối Na2HPO4 và NaH2PO4 + 4 < t < 6: tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4 Ví dụ: Thêm 21,3 g P2O5 vào dung dịch chứa 16 g NaOH, thể tích của dung dịch sau đó là 400 ml. Xác định nồng độ mol của các muối được tạo nên trong dung dịch. Ta có: nP2O5 = 0,15 mol; nNaOH= 0,4 mol Ta có: 2 < nNaOH/nP2O5 = 3,2 < 4 \=> tạo 2 muối: NaH2PO4 và Na2HPO4. Ta có: nNaH2PO4 + nNa2HPO4 = 2nP2O5 =0,3mol Lại có: nNaH2PO4 + 2nNa2HPO4 = nNaOH = 0,4 \=> nNaH2PO4 = 0,2; nNa2HPO4 = 0,1 mol Vậy CM(NaH2PO4) = 0,5M; CM(Na2HPO4) = 0,25M