Bài tập làm văn số 7 lớp 10 đề 2 năm 2024

Ghi nhận tại điểm thi Trường THCS Trường Thọ (thành phố Thủ Đức), hầu hết thí sinh đều rất phấn khởi vì đề thi Văn dễ hơn so với đề thi học kỳ.

Thí sinh Bảo Quốc cho biết, đề thi Văn năm nay khá dễ và em tự đánh giá có thể đạt được 7 điểm. “Trong phần nghị luận Văn học, em chọn bài Chiếc lược ngà vì bài này cốt truyện dễ nhớ và đã ôn tập kỹ. Còn riêng bài nghị luận xã hội đối với em hơi khó vì em không có nhiều dẫn chứng để đưa vào bài”, Bảo Quốc nói.

Thí sinh phấn khởi vì đề thi Văn dễ và nằm hầu hết trong chương trình ôn tập.

Còn thí sinh Võ Văn Mẫn, Trường THCS Tam Bình, vui mừng cho biết, đề thi Văn năm nay rất dễ, phần đọc hiểu còn dễ hơn phần cô giáo cho ôn thi. Mẫn cũng cho biết, đề thi Văn năm nay phần nghị luận xã hội khá hay.

“Phần nghị luận xã hội đặt vấn đề “Biết nghĩ bằng con tim”. Để làm được phần nghị luận xã hội thì em phải đọc nhiều thông tin để có nhiều ngữ liệu dẫn chứng. Bài này em đã dẫn chứng về những người làm từ thiện trong mùa dịch COVID-19. Em nghĩ mình có thể đạt được 8 - 9 điểm”, Mẫn chia sẻ.

Thí sinh "thở phào" khi kết thúc môn thi đầu tiên.

Thí sinh Tấn Phát cho biết, trước đó em không nghĩ phần nghị luận văn học ra "Chiếc lược ngà", nhưng em làm vẫn được, vì bài này em cũng được ôn tập trước đó tại trường. Còn phần đọc hiểu văn bản cũng tương đối dễ, riêng phần nghị luận xã hội thì em chưa được tốt như mong đợi.

Nhận định về đề thi Ngữ văn, thầy Đỗ Đức Anh, Tổ phó chuyên môn Văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân cho rằng, tổng thể đề thi năm nay không quá khó và không thử thách thí sinh. Với đề thi này, nếu thí sinh ôn tập kỹ có thể đạt được 7 điểm. Tuy nhiên, để đạt được từ 8 điểm trở lên thì thí sinh cần phải hiểu biết sâu sắc hơn và biết phân bố thời gian làm bài.

“Phần đọc hiểu cho một văn bản về biển đảo khá quen thuộc với thí sinh, dạng câu hỏi không mới mẻ. Riêng phần nghị luận xã hội với chủ đề “suy nghĩ bằng con tim và khối óc” là chủ đề khá hay, nhẹ nhàng với học sinh. Các vấn đề đưa ra không quá cao siêu và phù hợp với lứa tuổi 15”, thầy Đức Anh nhận định.

Dù 10 giờ đã kết thúc thời gian làm bài và thu bài thi nhưng phải 30 phút sau điểm thi Trường THCS Trường Thọ mới mở cổng cho thí sinh, khiến thí sinh ùa ra cùng một lúc gây ùn tắc xe trước cổng trường.

Tương tự, thầy Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) nhận định: Đề thi gần gũi với thí sinh, không đánh đố, làm khó nhưng vẫn có tính phân hóa nhất định. Thí sinh đã làm quen với cách ra đề, cấu trúc đề từ đề năm học trước cũng như đề mà giáo viên cho ôn tập trên lớp nên các em có phản hồi tích cực khi làm bài. Với chủ đề “Nhịp trái tim không chỉ dành cho riêng mình”, thí sinh có nhiều cơ hội để thể hiện kiến thức, suy nghĩ, tình cảm của mình vì đây là một chủ đề gần gũi, thiết thực với các em.

