Bác sĩ đỡ đẻ ca sinh 5 là ai?

Clip: Khoảnh khắc đấu tranh với tử thần trong ca sinh 5 đầu tiên tại Việt Nam

Đó là câu chuyện những đứa trẻ đặc biệt trong ca sinh 5 hiếm gặp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Các em sinh ra vào cuối tháng 3/2013 tại bệnh viện Từ Dũ [TP HCM] gồm 3 bé trai và 2 bé gái, bố mẹ gọi lần lượt theo thứ tự ra đời là Cả, Hai, Ba, Tư và Út. Câu chuyện sinh 5 kì diệu này bắt đầu từ quyết định đánh cược với cả tính mạng chính mình của người mẹ, đó là không lọc phôi, để giữ lại tất cả các con. Và với quyết định đó, từng đứa trẻ lần lượt tượng hình, bám trụ một cách mạnh mẽ từ trong bụng mẹ.

Niềm tin và tình yêu bao la của một người phụ nữ ngay lần đầu làm mẹ đã quyết định dù sinh hay tử cũng quyết giữ đến cùng những sinh linh bé bỏng trong bụng mình.

Ca sinh 5 hi hữu diễn ra vào 19h20 tối 17/3/2013, sản phụ tên Lê Huỳnh Anh Thư [SN 1985, ngụ quận 5, TP.HCM] đã lâm bồn bằng phương pháp sinh mổ. 5 bé [ba trai, hai gái] với cân nặng 2 kg, 1,3 kg, 1,8, 1,5 và 1,3 kg đã ra đời. Từ trước tới nay, Bệnh viện Từ Dũ từng tiếp nhận ca sinh 3, sinh 4 nhưng sinh 5 thì đây là lần đầu tiên. Điều đáng ngạc nhiên, tình trạng sức khỏe của cả 5 cháu nhỏ đều tạm ổn, không cần thở ô-xy.

Đây cũng là hạnh phúc không ngờ tới của vợ chồng chị Lê Huỳnh Anh Thư và anh Nguyễn Thanh Hiếu [trú tại con hẻm 320 Trần Bình Trọng, quận 5, TP HCM]. Từ khi sinh 5 bé, kinh tế gia đình khó khăn hơn nhiều nhưng cũng từ đó, tiếng cười đùa, bi bô ê a không ngớt trong gia đình chị Thư anh Hiếu.

Chị Thư và anh Hiếu cưới nhau 2 năm vẫn chưa có con, vì thế, anh chị đến phòng khám để chữa trị. Sau khi kiểm tra thì mới phát hiện chị Thư bị một hội chứng gọi là buồng trứng đa nang. Cơ chế của buồng trứng đa nang là nó làm cho rối loạn phóng noãn, trứng không rụng và sẽ không có thai được. Kiểm tra tinh trùng của chồng chị Thư thì thấy khá ổn định. Sau khi thảo luận thì các bác sĩ tìm ra phương pháp là kích trứng và giao hợp tự nhiên.

Thông thường, với hội chứng buồng trứng đa nang, phương pháp tốt nhất là thụ tinh ống nghiệm. Trứng trong ống nghiệm lớn được hút ra ngoài, kích thành phôi và chuyển phôi theo nhu cầu của ba mẹ. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện kinh tế tốt để thụ tinh ống nghiệm và chị Thư cùng chồng cũng không ngoại lệ. Với chị Thư và gia đình, bác sĩ Thịnh cũng đã tư vấn rủi ro đa thai có thể xảy ra khi kích trứng giao hợp tự nhiên. Quả thật 2 tuần sau, chị Thư mang đa thai như dự báo.

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, Bệnh viện Từ Dũ [TP HCM] kể lại: “Tôi cho mời chị Thư và người nhà vào và tư vấn giảm thai để tránh rủi ro". Nhưng sau những ngày tháng đấu tranh tư tưởng, người mẹ đã quyết định chấp nhận khó khăn để giữ lại tất cả những đứa con đang mang trong bụng.

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh kể lại khoảnh khắc sinh tử khi đỡ đẻ cho chị Thư.

Chị Thư chuyển dạ và được đưa vào bệnh viện Từ Dũ vào tuần thứ 34 của thai kỳ sau khi đã được chích hỗ trợ phổi vào tuần thứ 28. Dù chị đã được áp dụng chăm sóc giữ thai đặc biệt nên không còn lo sinh non và thai chết lưu nhưng đây vẫn là một ca phẫu thuật nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. Khi phẫu thuật, những người mặc áo blu trắng không khỏi bất ngờ khi chào đời là 5 chứ không phải 4 như những gì siêu âm được.

