Lấy ví dụ về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Trả lời câu hỏi Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào trang 76, 77 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều. Bài 13 Từ tế bào đến cơ thể – Chủ đề 7 Tế bào

I. SINH VẬT ĐƠN BÀO VÀ SINH VẬT ĐA BÀO

Câu 1. Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực

Câu 2. Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1

Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
Số lượng tế bào ? ?
Số loại tế bào ? ?
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực ? ?

Quảng cáo

1. Tế bào nhân sơ: vi khuẩn, vi khuẩn cổ, vi khuẩn lam, xạ khuẩn

Tế bào nhân thực: trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,…

2.

Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào
Số lượng tế bào 1 tế bào từ 2 tế bào trở lên
Số loại tế bào đơn bào đa bào
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực tế bào nhân sơ tế bào nhân thực



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh Diều

Quảng cáo

Câu hỏi trang 76 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.

Trả lời:

- Ví dụ: 

+ Trùng roi là tế bào nhân thực

+ Trùng giày là tế bào nhân thực

+ Nấm men là tế bào nhân thực

+ Vi khuẩn lactic là tế bào nhân sơ

+ Vi khuẩn cố định đạm là tế bào nhân sơ

+ Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ

1/ Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao

2/ Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.

3/ Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.

4/

a. Dựa vào hình 13.3 hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh

b. Quan sát hình 13,.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người. 

5/ Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể

Cấu trúcLá bạc hàTế bào thần kinh ở ngườiHệ hô hấpCây ngô 
Tên cấp độ tổ chứcCơ quan???
Tên cấp độ tổ chức liền kề cao hơnHệ cơ quan???

6/ Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3

Cấu trúcĐộng vậtThực vật
Tế bào??
??
Cơ quan??
Hệ cơ quan??

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 92

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 92, 93 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào của Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 19 Chủ đề 7 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b.

Trả lời:

Trong hình 19.1a, 19.1b, đặc điểm chung nhất của các cơ thể đơn bào đó là được tạo nên từ một tế bào.

Câu 2

Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?

Trả lời:

Trong thực tế, không thể quan sát được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường bởi vì nó chỉ có kích thước bé như một tế bào. Trùng roi có kích thước ≈ 0,05mm, Phần lớn các vi khuẩn có kích thước là 1 Micromet.

Câu 3

Em hãy nêu điểm khác về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?

Trả lời:

Hình 19.1: Chỉ có duy nhất 1 tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật.

Hình 19.2: Cơ thể sinh vật được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 19

Bài 1

Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:

- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình

- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình

Đáp án:

Điểm giống nhau: Cấu tạo nên từ tế bào

Điểm khác nhau là:

  • Cơ thể đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chứng năng khác nhau của cơ thể sống
  • Cơ thể đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống

Bài 2

Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Đáp án:

Nhóm cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.

Nhóm cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Cập nhật: 30/11/2021

Xem đầy đủ Giáo án sinh học 6 sách chân trời sáng tạo

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

BÀI 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nhận biết được cơ thể đơn bào và lấy được ví dụ minh họa
  • Nhận biết được cơ thể đa bào và lấy được ví dụ minh họa

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thản khi tìm hiểu về cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
  • Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội đụng hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào,
  • Lấy được ví dụ minh hoạ
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, mô phỏng được cấu tạo cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
  • Vận dụng kiến thức, kỉ năng đã học: Liên hệ, nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em.
  • Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên, tầng niềm yêu thích khoa học
  • Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: hình ảnh, bị thêm video về thế giới thực vật, động vật đa bào hoặc tranh ảnh về thế giới động vật, thực vật, nấm đa bào, máy chiếu, slide bài giảng, SGV, ...

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG [MỞ ĐẦU]
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thế lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 um [bằng khoảng 1/10000 kích thước đấu một cái ghim giấy]. Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy? Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào hôm nay chúng ta học sẽ nghiên cứu về cơ thể đơn bào, đa bào và lấy được ví dụ minh họa.

 
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. CƠ THỂ ĐƠN BÀO

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đơn bào. Từ đó, nhận biết được trong tự nhiên có một số sinh vật đơn bào quen thuộc.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học hỗ trợ giới thiệu hình 19.1 [bảng máy chiếu/ tranh ảnh hoặc quan sát hình ảnh trong SGK], yêu cầu HS phân tích tranh, hoạt động cặp đôi, sử dụng kĩ thuật think — pair — share [viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp] hoàn thành các yêu cầu của GV: Tìm đặc điểm chung của cơ thể đơn bào, từ đó nhận biết được cơ thể đơn bào là gì thông qua gợi ý và thảo luận các nội dung trong SGK:

1. Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b.

2. Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?

Sau đó Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố:

* Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình và trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Thông qua các nội dung thỏo luận, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

I. Cơ thể đơn bào

a. Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào

- Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bảo. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.

Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic,...; vi khuẩn Fscherchia coli [E. coli], vi khuẩn lao, ...

- Các cơ thể sinh vật trong hình 19.1a và 19.1b đều được cấu tạo từ một tế bào. - - Tế bào gồm ba thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào và nhân tế bào hoặc vùng nhân.

- Trùng rơi và vi khuẩn không quan sát được bàng mắt thường vì cơ thể chỉ cấu tạo từ một tế bào, tế bào có kích thước hiển vi.

- Một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: Trùng roi, trùng giày, vi khuẩn, ...

Hoạt động 2: Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu đặc điểm của cơ thể đa bào. Từ đó giúp HS nhận biết, tìm ra đặc điểm chung của cơ thể da bào và lấy được ví dụ về các sinh vật đa bào gần gũi với cuộc sống.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trong kí thuật khăn trải bàn, định hướng cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

3. Em hãy nêu điểm khác biệt về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?

Sau đó yêu cầu HS củng cố:

Xác định các cơ thể đơn bài, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu:

Cơ thể

Số tế bào cấu tạo nên cơ thể

Là cơ thể

Đơn bào

Đa bào

Vi khuẩn E.coli

Một tế bào

X

Cây Bưởi

Nhiều tế bào

X

Trùng roi

?

?

?

Con ếch

?

?

?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Cơ thể đa bào

a. Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào

+ Hình 19.1 là sinh vật đơn bào, cơ thể chỉ cấu tạo gồm một tế bào, thực hiện cáchức năng sống đơn giản.

+ Hình 19.2 là sinh vật đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào, cấu tạo phức tạp, chuyên hoá thành nhiều cơ quan, hệ cơ quan để thực hiện các chức năng sống.

?Củng cố:

Cơ thể

Số tế bào cấu tạo nên cơ thể

Là cơ thể

Đơn bào

Đa bào

Vi khuẩn E.coli

Một tế bào

X

Cây Bưởi

Nhiều tế bào

X

Trùng roi

Một tế bào

X

Con ếch

Nhiều tế bào

X

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

Xem đầy đủ Giáo án sinh học 6 sách chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề