Bài tập giáo dục công dân bài 10

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Bài 1 trang 66 GDCD 10: Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

Trả lời:

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người mang tính tự nguyện, tự ý thức về hành vi của mình.

- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế; được quy định bằng văn bản luật của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo.

- Phong tục tập quán là những thói quen, nề nếp đã ổn định từ lâu đời. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức cần phải loại bỏ. Có những phong tục phát huy truyền thống trở thành nét đẹp văn hóa, cần duy trì và phát huy.

Bài 2 trang 66 GDCD 10: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Em giải thích thế nào về việc này?

Trả lời:

- Ngày xưa việc chặt củi, đốt than được xem là việc làm lương thiện. Khi ấy, cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể, đủ sống hàng ngày. Việc làm này góp phần nuôi sống bản thân, đồng thời đem lại nguồn chất đốt phục vụ cho xã hội.

- Tuy nhiên ngày nay thì việc làm đó được coi là hành động tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường và thiếu ý thức. Vì rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về mặt kinh tế và điều hòa môi trường. Khi con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch, hủy hoại rừng gây hậu quả mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, không tốt cho con người và xã hội. Vì vậy, họ là người vi phạm đạo đức và pháp luật, bị dư luận phê phán.

Bài 3 trang 66 GDCD 10: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?

Trả lời:

- Ví dụ:

+ Con cháu không nghe lời khuyên của ông bà, cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

- Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Do vậy, mỗi người cần nhận thức đầy đủ hành vi nhân cách của mình để ứng xử sao cho thấu đáo, đúng lễ nghĩa và chuẩn mực nề nếp xã hội.

Bài 4 trang 67 GDCD 10: Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.

Trả lời:

Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:

- Bác Hồ là một người có tình thương yêu bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân.

Giải bài tập GDCD 8 bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần luyện tập vận dụng trang 64. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Soạn Giáo dục công dân lớp 8 sách Chân trời sáng tạo được Download.vn biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK trang 64 →73, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn GDCD 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Luyện tập GDCD 8 Bài 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1

Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

  1. Lao động có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển cá nhân.
  1. Người lao động bị hạn chế chọn việc làm và nơi làm việc.
  1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
  1. Người lao động chưa thành niên được làm các công việc khác nhau và nơi làm việc khác nhau.
  1. Học sinh nên tích cực tham gia lao động ở gia đình, lớp và cộng đồng

Gợi ý đáp án

- Ý kiến a] Đồng ý. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người; là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

- Ý kiến b] Không đồng ý. Vì: pháp luật Việt Nam quy định, người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp,…

- Ý kiến c] Đồng ý. Điểm a] khoản 2 điều 6 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ: tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

- Ý kiến d] Không đồng ý. Vì: lao động chưa thành niên chỉ được làm một số công việc trong danh mục cho phép của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Đồng thời, điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nghiêm cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm một số công việc và cơ sở làm việc.

- Ý kiến e] Đồng ý. Vì: lao động là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, trong đó có học sinh.

Câu hỏi 2

Em hãy đọc nội dung sau để xây dựng và thực hiện bài thuyết trình trước lớp về vị trí, tầm quan trọng của lao động trong cuộc sống

Câu hỏi 3

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Chị H kí hợp đồng làm công nhân khai thác đá ở một tỉnh miền núi, dù biết đây là công việc nặng nhọc với phụ nữ. Khi đến công trường khai thác đá, nhận thấy công việc không đúng như khi giao kết hợp đồng địa điểm làm việc.....

- Theo em, chủ doanh nghiệp trong trường hợp này có đang thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng lao động không?

- Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, chị H có quyền từ chối làm việc không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

- Chủ doanh nghiệp đã vi phạm quy định của pháp luật vì: có hành vi đe dọa, cưỡng ép chị H phải lao động trong môi trường nguy hiểm [đe dọa đến sức khỏe và tính mạng].

- Chị H có quyền từ chối làm việc, vì: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

+ Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc [điểm d] khoản 1 điều 5]

+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động [điểm đ], khoản 1 điều 5]

Câu hỏi 4

Theo em, trong trường hợp dưới đây, đâu là nghĩa vụ của người lao động? Vì sao?

  1. Anh A thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động với công ti M.
  1. Chị B là nhân viên văn phòng tại Công ti D, chị luôn chấp hành kỉ luật lao động tại cơ quan.
  1. Chị K tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
  1. Chú T tham gia thành lập tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
  1. Giám đốc Công ti X kí quyết định khen thưởng đối với chị H vì có nhiều thành tích lao động.

Gợi ý đáp án

- Các trường hợp là nghĩa vụ của người lao động:

+ Trường hợp a]

+ Trường hợp b]

+ Trường hợp c]

- Vì: căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác.

+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Câu hỏi 5

Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật lao động trong các trường hợp sau. Vì sao?

  1. Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp
  1. Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
  1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
  1. Không trả đủ tiền công theo thỏa thuận
  1. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hợp đồng

Gợi ý đáp án

- Các hành vi vi phạm pháp luật lao động:

+ Trường hợp a] Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp => Vì: chỉ được sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi trong các công việc nhẹ [khoản 2 điều 143 bộ luật lao động].

+ Trường hợp b] Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc => Vì: người lao động có nghĩa vụ: chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động [khoản 2 điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019]

+ Trường hợp d] Nghỉ việc dài ngày không có lí do => Vì: người lao động có nghĩa vụ: chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động [khoản 2 điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019]

+ Trường hợp e] Không trả đủ tiền công theo thoả thuận => Vì: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể đã kí kết [khoản 2 điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019].

+ Trường hợp g] Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng => Vì: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể đã kí kết [khoản 2 điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019].

Câu hỏi 6

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Hướng tới kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, trường Trung học cơ sở M tổ chức hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ xã K. Đây là một trong những hoạt động thường niên của nhà trường tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm lao động ở trường, lớp và cộng đồng ......

- Nếu là học sinh Trường Trung học cơ sở M, em sẽ chủ động tham gia hoạt động này như thế nào? Vì sao?

- Vì sao học sinh Trường Trung học cơ sở M lại tích cực, tham gia hoạt động lao động cộng đồng của nhà trường?

Gợi ý đáp án

Nếu là học sinh Trường Trung học cơ sở M, em sẽ:

+ Tích cực, hăng hái tham gia hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ

+ Vận động người thân, bạn bè cùng tham gia dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ.

+ Nhắc nhở, góp ý với những bạn có thái độ trốn tránh, thiếu tích cực khi tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức.

- Học sinh Trường Trung học cơ sở M lại tích cực, tham gia hoạt động lao động cộng đồng của nhà trường, vì:

+ Hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ do nhà trường phát động đã tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm lao động ở trường, lớp và cộng đồng.

+ Mặt khác, hoạt động này cũng thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Vận dụng GDCD 8 Bài 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1

Hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 100 chữ] thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của lao động đối với đời sống con người.

Câu hỏi 2

Em hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện lao động ở gia đình, trường, lớp, cộng đồng nhằm góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Chủ Đề