Chỉ sau 10 phút nhập viện, sản phụ đã được mổ bắt thai ngay. Sau khi bắt ra hết bốn bé, bác sĩ thấy lấp ló chân của một bé nữa. Như vậy đây là ca sinh năm chứ không phải sinh bốn như kết quả siêu âm dự tính. Ba bé trai có tình trạng ổn hơn hai bé gái nên đã được tập cho ăn mỗi lần khoảng 5 ml sữa loãng. Riêng hai bé gái, tới ngày hôm nay bắt đầu có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ đang theo dõi kĩ và nuôi ăn theo đường tĩnh mạch. Được biết, sau khi lập gia đình 2 năm không có thai, mẹ của các bé đã nhờ tới kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và thành công ngay trong lần đầu. Năm em bé là con đầu lòng.

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh chia sẻ: “Khi gây mê thì chúng tôi phải mổ nhanh chứ để thuốc mê ngấm vào sẽ làm suy hô hấp các em bé. Thường khi đỡ đẻ, một em bé sẽ nằm ngôi đầu hay ngôi mông. Còn 5 em bé này thì nằm ngổn ngang hết nên cứ ra phần nào thì bắt trước phần đó. Em bé ra đời cất tiếng khóc khiến các bác sĩ rất vui mừng. Nhưng sau đó chúng tôi phải lo về phía mẹ vì nguy cơ băng huyết. Giống như tử cung bình thường chỉ chứa có 3 kg thôi, nhưng giờ 5 đứa là hơn 8 kg, tính thêm nhau, ối là mười mấy kg".

Với y đức và kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, khép lại thành công cho cả mẹ và bé.

Anh Nguyễn Thanh Hiếu, ba của các bé, vẫn còn rưng rưng khi kể lại: “Tôi mừng quá. Lúc nghe tin tôi có nhờ anh bạn taxi chở tới bệnh viên và có kể cho anh nghe. Anh ấy nghe tin cũng mừng giùm cho gia đình tôi”.

Trong khi đó, chị Lê Huỳnh Anh Thư tâm sự trong niềm hạnh phúc: “Em nghĩ đó là sự may mắn. Bác sĩ có nói tướng em như vầy không thể mang nổi 5 đứa. Bởi vậy bây giờ em nói em sinh được 5 đứa cũng không có ai tin. Hạnh phúc nhất với em bây giờ là thấy 5 đứa đều khỏe mạnh. Ai cũng nói sinh 5 đứa như thế này thì có nguy cơ mắc các bệnh nhưng giờ em thấy là đến tuổi này thì các cháu có sức khỏe ổn định”.

Từ khi 5 bé chào đời, chị Thư nghỉ việc để chăm sóc con. Nhà 9 miệng ăn chỉ trông vào công việc lái taxi của chồng. Anh Hiếu tăng ca thường xuyên và về nhà rất muộn. Tuy kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn và tương lai khi các con cùng lớn lên, đi học, có lẽ anh Hiếu khó lòng một mình cáng đáng, nhưng nhọc nhằn nhân năm thì hạnh phúc với anh Hiếu, chị Thư cũng nhân năm.

Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa, có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. "Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết. "Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện khác, nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.

Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé. Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hiếu [39 tuổi], làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì.

Niềm hạnh phúc được nhân 5 trong ngày sinh nhật của 5 đứa con của gia đình anh chị Thư

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. "Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi", bác sĩ Thịnh cho biết.

Đó là một câu chuyện nhân văn mà ở đó trái tim người mẹ rung lên những yêu thương, cả những lo lắng, nụ cười và nước mắt đan xen. Dù cho tương lai còn đó những khó khăn, nhọc nhằn, thì 5 con vẫn là điều kì diệu nhất trong cuộc đời của bố mẹ, để rồi niềm hạnh phúc ấy cứ nhân lên, trở thành hành trang của bố mẹ đi theo các con đến suốt cuộc đời...

“Ông đỡ” nổi tiếng Bệnh viện Từ Dũ tiết lộ gặp ca trứng khủng khi làm IVF với số lượng trứng bất ngờ.

  • Từ biển đảo vào đất liền "tìm con": Hành trình nhiều nốt trầm của mẹ hiếm muộn nhưng tận cùng lại đem tới cái kết thật viên mãn
  • Từng phải điều trị hiếm muộn, bà mẹ bất ngờ mang thai tự nhiên rồi khóc nấc khi nghe kết quả siêu âm của bác sĩ

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh [Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM] ngoài chuyên môn sản phụ khoa, bác sĩ Thịnh còn được xem "mát tay" trong điều trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo và phẫu thuật thẩm mỹ.

