Ăn tỏi đen lúc nào thì tốt nhất

Tỏi từ lâu đã được coi là loại "thần dược" với sức khỏe của chúng ta bởi rất nhiều tác dụng mà nó mang lại. Vậy, nên ăn tỏi vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?

Tác dụng của tỏi với sức khỏe

Tỏi thuộc họ Allium (hành), loại rau củ được sử dụng rộng rãi để tăng thêm hương vị cho món ăn, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng chủ yếu là do sự hiện diện của các hợp chất organosulfur bao gồm allicin và ajoene.

Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi không chỉ giới hạn trong việc nấu ăn mà còn được sử dụng như một loại thuốc qua lịch sử cổ đại và hiện đại. Tỏi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chống lại các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, ho, huyết áp cao, viêm khớp, đau răng, táo bón và nhiễm trùng.

Một trong những cách phổ biến nhất để tiêu thụ tỏi có lợi cho sức khỏe là ăn khi bụng đói vào buổi sáng. Thực hành này đã được Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) chứng minh từ lâu.

Vậy nên ăn tỏi vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn tỏi đen lúc nào thì tốt nhất

Nên ăn tỏi vào lúc nào để tốt cho sức khỏe?

Nên ăn tỏi vào lúc nào?

Tỏi được coi như loại "thần dược" đối với sức khỏe của chúng ta bởi rất nhiều tác dụng mà nó mang lại.

Thế nhưng, rất ít người biết rằng, ăn tỏi vào thời điểm thích hợp còn giúp tăng cường tác dụng gấp nhiều lần hơn nữa.

Thời gian tốt nhất để có sự kết hợp giữa mật ong và tỏi này là vào buổi sáng. Luôn trộn mật ong với tỏi, vì ăn tỏi sống có thể gây chua, nhưng kết hợp mật ong với tỏi không gây hại như vậy. Trên thực tế, mật ong và tỏi giúp đối phó với nhiễm trùng dạ dày và điều trị chúng theo cách tự nhiên.

Tỏi là chất chống ô xy hóa tuyệt vời, nó cũng giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Chỉ cần thường xuyên tiêu thụ hỗn hợp mật ong-tỏi vào buổi sáng và bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ nó.

Những lợi ích với sức khỏe khi ăn tỏi vào buổi sáng

- Hỗ trợ điều trị cực hiệu quả cho những người đang bị tiêu chảy, giảm các triệu chứng đi ngoài, mất nước, buồn nôn, mệt mỏi và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

- Kiềm chế các triệu chứng tăng huyết áp, bên cạnh đó sẽ làm tăng cường hoạt động lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

- Đặc biệt, nó còn có tác dụng giảm mức độ cholesterol xấu trong máu.

- Hỗ trợ hoạt động của gan và bàng quang, giúp thải độc tốt hơn, mang lại một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể của chúng ta.

- Quan trọng hơn, nó còn tiêu diệt các ký sinh trùng và làm sạch cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật. Cũng nhờ tác dụng thải độc này mà tỏi còn được dùng để detox, thanh lọc cơ thể.

- Tỏi rất tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

- Tỏi kích thích sự thèm ăn ở những người gầy, người suy dinh dưỡng, người đang bị ốm, suy nhược cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn.

- Giảm sự căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái hơn, xua tan mỏi mệt.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Nên ăn tỏi vào lúc nào". Hãy thường xuyên bổ sung tỏi trong chế độ ăn của mình nhé.

Mách nhỏ cho bạn: Tỏi Đen SUNKUN làm từ tỏi trắng được trồng tại kinh môn, tỉnh Hải Dương bằng phương pháp sinh học, lên men với quy trình chuẩn của nhật bản và hoàn toàn tự nhiên, đã tạo ra củ tỏi đen cô đơn dẻo dai, thơm ngọt và công dụng vô cùng tuyệt vời.

Thời gian gần đây tỏi đen được rất nhiều người truyền tai nhau về những công dụng “thần dược” trong việc ngăn ngừa ung thư. Cũng xuất phát từ đó mà người ta biết đến và ăn tỏi đen ngày càng nhiều. Vậy thực hư ăn tỏi đen có tác dụng gì bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều này.

1. Tỏi như thế nào được gọi là tỏi đen

Tỏi đen vốn được làm từ tỏi trắng thông thường trải qua quá trình phản ứng Maillard. Theo đó, tỏi trắng sẽ được đem nung ở những nhiệt độ khác nhau trong vài tuần để cho nhân tỏi chuyển từ màu trắng sang màu đen. Cũng nhờ quá trình này mà mùi hăng của tỏi bị loại bỏ, tỏi có được vị ngọt rất dễ chịu.

Ăn tỏi đen lúc nào thì tốt nhất

Tỏi đen có rất nhiều tác dụng với sức khỏe

Sở dĩ tỏi đen có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe là vì quá trình làm nên nó đã làm cho hàm lượng S-allyl-L-cysteine tăng gấp 4 - 5 lần và hàm lượng các nhóm hoạt chất khác cũng tăng vượt trội như: polyphenol, sulfur hữu cơ, đường Fructose,...

2. Khi ăn tỏi đen có tác dụng gì cho sức khỏe chúng ta

2.1. Ngừa ung thư

Thành phần axit amin cystein và S-allylcysteine có trong tỏi đen giúp ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Chính những hợp chất này đã giúp cho tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư như: đại tràng, dạ dày, gan, vú,... Do đó, khi đã biết ăn tỏi đen có tác dụng gì rất nhiều người đã bổ sung loại củ này vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.

2.2. Phòng chống nhiễm trùng

Vẫn là hoạt chất S-allylcysteine trong tỏi đen, nó không chỉ giúp phòng ngừa bệnh ung thư mà còn giúp cơ thể hấp thụ được một hợp chất ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm da là allicin. Mặt khác, S-allylcysteine còn giúp cho vết thương nhanh lành hơn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.

2.3. Phòng ngừa tiểu đường

Thường xuyên ăn tỏi đen với lượng dùng phù hợp và đúng cách giúp cho nồng độ cholesterol trong cơ thể được hạ xuống mức thấp. Vì thế mà nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng được giảm thiểu.

2.4. Ngừa lão hóa

Trong tỏi đen có rất nhiều các loại vitamin, protein và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như đồi mồi, nám, nhăn nheo,...

2.5. Giảm nguy cơ đối với bệnh tim

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có trong tỏi đen còn thúc đẩy quá trình lưu thông hệ tuần hoàn, hỗ trợ chức năng và củng cố sức khỏe hệ tim mạch đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tim do tiểu đường.

Ăn tỏi đen lúc nào thì tốt nhất

Tìm hiểu ăn tỏi đen có tác dụng gì nhiều người phát hiện ra nó ngăn ngừa lão hóa da rất tốt

Ngoài ra, hàm lượng polyphenol trong tỏi đen còn cao gấp 5 lần tỏi thường nên trái tim của chúng ta cũng sẽ được bảo vệ tối ưu trước tác hại của các gốc tự do. Thêm một điều không thể bỏ qua nữa là tỏi đen giúp bảo vệ thành mạch nhờ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch để không bị đột quỵ.

2.6. Một số tác dụng khác

Nhiều người do không biết ăn tỏi đen có tác dụng gì với thai phụ nên bỏ qua tỏi đen. Thực tế tỏi đen có vị ngọt và không hăng nên mẹ bầu sẽ cảm thấy rất dễ ăn. Đặc biệt loại củ này có rất nhiều thành phần tốt với phụ nữ mang thai như: hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ; cải thiện hệ miễn dịch để chống lại bệnh cảm cúm, ho,...

Trong tỏi đen còn có các hợp chất sulfur hữu cơ và dẫn chất tetrahydro carboline giúp tiêu diệt triệt để các gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho cơ thể. Do đó có thể xem tỏi đen như một dược phẩm rất có ích cho sức khỏe của tất cả mọi người.

