Ảnh hưởng của dự án xây dựng đến môi trường

482 Lượt xem - 23-05-2020 08:50

Quy hoạch để triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết thế nhưng ảnh hưởng của vấn đề này đến cuộc sống người dân và môi trường cũng rất nặng nề.

Những hệ lụy từ việc quy hoạch nhưng không xử lý môi trường là rất nghiêm trọng, bài học kinh nghiệm từ một số dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

Người dân mãi sống chung với nước thải, bụi và rác thải

Theo Bộ TNMT, diện tích đất đô thị khoảng 1,4 triệu ha, chiếm 4,35 điện tích tự nhiên. Từ 2010 – 2020, diện tích này tăng lên khoảng 81.453 ha quỹ đất đô thị sử dụng từ đất nông nghiệp. Dự kiến năm 2020, diện tích đất đô thị rơi vào khoản 1,9 triệu ha. Đặc biệt 2 đô thị Hà Nội và TP. HCM chiếm diện tích lớn nhất với tốc độ tăng mỗi năm từ 3,8 – 4%.

Thế nhưng vẫn còn 1 vấn đề là diện tích đất quy hoạch vẫn chưa đáp ứng đầy đủ đời sống xã hội. Nhiều đô thị chưa đáp ứng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có quỹ đất mở rộng thoát nước đô thị phù hợp với nhu cầu phát triển.

Các đô thị hiện nay đang gặp nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, chủ yếu bụi và khí độc hại phát sinh từ các phương tiện giao thông, công trình xây dựng các khu đô thị, tòa nhà,… Do đó trong thời gian qua, chất lượng không khí ở đây chưa phù hợp với việc xây dựng các tuyến giao thông làm phát tán bụi vào môi trường gây ô nhiễm trong các khu vực dân cư.

Đặc biệt rác thải cũng trở thành vấn nạn tại các khu vực đô thị hiện nay. Ở Hà Nội, ước tính mỗi ngày thải ra khoảng 6.500 tấn. Và biện pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp [chiếm 89%] còn lại là sử dụng các công nghệ xử lý hiện đại. Rất nhiều khu vực chưa có năng lực thu gom và xử lý rác thải, con số này chỉ chiếm khoảng 70%.

Cuối cùng là phải nhắc đến vấn đề xử lý nước thải ô nhiễm trên địa bàn Hà Nội. Điển hình là Trường mầm non Kitten [Khu Ngoại giao đoàn] đang sống chung nheièu điểm nóng về ô nhiễm. Nước thải xả tại đây với nhiều vũng nước đọng có diện tích đến 300 m2. Xung quanh khu vực này thường nổi váng bọt đen cùng với rác thải sinh hoạt phủ trên bề mặt. Nước thải không ngừng thải ra gây bốc mùi hôi thối khó chịu.

Cũng nên nhắc đến trường hợp Nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm do dầu thải. Trong khoảng thời gian dài kể từ thời điểm phát hiện chất lượng nước sinh hoạt không còn đảm bảo, cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn.

Những bài học trong việc phát triển đô thị

Trong khi các đô thị ở Việt Nam có sự phát triển nhanh và không ngừng thay đổi diện mạo thì khá nhiều tiêu cực phát sinh làm chất lượng môi trường giảm sút đáng kể.

Tốc độ đô thị hóa làm bàn đạp để các khu đô thị, nhà cao tầng xuất hiện dày đặc. Vì tốc độ đô thị hóa quá nhanh nên việc xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường và cuộc sống con người ngày càng lỏng lẻo.

Hãy nhìn vào thực tế ở Việt Nam, diện tích cây xanh, nước mặt bị phá hủy, dự án công trình công cộng sai mục đích, khu vui chơi côn cộng bị thu hẹp. Diện tích đất ở đô thị ngày càng mở rộng nhưng chưa thực sự đáng sống so với mục đích phát triển.

Nhất là khi Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trường tại các khu đô thị, chủ yếu là do mục đích quy hoạch chưa thật sự phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật gắn với sự phát triển của xã hội. Với quá trình quy hoạch một cách ồ ạt khiến chất lượng đô thị giảm, làm mất cân bằng giữa việc bảo tồn và phát triển các di sản ở đô thị, chưa đáp ứng khả năng phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Xem thêm bài viết xử lý nước thải đô thị!