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân và Tiktok của mình, anh đã chia sẻ 1 đoạn video về ca thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] đặc biệt mình vừa thực hiện mới đây.

Bác sĩ cho hay: "Ca IVF buồng trứng đa nang hiếm muộn 7 năm, hút được 52 trứng luôn chờ kết quả xem được bao nhiêu phôi.

Mẹ này muốn đẻ mấy con cũng được.

Buồng trứng đa nang rất khó có thai tự nhiên và rất dễ lên cân, mà càng lên cân thì buồng trứng đa nang càng nặng hơn. Do đó phải quyết tâm giảm cân bằng mọi giá để khỏe mạnh và dễ có con nhé mọi người".

Bác sĩ Cao Hữu Thịnh kể chuyện ca IVF đặc biệt gặp “mẹ Âu Cơ” 52 trứng. Nguồn FB Cao Huu Thinh

Anh gọi vui trường hợp của nữ bệnh nhân buồng trứng đa nang này là "mẹ Âu Cơ" khi hút được 52 trứng trong lần thụ tinh ống nghiệm.

Trong đoạn video, bác sĩ còn ân cần khuyên người phụ nữ cần giảm cân để chuyển phôi tạo điều kiện thuận lợi cho việc đậu thai. Anh cũng nhắc nhở cụ thể cách thức giảm cân bằng việc cắt tinh bột và đồ ngọt khỏi khẩu phần ăn.

Trong quá trình dặn dò bệnh nhân, anh liên tục động viên với những cử chỉ quan tâm.

Bác sĩ ân cần dặn dò bệnh nhân giảm cân sau ca IVF. Nguồn Tiktok bs.cao huu thinh

Dưới bài viết, ngoài những lời chúc mừng là nhiều ý kiến bình luận khác nhau của dân mạng:

- "Bữa trước em thấy có chị kia cũng đa nang mà 42 trứng đã bất ngờ rồi, hôm nay chị này 52 trứng luôn. Sản khoa luôn xuất hiện những điều diệu kỳ khó lý giải".

- "Giọng nói quen thuộc. Nằm phòng sinh chỉ chờ nghe tiếng bác sĩ Thịnh mới đỡ lo. Em không dám đẻ nữa nhưng bảo mấy chị hiếm muộn lên gặp bác để đụng cho có bầu".

- "Bác sĩ ân cần, thân thiện nhất hệ mặt trời luôn ạ".

Tại trang cá nhân trên mạng xã hội của mình, bác sĩ Cao Hữu Thịnh cũng thường chia sẻ về những ca điều trị vô sinh, hiếm muộn do anh điều trị và nhận được sự theo dõi của nhiều ông bố, bà mẹ khắp đất nước.

8 năm trước, ở tuổi 33, bác sĩ Thịnh là người đã điều trị hiếm muộn và đỡ đẻ thành công cho ca sinh năm duy nhất ở Việt Nam. Đến nay, ngoài chuyên môn sản phụ khoa, bác sĩ Thịnh còn được xem "mát tay" trong điều trị hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo và phẫu thuật thẩm mỹ.

Bắt đầu được thực hiện tại Việt Nam từ 1997, trải qua 25 năm, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF đã mang niềm hạnh phúc đến hàng triệu gia đình và là phương pháp hỗ trợ sinh sản nhanh nhất và có tỉ lệ thành công cao nhất hiện nay.

Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp bên ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.

Thụ tinh trong ống nghiệm [In vitro fertilization- IVF] là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Cụ thể, tinh trùng sau khi được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong tủ. Với kĩ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.

Sau khoảng thời gian nuôi cấy bên ngoài [thông thường khoảng 2- 5 ngày], phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.

Thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] được xem xét chỉ định với những trường hợp sau:

- Tắc hai vòi trứng.

- Lạc nội mạc tử cung.

- Xin trứng.

- Vô sinh, hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.

- Tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh.

- Không tinh trùng trong tinh dịch [lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn].

- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.

//afamily.vn/bac-si-cao-huu-thinh-ong-do-ca-sinh-5-duy-nhat-o-viet-nam-ke-chuyen-ca-ivf-dac-biet-gap-me-au-co-20220115210516778.chn

Hành trình 8 năm tìm con đầy máu và nước mắt của mẹ hiếm muộn: 4 lần thụ tinh nhân tạo, 2 lần thụ tinh ống nghiệm rồi hẫng hụt vì “2 vạch ảo”

Video liên quan

Chủ Đề