3. Cách ăn tỏi đen đúng để phát huy tác dụng tốt nhất cho sức khỏe

3.1. Cách ăn tỏi đen

Từ những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được ăn tỏi đen có tác dụng gì. Điều đáng nói là cách ăn như thế nào để những tác dụng ấy được phát huy một cách hiệu quả. Rất đơn giản, bạn chỉ cần:

- Mỗi ngày ăn trực tiếp 2 - 3 củ tỏi đen. Không nên kết hợp tỏi đen với bất kỳ thực phẩm nào mà thay vào đó hãy ăn riêng để nó phát huy tối đa công dụng vốn có.

Ăn tỏi đen lúc nào thì tốt nhất

Tỏi đen ngâm mật ong có thể chữa bệnh viêm họng

- Đem ngâm tỏi đen với rượu nếp rồi mỗi ngày uống 1 - 3 lần, mỗi lần khoảng 50ml.

- Ngâm 125 - 150g tỏi đen với mật ong trong vòng 3 tuần rồi đem ra sử dụng. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn điều trị bệnh cảm lạnh, viêm họng rất tốt.

- Bóc lấy 3 - 6g tỏi đen cho thêm vào chút nước ấm rồi ép lấy nước uống cũng là một cách rất tốt để phát huy tác dụng của tỏi đen.

3.2. Những trường hợp không nên ăn tỏi đen

Tuy tỏi đen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là với ai nó cũng tốt. Nói như vậy có nghĩa là có những trường hợp tốt nhất không nên ăn tỏi đen, điển hình như:

- Người bị bệnh huyết áp thấp.

- Người đang phải dùng thuốc chống đông máu.

- Người có tiền sử dị ứng tỏi.

- Người bị tiêu chảy.

Riêng phụ nữ mang thai, người bị bệnh gan, thận mắt thì không nên lạm dụng tỏi đen mà chỉ nên ăn nó với một lượng vừa phải.

Khi đã biết được ăn tỏi đen có tác dụng gì rất nhiều người cố gắng đưa loại củ này vào chế độ ăn hàng ngày nhưng lại không biết thời điểm nào tốt nhất để ăn tỏi đen. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tốt nhất nên ăn tỏi đen trong hoặc ngay sau mỗi bữa ăn vì nó giúp dịch vị tiết ra nhiều hơn, cơ thể cũng dễ dàng hấp thu các chất có trong tỏi đen hơn và tránh được những tác dụng không mong muốn đến dạ dày.

Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng bạn đọc đã biết được ăn tỏi đen có tác dụng gì và ăn thế nào để phát huy tốt nhất công dụng của nó. Ngoài ra, bạn đọc cũng nên lưu tâm đến một số trường hợp không nên ăn tỏi đen để việc bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể không vô tình trở thành tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh lý đang có.

Ăn tỏi đen vào khi nào là tốt nhất?

Người bình thường có thể ăn tỏi đen vào bất cứ lúc nào, nhưng ăn tốt nhất trước bữa ăn 30 phút. · Trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng không quá 10g/ ngày, ăn nhiều có thể bị táo bón. · Khi dùng rượu ngâm tỏi đen, không nên dùng quá 30ml mỗi ngày, sẽ dẫn tới thừa chất do cơ thể không hấp thụ hết.

Không nên ăn tỏi đen khi nào?

Mặc dù tỏi đen mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như: - Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt... thì không nên dùng nhiều tỏi. - Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.

Ăn tỏi đen trong thời gian bao nhiêu lâu thì ngưng?

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, thông thường chỉ cần người dùng kiên trì sử dụng tỏi đen trong vòng 1 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả phòng, hỗ trợ điều trị bệnh một cách rõ rệt, sức khỏe tốt hơn và việc điều trị bệnh cũng tiến triển theo chiều hướng tốt. Vì vậy, bạn có thể ngưng sử dụng sau 1 tháng ăn tỏi đen mỗi ngày.

Những người nào không nên dùng tỏi đen?

- Người bị bệnh về mắt, gan, thận: tỏi đen có thể tác động đến các cơ quan như mắt, gan, và thận, đặc biệt đối với những người đã có vấn đề về sức khỏe này. Ngoài ra, một số trường hợp sau cũng không nên dùng tỏi đen như: phụ nữ mang thai, nóng sốt, những người sử dụng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi...