Bà bầu có nên ngâm chân rượu gừng

Từ xưa đến nay, hầu như bà mẹ nào chuẩn bị sinh hoặc vừa sinh em bé đều chuẩn bị một chai rượu gừng bên cạnh. Rượu gừng ngoài tác dụng giữ ấm còn có tác dụng đánh tan mỡ, giúp các mẹ giảm kích thước vòng 2 nhanh hơn sau khi sinh.Sau đây mình xin hướng dẫn cách làm rượu gừng

Ưu điểm của cách giảm cân bằng rượu gừng

–Đơn giản: Gừng là loại gia vị gần gũi và bạn dễ dàng mua, rượu mạnh bạn có thể mua ngay ở//baudalangnghe.com/, đặt hàng online và bạn sẽ sẵn sang nguyên liệu để làm rượu gừng nhanh chóng

–Rẻ nhất: Thay vì mua các loại thuốc giảm cân trên thị trường hay nhờ tới thẩm mĩ viện, tiêu tốn hàng triệu thậm chí hàng chục triệu đồng cùng với những rủi ro về sức khỏe, Rượu gừng là lựa chọn kinh tế nhất và không những không gây hại cho sức khỏe mà còn mang lại những lợi ích khác [trắng da, làm ấm, thanh lọc chất độc cho cơ thể, giảm nguy cơ huyết áp cao…]

Hướng dẫn cách ngâm

-Chuẩn bị 1 kg gừng và 1 lít rượu trắng [nên chọn rượu Bàu đá nguyên chất với nồng độ trên 40 để hỗn hợp rựu gừng không bị hỏng và tác dụng giảm cân tốt hơn]

-Gừng rửa sạch, để ráo nước, gọt sạch vỏ và xay nhuyễn

-Rượu Bàu đá để trong can hay bình kín, tiện sử dụng mỗi ngày

-Cho gừng vào trong rượu đậy kín nắp

Bạn có thể dùng ngay, nhưng nếu để sau 1 tháng khi gừng và rượu hòa quyện với nhau công dụng sẽ cao hơn.

-Nếu muốn dùng kết hợp Rượu gừng với nghệ thì có thể cho nghệ tươi xay nhuyễn hay nghệ bột vào hỗn hợp này.

Cách sử dụng

Đổ hỗn hợp rượu gừng ra bát nhỏ, bôi rượu gừng lên khu vực có mỡ thừa, matxa cho rượu gừng thấm đều. Bạn đợi khoảng 15 hay 20 phút, trong thời gian này bạn có thể tập vài động tác thể dục, sau đó tắm lại cho sạch hỗn hợp trên da. Làm tương tự ngày 2 lần sáng và tối.

Bạn sẽ thấy mỡ thừa giảm đi rất nhanh mỗi ngày và da sáng hơn

Lưu ý

-Không để rượu gừng quá lâu trên da: Một vài bạn để rượu gừng quá lâu trân da, thậm chí qua đêm với mong muốn hiệu quả giảm cân thần tốc, điều này là không nên. Hỗn hợp Rượu gừng rất nóng sẽ làm tổn thương da.

-Điều quan trọng cho các bạn nữ là tránh bôi rượu gừng lên ngực hay quá gần ngực, điều này có thể làm ngực bạn chảy sệ hay nhỏ đi.

-Chỉ nên ngâm gừng với rượu Bầu đá: Rượu Bầu đá là loại rượu gạo có nồng độ khá cao, rất phù hợp để ngâm với gừng, tránh chọn các loại rượu không rõ nguồn gốc nếu bạn không muốn làm hỏng làn da của mình. Dưới đây là webside và facebook đáng tin tưởng để tìm mua rượu Bàu đá

//baudalangnghe.com/

//www.facebook.com/baudalangnghe/

Ngâm chân trị bệnh phải đúng cách

Theo y học cổ truyền, lưng và lòng bàn chân có nhiều huyệt, khi tác động sẽ ảnh hưởng tốt đến toàn cơ thể như giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp, chống đau đầu, trị mất ngủ… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng dược liệu để ngâm chân cho đúng, đạt hiệu quả thư giãn và chữa bệnh.

Nhiều “bác sĩ Guốc-gồ” vẫn chỉ dẫn bà bầu ngâm chân, trong khi BS khuyên không nên

Theo thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Đàn, giảng viên đại học Y Dược TP.HCM, những người đang mang thai, nhất là ba tháng giữa thai kỳ trở đi thì tuyệt đối không được ngâm chân. Khi đó thai đã to, có thể gây chèn ép tĩnh mạch vùng chậu khiến máu từ chân về tim kém. Nếu ngâm chân, dù là ngâm với thảo dược, cũng sẽ gây ứ trệ ở chi dưới, càng làm máu hồi lưu về tim kém, không tốt cho sức khỏe và khiến chân sưng phù thêm.

Người cao tuổi cũng thường bị suy tĩnh mạch chi dưới, ngâm chân sẽ làm bệnh lý này nặng thêm. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng không được ngâm chân, vì bệnh lý này thường có biến chứng ở bàn chân, ngâm chân có thể sinh lở loét, hoại tử. Bệnh nhân tiểu đường còn hay bị rối loạn cảm giác bàn chân, ngâm nước nóng có khi không cảm nhận được độ nóng nên dễ bị phỏng.

Ngâm chân đúng cách 

Chị Kim Yến, 38 tuổi, ở P.2, Q.5, TP.HCM kể, có người quen hướng dẫn chị ngâm chân với rượu gấc, rượu nghệ và gừng pha chung với nước ấm. Làm thử mỗi tối, chị thấy có dễ ngủ và đỡ đau gối hơn. Thế là chị tăng “thuốc” lên gấp đôi, ngâm từ 30 phút lên một giờ.

Sau hơn ba tháng ngâm chân như thế, da chân chị bị xỉn màu vàng nghệ, chân đau nhiều hơn, đi đứng rất khó khăn. Đến BV ĐH Y Dược khám, BS cho biết chị bị dãn tĩnh mạch độ 3, nguyên nhân có thể do ngâm chân không đúng cách. 

Bác sĩ Trần Văn Năm khuyến cáo, tuy liệu pháp ngâm chân rất tốt cho cơ thể, nhưng phải đúng người, đúng cách và đúng thuốc.

Các vị thuốc thường dùng ngâm chân là gừng tươi đâm nhuyễn khoảng 15-20g trộn với một muỗng canh muối hạt to [hoặc nhuyễn]. Có thể phối hợp thêm các dược liệu khác như thiên niên kiện 15g, nhục quế 5g, đại hồi 8g, địa liền 12g, độc hoạt 10g, sa nhân 10, thuốc cứu [ngãi cứu] 15-20g, lá lốt 15-20g…

 

Cách “bào chế thuốc” ngâm chân khá đơn giản, chỉ cần nấu các dược liệu với khoảng 1,5-2 lít nước, cho đến khi còn lại khoảng 1,5 lít, pha thêm nước nguội cho nhiệt độ còn khoảng 40 độ C, khi ngâm phải châm tiếp nước nóng để duy trì nhiệt độ đó trong suốt quá trình ngâm.

Tuyệt đối không được ngâm với nước quá nóng, dễ làm bỏng chân và làm tăng tình trạng dãn tĩnh mạch khiến chân bị sưng phù. Ngược lại, ngâm nước lạnh có thể bị nhiễm lạnh, gây cảm, ho, sổ mũi…  

Lưu ý: Chỉ để lượng nước ngâm vừa phải, từ mắt cá trở xuống, không được ngâm đến bắp chân. Trong quá trình ngâm, có thể thả vài viên sỏi hoặc dụng cụ massage gan bàn chân để lăn bàn chân lên, giúp tăng hiệu quả. Nên chọn phòng thoáng mát, tránh gió lùa và thư giãn khi ngâm chân.