Cô Vương Thúy Hằng, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định, cấu trúc đề thi năm nay tương tự năm 2023 - 2024, gồm có 3 câu theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản. Chủ đề “Nhịp trái tim không chỉ dành cho riêng mình” của đề khá hay, độ phân hóa của đề thi rất tốt, do vậy dự kiến phổ điểm trung bình dao động từ 6,25 - 7,5 điểm.

"Phần đọc hiểu ngữ liệu được lựa chọn khá tốt. Các câu hỏi khai thác ngữ liệu kiểm tra được cả kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt của thí sinh. Vấn đề biển đảo, đất nước và tình yêu dân tộc của mỗi người tuy không quá mới mẻ, nhưng cách triển khai nội dung gợi lên cho thí sinh nhiều suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc khi tiếp cận tới vấn đề. Ở 3 câu hỏi đầu tiên, thí sinh có thể trả lời nhanh và không gặp khó khăn; tuy nhiên, câu hỏi số 4 của phần này rất hấp dẫn, đòi hỏi thí sinh cần tư duy nhanh, thể hiện sự sáng tạo của bản thân để có thể hoàn thành tốt bài làm của mình", cô Vương Thúy Hằng nhận định.

Phụ huynh sốt ruột đứng đợi con trước cổng trường.

Cũng theo cô Vương Thúy Hằng, câu nghị luận xã hội, với các yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội, các thí sinh có thể dễ dàng đạt được khoảng 2,0 - 2,25 điểm. "Vấn đề lí trí và tình cảm không mới nhưng vẫn luôn là thách thức cho thí sinh khi cần triển khai bài viết với dung lượng ngắn (500 chữ), cần đưa ra những dẫn chứng phù hợp, thể hiện rõ quan điểm của bản thân nhưng vẫn bao quát được luận đề.

Đối với yêu cầu này, thí sinh cần chỉ ra sự khác biệt giữa quan điểm của học giả Nguyễn Duy Cần và cách nghĩ thông thường, đưa ra những lý giải phù hợp, dẫn chứng rõ ràng từ chính cuộc sống của mình để nêu bật quan điểm về việc ứng xử trong cuộc sống, cách chúng ta nhìn nhận về những người xung quanh, những điều diễn ra trong đời sống thường nhật…; việc vận dụng các thao tác lập luận tốt, kết hợp với các dẫn chứng phù hợp sẽ là điểm nhấn cho bài làm của thí sinh.

So với yêu cầu của năm trước, câu hỏi nghị luận xã hội mức độ nhẹ nhàng hơn khi không cần lí giải một đoạn thơ (như năm 2023), nhưng lựa chọn chi tiết, sắp xếp ý cũng là trở ngại thí sinh cần vượt qua”, giáo viên Thúy Hằng nhận định.

"Ở câu Nghị luận văn học, vẫn theo thông lệ hàng năm, đề thi đưa ra 2 sự lựa chọn cho thí sinh. Cụ thể ở đề 1, với yêu cầu nêu cảm nhận về tình cảm của nhân vật bé Thu trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" và làm rõ tình cảm của gia đình đối với mỗi người có thể nói là câu hỏi dễ và vừa sức với đa số thí sinh. Tác phẩm, nội dung hỏi tương đối quen thuộc nên chắc chắn nhiều thí sinh sẽ lựa chọn đề bài này trong phần thi của mình. Đối với đề 2, giống như các năm trước, đề bài này như một điểm nhấn, thể hiện sự khác biệt của TP Hồ Chí Minh so với đề thi của các tỉnh, thành phố khác. Đề bài này cho phép thí sinh được trình bày quan điểm của mình, thể hiện cái riêng trong tư duy, cách cảm nhận riêng về văn học. Đây là đề bài mở nên thí sinh chỉ cần đảm bảo về logic trong nội dung, cách trình bày hợp lí và các yêu cầu trong tạo lập văn bản để hoàn thành tốt câu hỏi", cô Vương Thúy Hằng nhận định.