Bà bầu có nên ăn củ sâm đất không

Giúp mẹ giải tỏa băn khoăn 'bà bầu ăn rau sam đất được không?'

(VOH) – Nhiều người thích ăn rau sam vì giàu dinh dưỡng và có hương vị đắng đặc biệt. Tuy nhiên, một số người cho rằng rau sam không tốt cho phụ nữ mang thai, vậy bà bầu ăn rau sam đất được không?

Rau sam đất theo Đông y là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe con người. Trong  y học hiện đại, loại rau này cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như chất béo, magie, protein, vitamin nhóm B, canxi... Do có sự dồi dào về dinh dưỡng nên nhiều mẹ bầu muốn thêm rau sam vào chế độ ăn uống của mình, song vẫn khá lo ngại về tính an toàn khi sử dụng.

1. Bà bầu ăn rau sam đất được không?

Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ đã chọn ăn rau sam như một loại rau giúp thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, rau sam có tính hàn nên trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) mẹ bầu không nên ăn rau sam để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu ăn rau sam trong giai đoạn đầu mang thai có thể sẽ khiến co cơ trơn tử cung quá mức, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, chảy máu tử cung bất thường, thậm chí là sảy thai, sinh non.

Bà bầu có nên ăn củ sâm đất không
Bà bầu có thể ăn rau sam với lượng vừa phải sau khi qua được giai đoạn đầu thai kỳ (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn sắp sinh mẹ bầu nên ăn nhiều rau sam hơn một chút, vì sẽ có lợi cho việc sinh nở. Mẹ bầu có thể ăn rau sam dưới dạng luộc, nấu canh hoặc xào với các loại thực phẩm khác.

Bà bầu ăn rau sam đất trong những tháng cuối thai kỳ một cách hợp lý sẽ giúp cơ thể có thêm nhiều dưỡng chất có lợi, đặc biệt là thành phần omega-3.

Phụ nữ mang cần cung cấp omega-3 cho cơ thể để giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ trong máu, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp, hỗ trợ các vấn đề làn da của mẹ và trí tuệ của bé.

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng khác có trong rau sam như vitamin A, C, vitamin nhóm B, cùng các khoáng chất như kali, magie, sắt, canxi, chất xơ, chất chống oxy hóa (flavonoid, phytoestrogen...) sẽ mang đến một số tác dụng tốt cho cơ thể mẹ bầu, cụ thể:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó ngăn ngừa một một tình trạng như táo bón thai kỳ, viêm ruột,...
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu, bổ gan thận
  • Ngăn ngừa một số một loại ung thư nhờ có chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa

Xem thêm: Tam cá nguyệt thứ 3: ‘Cục cưng’ xoay đầu và chuẩn bị đến với thế giới!

3. Bà bầu ăn rau sam bao nhiêu là tốt?

Như đã nói, bà bầu cần hạn chế hoặc không ăn rau sam trong thời điểm 3 tháng đầu mang thai để tránh gặp phải những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu có nên ăn củ sâm đất không
Mẹ bầu chỉ nên ăn rau sam  khoảng 200 – 300g/tháng (Nguồn: Internet)

Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể tiêu thụ rau sam nhưng chỉ ăn với một lượng vừa đủ và cũng không nên ăn liên tục. Theo khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 200 – 300g/tháng và nên chia thành 1 – 2 bữa ăn nhỏ trong một tháng.

4. Một số món ngon từ rau sam cho bà bầu

Với rau sam, mẹ bầu có thể đem luộc chấm với nước cá kho hoặc nước mắm tỏi ớt. Ngoài ra, mẹ bầu dùng rau sam nấu canh với thịt băm, nấu canh cá rô đồng cũng giúp mang lại nhiều dinh dưỡng.

4.1 Canh rau sam thịt băm

Rau sam mua về nhặt bỏ lá hư hỏng, đem rửa sạch, để ráo. Thịt băm ướp cùng với các gia vị đường, muối, hạt nêm, bột ngọt theo khẩu vị.

