Ba kính thiên văn mặt đất lớn nhất thế giới năm 2024

Hôm 25/9, kính thiên văn lớn nhất thế giới – Thiên Nhãn [Trung Quốc] đã chính thức đi vào hoạt động với sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Kính thiên văn "The Five-hundred-meter Aperture Spherical Telescope" [FAST], tên Trung Quốc: Thiên Nhãn [tỉnh Quý Châu] là chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, kích thước tương đương 30 sân bóng đá và có đường kính 500m. FAST được ghép từ 4.450 tấm panô tam giác cạnh 11m.

Kính thiên văn Thiên Nhãn đã bắt đầu hoạt động từ hôm 25/9.

Kính thiên văn FAST nằm trên một thung lũng có địa hình hình cầu gần như hoàn hảo. Điều này có thể giúp thoát nước tốt, đảm bảo nước mưa không ngấm vào và làm hỏng bề mặt phản chiếu của kính thiên văn.

FAST được thiết kế và xây dựng suốt 5 năm qua với kinh phí 180 triệu USD [tương đương với 4 nghìn tỷ đồng]. Sứ mệnh của nó là tìm kiếm sóng hấp dẫn hoặc dấu hiệu âm thanh lạ từ các hành tinh khác, từ đó tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Mục tiêu cuối cùng của FAST là khám phá quy luật phát triển của vũ trụ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư chúc mừng đến các nhà khoa học và kỹ sư xây dựng kính thiên văn Thiên Nhãn. Ông viết: "Sự ra đời của FAST thể hiện bước đột phá lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Trung Quốc và có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược thúc đẩy sự đổi mới của đất nước".

Kính thiên văn FAST có đường kính tới 500m.

Kính thiên văn FAST đã có một khởi đầu khá hứa hẹn. Trong thử nghiệm gần đây, FAST đã nhận được một tập hợp sóng điện từ khá rõ được gửi từ khoảng cách 1.351 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học nước ngoài được chào đón đến Trung Quốc và sử dụng Thiên Nhãn để nghiên cứu khoa học. Sẽ mất khoảng 2 – 3 năm, FAST mới có thể hoạt động một cách ổn định và tối đa công suất.

Kính viễn vọng hình cầu FAST có khẩu độ 500m, kích cỡ tương đương 30 sân bóng đá và được đặt tại một ngọn núi ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. Kính viễn vọng FAST được hoàn tất xây dựng vào tháng 9/2016 với chi phí gần 1,2 tỷ Nhân dân tệ [tương đương 170 triệu USD].

Kính này đã trải qua thử nghiệm trong suốt 3 năm. Độ nhạy của kính tốt hơn 2,5 lần so với kính thiên văn lớn thứ hai thế giới hiện nay khi có khả năng tiếp nhận lượng thông tin lên tới 38 Gigabyte/giây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Một hình ảnh cho thấy các tia plasma giống như sợi tóc bay qua lớp sắc quyển. Mỗi tia này kéo dài tới 10.000km, vươn ra tới tận vùng vầng hào quang [phần ngoài cùng của bầu khí quyển của Mặt trời].

Đài quan sát Mặt trời quốc gia Hoa Kỳ vừa công bố những bức ảnh cận cảnh đến kinh ngạc về lớp "sắc quyển" - lớp thứ hai trong bầu khí quyển của Mặt trời.

Ảnh do kính viễn vọng Mặt trời Daniel K. Inouye, kính thiên văn năng lượng Mặt trời mạnh nhất thế giới hiện nay, được đặt trên đảo Maui [Hawaii], chụp.

Kính thiên văn này xây dựng vào năm 2013 với chi phí khoảng 344 triệu USD. Các nhà khoa học tin rằng loại kính hiện đại này "sẽ thay đổi mãi mãi cách chúng ta khám phá và hiểu về Mặt trời; đồng thời sẽ giúp ích rất lớn cho con người trong việc dự đoán và chuẩn bị cho các cơn bão Mặt trời".

Đây là lần đầu tiên con người có thể quan sát một cách cận cảnh và chi tiết đến thế về bề mặt của Mặt trời, đặc biệt là lớp sắc quyển.

Theo NASA, các lớp bên ngoài của Mặt trời là quang quyển, sắc quyển, vùng chuyển tiếp và corona.

Quang quyển là lớp sâu nhất của Mặt trời mà chúng ta có thể quan sát cho đến nay. Nó vươn từ bề mặt có thể nhìn thấy ở trung tâm của đĩa Mặt trời đến khoảng 400km lên trên bề mặt đó. Nhiệt độ trong vùng này thay đổi từ 6.200 độ C [dưới cùng] đến 3.700 độ C [ở phía trên]. Hầu hết quang quyển được bao phủ bởi quá trình tạo hạt.

Lớp sắc quyển nằm trong khoảng từ 400km đến 2.100km trên bề mặt Mặt trời [tính từ lớp quang quyển]. Trái với lớp quang quyển, càng đi ra ngoài nhiệt độ càng giảm, ở lớp sắc quyển, nhiệt độ lại tăng cao hơn khi càng xa khỏi tâm Mặt trời. Nhiệt độ trong thay đổi giữa khoảng 3.700 độ C và 7.700 độ C.

Vùng chuyển tiếp rất hẹp, chỉ khoảng 100km, nằm giữa sắc quyển và vành nhật hoa [vành ánh sáng phát ra từ không gian xung quanh Mặt trời], nhiệt độ tăng đột ngột từ khoảng 7.700 đến 500.000 độ C.

Corona là lớp ngoài cùng của Mặt trời, cách lớp quang quyển khoảng 2.100km. Nhiệt độ rất nóng, từ 500.000 độ C đến vài triệu độ C. Không thể nhìn thấy hào quang bằng mắt thường, ngoại trừ khi xảy ra nhật thực toàn phần hoặc khi sử dụng các thiết bị khoa học thiên văn đặc biệt.

Các nhà khoa học tin rằng với loại kính hiện đại này "sẽ thay đổi mãi mãi cách chúng ta khám phá và hiểu về Mặt trời; đồng thời sẽ giúp ích rất lớn cho con người trong việc dự đoán và chuẩn bị cho các cơn bão Mặt trời". Những sự kiện này có tác động mạnh đến đời sống công nghệ trên Trái đất, như ảnh hưởng lưới điện, thông tin liên lạc, định vị GPS, du hành hàng không, vệ tinh và hoạt động của phi hành gia trong không gian.

Hình ảnh chi tiết cũng giúp các nhà khoa học quan sát được những cấu trúc giống như tế bào [mỗi tế bào có kích thước bằng bang Texas] được sắp xếp lại với nhau như tổ ong. Đây cũng là dấu hiệu của những chuyển động vận chuyển nhiệt dữ dội từ bên trong Mặt trời lên bề mặt của nó.

Kính viễn vọng Mặt trời Daniel K. Inouye, kính thiên văn năng lượng Mặt trời mạnh nhất thế giới hiện nay, được đặt trên đảo Maui [Hawaii].

Chủ Đề