Nhiều vấn đề đặt ra các khu vực đô thị cũ lại xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở hạ tầng mới nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp tương ứng với yêu cầu phát triển. Song song, các khu vực đô thị mới hoặc mở rộng lại chưa tính toán kỹ lưỡng đến vấn đề tiêu thoát nước cho một khu vực cụ thể. Đó là những sự cố thường gặp làm chậm tốc độ thoát nước ở các khu vực cũ và thường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại các khu đô thị mới.

Cả 2 đô thị là Hà Nội và TP. HCM thường xuyên gặp phải các vấn nạn như ngập úng thường xuyên, ô nhiễm và hạn chế các phương tiện giao thông công cộng. Đó cũng chính là nguyên nhân làm tổn thất đến nền kinh tế của người dân. Những điểm tiêu cực được thể hiện rõ nét nhất đó chính là việc xây dựng trái phép, vi phạm giấy phép kinh doanh, quy hoạch đô thị thấp, quy hoạch theo các lợi ích của chủ dự án, chưa phù hợp với điều kiện xã hội.

Những nguyên nhân khiến tình trạng này diễn biến thất thường do công tác quy hoạch chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, quy hoạch chưa đồng bộ hoặc quy hoạch chưa phù hợp hoặc việc giám sát quy hoạch chưa phù hợp. Trong đầu tư và phát triển đô thị, nhiều dự án quy hoạch ngày càng bộc lộ nhiều bất cập và khó khăn tại đô thị. Như vậy để quy hoạch đô thị cần gắn với các vấn đề sức khỏe, đa dạng sinh học và phù hợp với mong muốn của cộng đồng. Quy hoạch phải làm sao tạo ra nhiều lợi ích cho người dân, nhất là phải đảm bảo giữ gìn môi trường sống tích cực hơn.

Báo Lao động Thủ đô có bài viết về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Trong khi đó, thực trạng ô nhiễm môi trường từ các dự án xây dựng đang trở thành nỗi lo hiện hữu của người dân Hà Nội.

Qua tìm hiểu, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hàng nghìn công trường xây dựng lớn, nhỏ thi công. Ngoài ra, mỗi tháng có khoảng hơn 10.000m2 đường bị đào bới để triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật. Một kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hiện chất lượng môi trường của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang giảm sút nghiêm trọng, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng.

Mỗi năm môi trường không khí thành phố phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Trong đó, quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi công.

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương [thuộc các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm] trong vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển một cách nhanh chóng từ các công trì tòa nhà chung cư, văn phòng thương mại. Xe tải cỡ lớn nườm nượp nối đuôi nhau chở phế thải, vật liệu xây dựng ra vào các công trình.

Và hệ lụy đi kèm là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các dự án này. “Nhiều năm qua, tôi thường xuyên phải di chuyển qua tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương đã chứng kiến không biết bao nhiêu bụi bẩn tại các công trình xây dựng dọc tuyến đường này.

Mặc dù chủ đầu tư có tiến hành che chắn nhưng chỉ hạn chế được phần nào bụi bẩn từ công trường xây dựng chứ không thể hết được.

Hơn nữa, các xe chở vật liệu xây dựng ra vào công trường không được che chắn cẩn thận khiến đường xá càng thêm bẩn. Những hôm trời mưa, các xe chở đất đào móng từ các công trình xây dựng khiến nước bẩn chảy đầy ra đường, gây trơn trượt cho người tham gia giao thông”, Chị Đinh Vũ Mỹ Linh [trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm] cho hay.

Không chỉ bụi bẩn, tiếng ồn từ các công trình xây dựng ở đây cũng trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Những người dân sinh sống dọc tuyến đường này cho hay, các dự án khi ở giai đoạn đào móng, ép cọc gây ra tiếng ồn rất khủng khiếp. Trong khi đó, dự án xây dựng thường nằm liền kề với nhà dân nên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.