Sau đó, phi thơm một chút hành tím băm nhỏ. Nghe mùi thơm thì cho thịt băm vào xào săn với chút mắm cho thơm.

Tiếp theo, cho nước vào đun sôi, nước sôi thì mẹ cho rau sam vào. Nấu cho rau sam chín tới, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp là hoàn thành.

4.2 Canh rau sam nấu cá rô đồng

Mua cá rô đồng to về làm sạch cá, ướp cho thấm gia vị. Rau sam mua về nhặt bỏ lá hư hỏng, đem rửa sạch, để ráo.

Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi, rồi cho cá vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau sam vào, đồng thời nêm nêm gia vị theo khẩu vị, rau sam chín thì tắt bếp.

Múc canh ra tô, rắc thêm hành cắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi.

4.3 Rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt

Rau sam mua về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra.

Rau sam luộc thường chấm mắm cái hoặc chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc…) kho gừng nghệ đều ngon khó cưỡng.

Như vậy, rau sam là loại rau ăn phổ biến và mẹ có thể thêm vào trong chế độ ăn uống thai kỳ. Trừ giai đoạn 3 tháng đầu mang thai nên hạn chế ăn, thì những tháng tiếp theo mẹ bầu ăn rau sam với lượng hợp lý sẽ giúp nhận về nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Củ sâm đất – đặc sản vùng cao ‘xuống phố’, nhà nhà mách nhau ‘săn lùng’ vì 4 tác dụng bồi bổ sức khỏe

(VOH) – Vào những tháng cuối năm, các bà nội trợ lại ‘xốn xang’ vì tới mùa của củ sâm đất. Loại củ đặc biệt này có lợi ích sức khỏe thế nào mà được tìm kiếm và sử dụng khá phổ biến?

Từ xa xưa, củ sâm đất vốn đã xuất hiện trong các món ăn cũng như là dược liệu của nhiều bài thuốc Đông Y. Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và công dụng củ sâm đất đem đến cho sức khỏe.

1. Củ sâm đất là củ gì?

Củ sâm đất có tên khoa học là Smallanthus sonchifolius, được trồng nhiều ở dãy núi Andes – khu vực Nam Mỹ. Tại Việt Nam, củ sâm đất còn được gọi là củ khoai sâm, khoai sâm đất, địa tàng thiên hay hoàng sin cô.

Ta biết đến củ khoai sâm như một “đặc sản vùng cao”, bởi bà con ở vùng núi Lào Cai trồng khá nhiều loại củ này. Củ sâm đất được trồng từ trước Tết, khi cây trổ hoa màu vàng là tới mùa thu hoạch, vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm. 

Hình dạng bên ngoài của củ sâm đất khá giống khoai lang, tuy nhiên ruột bên trong màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ như nhân sâm, nhiều nước và có vị ngọt thanh. 

Bà bầu có nên ăn củ sâm đất không
Củ sâm đất có hình dáng khá giống khoai lang (Nguồn: Internet) 

Sâm đất là loại củ mọng nước, bổ sung nhiều dưỡng chất kích thích sản xuất các lợi khuẩn trong cơ thể. Mặc dù không có tác dụng như một loại thuốc nhưng củ sâm đất được đánh giá là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lý khá hiệu quả. 

2.1 Cải thiện hệ tiêu hóa

Dưỡng chất fructooligosaccharide và inulin được tìm thấy nhiều trong củ sâm đất sẽ đi tới ruột già, trở thành nguồn thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn đường ruột lành mạnh như bifidobacterium, lactobacillus, từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa. 

Xem thêm: Inulin có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch?

2.2 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

Củ sâm đất có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp, không làm tăng đột biến lượng đường trong máu, từ đó có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. 

2.3 Kiểm soát cân nặng 

Trong thời kì thực hiện kế hoạch giảm cân, bạn có thể bổ sung thêm củ sâm đất. Sâm đất là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, tạo cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn, góp phần kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng đẹp. 