Chỉ ngâm chân khoảng 30 phút, sau đó có thể tự massage bàn chân bằng cách dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoay tròn các ngón chân, chú ý tìm những điểm có cảm giác đau, ấn day vào đó sẽ tăng hiệu quả phòng - trị bệnh. Khi ngâm chân phải có một chiếc khăn bên cạnh, ngâm xong lau khô chân ngay, nếu không sẽ dễ cảm lạnh.

Thùy Dương

Không ngâm chân khi bị nhiễm trùng hoặc loét nặng ở da bàn chân; đang mang thai; mắc bệnh suy dãn tĩnh mạch, bệnh tiểu đường. Không ngâm cả phần cẳng chân [bắp chân] trong nước vì sẽ làm nặng thêm tình trạng dãn tĩnh mạch chân, nếu có; chỉ ngâm từ mắt cá trở xuống. Không ngâm trong nước quá  nóng [trên 60 độ C].

Bà bầu Nguyễn Thị Ngọc Hân [sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh] từng được nhiều người biết tới khi trong thai kỳ vẫn chăm chỉ luyện tập thể thao, có lối sống khoa học để luôn giữ được vóc dáng vạn người mê dù "bụng bầu vượt mặt". Thêm nữa, bà mẹ xinh đẹp này cũng thường xuyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất cho mẹ bầu trên trang cá nhân và được rất nhiều người tin tưởng, ủng hộ.

Bà bầu xinh đẹp Nguyễn Thị Ngọc Hân khi mang thai 4 tháng.

Cô cũng đã chia sẻ cách giúp cô không lo mất ngủ trong thai kỳ bằng phương pháp ngâm chân vô cùng đơn giản mà mọi bà bầu đều có thể làm được.

Vì sao mẹ bầu nên ngâm chân mỗi buổi tối?

Các mẹ bầu từ tháng 7 trở đi sẽ có dấu hiệu chân bị phù nề [có nhiều mẹ bầu sẽ bị sớm hơn tuỳ cơ địa] và vì nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân nhiều [nhìn chân múp múp chứ chưa hẳn là phù nề] cộng thêm ăn mặn [giữ nước trong người], ít vận động tập thể dục, ngồi lâu và ngôi nhiều.

Ngoài ra, Theo Hiệp hội mang thai Mỹ cơ thể phụ nữ mang thai tạo ra máu và dịch nhiều hơn khoảng 50 phần trăm so với trước khi mang thai. Một số chất lỏng này tích tụ ở bàn chân và mắt cá chân, một tình trạng phổ biến được gọi là phù nề. Sau khi mình đi máy bay về vì ngồi nhiều nên mu bàn chân có hiện tượng phù nề nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng bạn có thể nhận thấy được, còn có nhiều chị em bị nặng là ảnh hưởng đến việc đi lại. Sau khi tập thể dục thì mình thấy hiện tượng này giảm hẳn. Và việc mà mỗi buổi tối gần đây mình hay làm là ngâm chân trước khi đi ngủ, điều này cực kì có ích cho các mẹ bầu, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ 3. Ngâm chân giúp giảm tình trạng sưng và căng thẳng ở bàn chân.

Tác dụng ngâm chân cùng với nhiệt sẽ làm giảm tình trạng phù nề cho bàn chân Theo Đông y,  chân là gốc của cơ thể bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất, đất thuộc âm, lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…

Theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp Ngâm chân được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông, cưc kì dễ chịu đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đây là một liệu pháp đơn giản rẻ tiền tại gia mang lại lợi ích và rất nhiều bà bầu đã cảm thấy tuyệt vời hơn khi ngâm chân.

Các nguyên liệu chuẩn bị để ngâm chân của mẹ bầu Ngọc Hân.