Có dự án để kịp tiến độ, đơn vị thi công thi công cả ngày lẫn đêm, những tiếng máy móc, đóng móng cọc rồi sắt thép va đập vào nhau khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Còn tại dọc tuyến đường Lương Thế Vinh [Nam Từ Liêm], rác thải được tập kết tràn lan gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị và bức xúc cho người dân.

Theo quan sát, rác thải chủ yếu là vôi vữa, bê tông, bao bì, vật liệu xây dựng từ công trường đã qua sử dụng. Theo người dân sinh sống tại đây, rác, phế thải xây dựng đã xuất hiện tại đây từ rất lâu. Nguồn rác thải này chủ yếu từ những công trình xây dựng được vận chuyển và đổ trộm xuống đây…

Có thể thấy, ô nhiễm môi trường do sự phát triển của đô thị đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, làm giảm chỉ số cạnh tranh của Hà Nội khi thu hút đầu tư.

Và việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng chỉ có thể hiệu quả khi các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ như phân luồng giao thông, hạn chế phương tiện di chuyển vào khu vực xây dựng, áp dụng việc phun, rửa phương tiện ra vào công trường… cũng cần phải được đơn vị thi công tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.

Nguồn: Lao động Thủ đô

Từ 1/4, công trình vi phạm quy định về môi trường sẽ lập tức bị dừng thi công

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/4/2018, thay thế cho Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Thông tư 02/2018 nêu rõ, đối với chủ dự án, cần lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận trước khi thi công xây dựng công trình.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công hoặc có nguy cơ dẫn đến mất an toàn môi trường.

Đồng thời, chủ đầu tư phải phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công.

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 [một] lần/năm và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15/01 của năm kế tiếp. Đồng thời cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng.

Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho chủ dự án và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ dự án về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng.

Page 2

5 nhà đầu tư đầu tiên vào khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước đều đến từ Hàn Quốc, với tổng vốn đăng ký 80 triệu USD, gồm các công ty: Hankuk Carbon, Yongsung, River Runs, Hankuk Advanced Material và Mi Sung.

Theo ông Huỳnh Anh Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước: “Khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước là dự án có ý nghĩa rất tâm huyết, mà nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết rất mong mỏi được hình thành và được sự đồng thuận của lãnh đạo 2 tỉnh anh em Bình Dương – Bình Phước”.

Dự án khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước có diện tích “khủng” tới … 4.633 ha. Vị trí dự án nằm ngay nơi giao thoa của 2 tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13 và 14 đã được nâng cấp, mở rộng, rút ngắn thời gian lưu thông từ Chơn Thành [Bình Phước] về TPHCM – trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Đây cũng làm điểm cuối của đường Hồ Chí Minh nối liền càc tỉnh Tây Nguyên và khu vực miền Đông Nam bộ.

Chủ đầu tư dự án khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex – Bình Phước – Công ty liên doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – TNHH MTV [Becamex IDC] với Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé và một số công ty khác. Trong đó, Becamex IDC và Cao su Sông Bé là 2 đối tác chính, tạo sự phát triển của dự án.

Khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước có cơ cấu sử dụng đất khu công nghiệp [2.448,2 ha] và đất quy hoạch khu dân cư [2.185 ha], được tổ chức theo mô hình khu liên lợp công nghiệp – dịch vụ và đô thị. Toàn bộ diện tích đất thuộc các xã Thành Tâm, Minh Thành, Nha Bích và thị trấn Chơn Thành [huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước]. Dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 200.000 lao động và tạo ra một khu đô thị bảo đảm nhu cầu sinh hoạt cho khoảng 200.000 người dân.

Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước sẽ trở thành cửa ngõ hàng hóa, dịch vụ giao lưu nội địa và quốc tế. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ tạo dựng một môi trường đầu tư mới, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Bình Phước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với nguồn thu ngân sách bền vững từ vốn đầu tư trong và ngoài nước, dự kiến 3 tỷ USD và là động lực thúc đẩy kinh tế Bình Phước phát triển bền vững…

Nguồn: Báo Mới

Video liên quan

Chủ Đề