Xem thêm: 7 nhân tố 'phá hoại' nỗ lực ăn kiêng giảm cân của bạn

2.4 Tăng cường sức khỏe xương

Theo nhiều nghiên cứu, nồng độ pH ở ruột già thay đổi nhờ quá trình lên men của fructooligosaccharides, điều này sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa canxi, magie, phốt pho, tăng mật độ xương và củng cố sức khỏe hệ vận động. 

Bà bầu có nên ăn củ sâm đất không
Hoạt chất trong củ sâm đất giúp tăng mật độ xương, vận động tốt hơn (Nguồn: Internet)

3. Bà bầu có ăn được củ sâm đất không?

Củ sâm đất giòn ngọt, có mùi thơm dễ chịu, bà bầu có thể ăn thêm để cải thiện sức khỏe cũng như khắc phục tình trạng ngán ăn. Một số lợi ích quan trọng mà củ sâm đất mang lại cho mẹ bầu:

  • Bổ sung nước cho cơ thể, thanh nhiệt và giải độc. 
  • Duy trì cân nặng, hạn chế tăng cân quá mức trong thai kì. 
  • Phục hồi sức khỏe làn da, mịn màng và bớt khô rạn. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mẹ bầu không ăn quá nhiều liên tục, làm giảm khả năng hấp thu các thực phẩm khác và nên hạn chế ăn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Xem thêm: 6 thay đổi quan trọng mẹ bầu sẽ trải qua ở kì tam cá nguyệt thứ nhất

4. Món ăn từ củ sâm đất 

Củ sâm đất có thể ăn sống hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn đơn giản tại nhà. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:  

  • Nộm sâm đất: Sâm đất thái sợi mỏng rồi trộn với tôm hoặc thịt gà xé, ăn kèm với các món chiên xào sẽ giảm bớt cảm giác ngấy.
  • Sâm đất hầm xương: Món canh thanh mát dễ ăn, củ sâm đất khi hầm chín có vị ngọt bùi, dẻo thơm và không bị nát. 
  • Thịt bò xào sâm đất: Sâm đất xào cùng thịt bò và hành tỏi phi thơm là món ăn rất “đưa cơm” bởi vị đậm đà, thơm bùi hòa quyện. 

Lưu ý: Sâm đất có tính hàn nên khi chế biến có thêm một vài lát gừng, tuyệt đối không nên nấu chung với hải sản bởi sẽ gây tiêu chảy. 

Xem thêm: Những cách chế biến củ sâm đất thành món ăn ngon ‘đúng điệu’

5. Cách chọn củ sâm đất ngon 

Để chọn mua được củ sâm đất ngon đúng ý, xin “mách bạn” một số bí quyết:

  • Chọn củ có kích thước vừa phải, không chọn củ quá to sẽ giảm độ ngọt giòn hoặc chọn củ nhỏ, dài thì có nhiều xơ. 
  • Hạn chế chọn củ bị rỗ màu đen, quá mềm, tránh trường hợp khoai đã thối hỏng. 
  • Nên dùng trong thời gian sớm nhất để sâm đất không bị mất chất dinh dưỡng. 

6. Hàm lượng dinh dưỡng của củ sâm đất

Các chỉ số dinh dưỡng trong 1kg củ sâm đất được phân tích như sau: 

  • Carbohydrate: 106 g
  • Fructan: 62 g
  • Đường: 26 g
  • Chất đạm: 3.7 g
  • Chất xơ: 3.6 g
  • Chất béo: 0.244 g

Vậy là củ sâm đất mà các bà các cô đang hết lòng “mê mẩn” vừa thơm ngọt dễ ăn vừa có công dụng cải thiện sức khỏe. Tìm mua củ sâm đất để thưởng thức cùng gia đình nhé! 

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Yacon Root Syrup: Are There Health Benefits? - Trang webmd (Cập nhật ngày 18/12/2020)