Phương pháp ngâm chân mà mình hay áp dụng gồm có các thành phần sau:

1. Trà [dùng bã trà]

2. Muối hột [1 muỗng]

Ngâm chân với muối đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai vì nó điều chỉnh hơn 300 phản ứng sinh hóa, các phụ tá của cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

3. Xả tươi [đập dập khoảng 3 tép, gừng tươi 1 nhánh [giã ra] hoặc cắt thành lát [ngâm lâu hơn cho ra chất], chanh 1 trái [cắt nhỏ ra]

Cách làm

Đổ trà vào cho nước nấu sôi vào, trộn các thành phần còn lại trong thau gỗ hoặc inox [đừng dùng thau nhựa] vì có thể ra các tạp chất không tốt, đợi khoảng 10-15 phút cho các thành phần hòa lẫn vào nhau. Sau đó pha với nước lạnh [sờ vào vừa đủ ấm là được] rồi cho chân vào ngâm . Chuẩn bị 1 khăn để lau chân.

Lưu ý

1. Phụ nữ mang thai chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ vừa phải không nên ngâm với nước quá nóng, dưới 37 độ C là tốt nhất khoảng 40-50 độ. Nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ có thể làm tăng nhịp tim và làm giảm lưu lượng máu đến em bé.

2. Ngâm bàn chân khoảng 15- 20 phút là được [không ngâm quá 30 phút] và chú ý là nước phải ngập trên cổ chân. Ở cổ chân có ba đường kinh dương, ba đường kinh âm. Phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt làm khí huyết trong kinh mạch này lưu thông, từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Theo Ngọc Hân, ngâm chân giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả và ngủ ngon hơn.

Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với phụ nữ mang thai

1. Giảm phù nề

2. Giảm mất ngủ

Nước ấm, muối, bã trà, các thành phần trên sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.

3. Xóa tan mỏi mệt

4. Giảm đau do viêm khớp

Trong thành phần của muối có các cation [dương] và nation [âm] giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.

5. Giữ cho chân không bị lạnh

Khi thời tiết lạnh hoặc nhưng ng hay ngủ với máy lạnh nhiều bị lạnh cóng chân nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.

6. Trị các bệnh ngoài da và khử mùi hôi chân

Kể cả với phụ nữ sau sinh, đây là thời điểm cơ thể đang yếu [theo cách nói của ng xưa] rất dễ bị bệnh vậy nên mọi ng thường khuyên phụ nữ sau sinh đi tất suốt thời gian ở cữ [khoảng 1 tháng] cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.

Vì vậy mà khi ngâm chân chính là việc ôn ấm để làm tăng dương khí. Khí huyết lưu thông điều hòa thì lục phủ ngũ tạng, cân cơ não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh. Việc ôn ấm của đôi chân chính là nhờ sự tác động bởi nhiệt, nhiệt sẽ làm dãn nở mạch máu tại vùng bàn chân được ngâm, làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng nuôi dưỡng và đồng nghĩa với việc đó là sự tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do trong máu bao gồm các thành phần hữu hình và hồng cầu nuôi dưỡng.

Đồng thời, các thành phần miễn dịch nằm trong huyết tương là các kháng thể, miễn dịch tế bào… cùng với việc đem máu đến nuôi dưỡng là đem các tác nhân bảo vệ sức khỏe con người, vừa phòng bệnh, vừa chữa bệnh mà khi bị viêm nhiễm thì nó sẽ tiêu diệt các ổ viêm và ngăn các ổ dịch khác đến bảo vệ tế bào và tăng cường nuôi dưỡng cho tế bào.

Vì vậy mà khi ngâm chân xong thường sẽ mang lại cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu, tạo giấc ngủ sâu là vì thế. Vậy thì các mẹ bầu trong quá trình mang thai và sau khi mang thai nên duy trì thói quen ngâm chân.

Ngoài kết hợp ngâm chân, các mẹ bầu nên hạn chế ngồi một chỗ, cố gắng đi bộ, vận động nhiều để tuần hoàn máu tốt hơn và nên kê gối cao dưới chân khi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy chân giảm phù hẳn. Ngày nào cũng ngâm chân mình toàn ngủ một giấc thẳng đến sáng, không có tình trạng tiểu đêm dù đã ở cuối thai kỳ.

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Theo Nguyệt Minh [Theo FB Nguyễn Thị Ngọc Hân] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề