Ai ở đâu ở yên đó tiếng anh là gì

"Ai ở đâu ở yên đó": Cần ngoài chặt, trong cũng chặt

[NLĐO] - “Từ ngày 23-8, người dân TP HCM “ai ở đâu ở yên đó”, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố…”. Hầu hết người dân ủng hộ quy định này, mong chính quyền mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm

  • Người dân TP HCM "ai ở đâu ở yên đấy" từ ngày 23-8

  • Tiêu chí mới kiểm soát dịch Covid-19 tại TP HCM, các tỉnh áp dụng Chỉ thị 16

  • TP HCM nỗ lực bảo đảm an sinh cho người dân

  • 19 tỉnh thành phía Nam chủ động quyết định tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16

Bạn đọc Dân SG thẳng thắn: "Quan trọng nhất bây giờ là phải thực hiện ngoài chặt, trong cũng chặt thì hiệu quả mới cao được".

Bạn đọc Nguyễn Trường đồng tình: "Tây Ninh đã cách ly phường với phường từ 15-8 rồi, đường vắng tanh không 1 bóng người. TP HCM thì đâu đó vẫn còn đông đúc, hẻm thì vẫn còn tình trạng tụ tập tám chuyện như không có chuyện gì, như vậy thì biết bao giờ mới hết dịch?".

Kiểm tra lý do ra đường tại một chốt kiểm soát trên đường Hoàng Ngân, phường 16, quận 8, TP HCM [Ảnh: HOÀNG TRIỀU]

Nhiều bạn đọc nêu ý kiến để việc chống dịch đạt hiệu quả cao, nhanh chóng đưa cuộc sống trở lại bình thường, cần sự chung tay, đồng lòng của toàn hệ thống chính trị và người dân. Cụ thể, với chính quyền, cần lên kế hoạch, phương án tuyên truyền và hành động một cách quyết liệt, toàn diện và cụ thể, trong đó có những biện pháp "rắn" như mạnh tay xử lý những ai ra đường không lý do chính đáng. Về phía người dân, mỗi người nâng cao ý thức chống dịch, có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng, hy sinh lợi ích riêng, cố gắng cùng chính quyền vượt qua giai đoạn khó khăn này.

"Việc thực hiện hạn chế người dân ra đường, ai ở đâu ở yên đó là việc cần thiết để ngăn dịch bệnh. Tôi cho rằng muốn người dân thực hiện tốt, nên thông báo trước cho người dân để chuẩn bị mua lương thực, thực phẩm thiết yếu đủ dùng trong thời gian giãn cách. Chính quyền địa phương cần cung cấp đủ lương thực thực phẩm cho những gia đình khó khăn, lao động tự do để họ có cái ăn mà ở yên trong nhà. Một khi đã chuẩn bị đâu vào đó tới giờ G, tất cả mọi người quyết tâm không ra khỏi nhà; nếu vi phạm cứ xử lý thẳng tay. Làm được vậy sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn"- bạn đọc Cucoi tâm huyết viết.

Bạn đọc Nguyễn Thị Lan hiến kế thêm: "Lần này cần làm thật nghiêm như những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Song song đó cần tổng lực xét nghiệm sàng lọc tất cả các ca F0 trong cộng đồng đưa vào khu điều trị. Thần tốc tiến hành tiêm vắc-xin cho người dân. Đảm bảo nguồn lương thực thiết yếu cho từng hộ dân, nhất là đối tượng nghèo, khó khăn trong những ngày "ở yên trong nhà".

Nhiều bạn đọc gửi gắm: "Hy vọng lần này mọi người sẽ cùng chung tay thực hiện quyết liệt và đầy trách nhiệm chủ trương này của chính quyền, để thành phố sớm trở lại cuộc sống bình thường như trước đây".

Đức Huy

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một con hẻm ở P.9, Q.4 [TP.HCM] vào sáng 21-8 - Ảnh: T.T.D.

* BS Trương Hữu Khanh [chuyên gia dịch tễ học Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM]:

Giữ bình an cho gia đình mình

Việc "ai ở đâu ở yên đó" lần này đồng nghĩa không còn các dịch vụ shipper giao đồ tại nhà mà giao hết cho một lực lượng chuyên nghiệp; một số lý do ra đường như trước đây được coi là "thiết yếu" cũng sẽ được các lực lượng công an, quân đội kiểm soát chặt hơn. Người dân sẽ phải ở yên trong nhà; mọi nhu yếu phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe sẽ do lực lượng công an, quân đội và y tế tiếp tế, xử lý.

Vấn đề đặt ra là khi áp dụng biện pháp này phải đảm bảo cho tất cả mọi người dân các nhu cầu thiết yếu nhất từ chăm sóc sức khỏe tại nhà, vận chuyển cấp cứu, ăn uống... để họ yên tâm "ở yên một chỗ". Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp tỉ mỉ, chặt chẽ, đồng bộ để chu toàn mọi sinh hoạt cho mọi người dân.

Điều đáng lo là, trước thời điểm "ai ở đâu ở yên đó", đang có hiện tượng người dân đổ xô ra đường, đến các siêu thị và các nhà thuốc để mua tích trữ hàng hóa. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể một phần lớn nguồn lây nhiễm COVID-19 sẽ xuất phát từ đây và nếu không được phát hiện sẽ lây cho cả gia đình trong thời gian ở yên một chỗ.

Chị Trần Thị Yến Ngọc [28 tuổi, Q.Bình Thạnh] làm việc online đã gần một tháng khi TP.HCM giãn cách xã hội - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

* TS.BS Lê Quốc Hùng [trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy]:

Không để virus "nhảy" qua người khác

Thực tế thời gian qua TP.HCM vẫn đang phong tỏa, giãn cách, nhưng với tốc độ lây lan mạnh của chủng virus Delta thì việc kiểm soát dịch chưa mang lại hiệu quả cao. Số ca mắc vẫn tăng, đặc biệt là ngoài cộng đồng. Mức độ hạn chế đi lại như hiện nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn dịch.

Trong thời gian phong tỏa, các phương án "nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp" đã được áp dụng, nhưng với tình hình thực tế, các phương án này vẫn không đủ khả năng kiểm soát dịch. Do đó cần phải nâng lên một mức cao hơn, và "ai ở đâu ở yên đó" ý muốn đề cao đến trách nhiệm cá nhân, ý thức phòng dịch giữa người với người.

"Phương án phong tỏa đơn thuần để tách F0 ra khỏi cộng đồng trong bối cảnh này không còn hiệu quả, chỉ còn cách nâng mức độ giãn cách, đồng thời huy động quân đội - công an vào cuộc vận chuyển các món đồ thiết yếu đến tận tay người dân song song tiêm vắc xin được xem là lá bài quan trọng lúc này.

Quân đội vào cuộc và sẽ kiểm soát một cách kỹ lưỡng nhất, không để người dân đi ra đường giao lưu với bất cứ lý do gì, mọi thành phần trong xã hội buộc phải tuân thủ tự cách ly "ở yên một chỗ".

Việc người - người, nhà - nhà đều giãn cách sẽ rất khó để virus có thể "nhảy" từ người này sang người khác, từ nhà này qua nhà khác, từ cụm dân cư này sang cụm dân cư khác. Mỗi người dân phải tự giác giãn cách từ trong chính gia đình mình, giãn cách trong cộng đồng. Nếu việc này thực hiện nghiêm túc, virus hết "đất sống".

Chỉ cần tồn tại một bộ phận nhỏ "xé rào" tránh giãn cách cũng có thể phá vỡ mọi nỗ lực của cả triệu người khác. Những người đó chính là những cầu nối cho virus vượt vòng vây để tìm được "đất sống mới" và tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Kết quả của việc phong tỏa, giãn cách phụ thuộc chính vào từng người dân của thành phố. Ngay lúc này, chính quyền cần tạo niềm tin cho người dân sẽ được đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa.

Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM

HOÀNG LỘC

Video liên quan

Chủ Đề