Ai đội đá mà sống ở đời nghĩa là gì

Ai đội đá mà sống ở đời.

đội

@đội *Danh từ -tổ chức chặt chẽ gồm một số người nhất định cùng làm một nhiệm vụ =đội du kích Bắc Sơn ~ đội kèn ~ đội tuyển quốc gia -[thường viết hoa] Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [nói tắt] =được kết nạp vào Đội ~ đi sinh hoạt Đội *Động từ -mang trên đầu =nó đội cái mũ đen ~ đội thúng gạo -đỡ và nâng lên bằng đầu =đội nắp hầm chui lên

sống

@sống *Danh từ -cạnh dày của vật, ở phía đối lập với lưỡi, răng =sống dao ~ đập bằng sống cuốc -phần nổi gồ lên theo chiều dọc ở giữa một số vật =sống lá ~ sống lưng ~ sống mũi *Động từ -tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết =ông ấy vẫn còn sống ~ cá đang sống ~ cây cổ thụ vẫn còn sống -ở thường xuyên tại nơi nào đó, trong môi trường nào đó, trải qua ở đấy cả cuộc đời hoặc một phần cuộc đời của mình =tôi sống ở miền Nam ~ động vật sống dưới nước ~ loại cây này sống ở sa mạc -duy trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào đó =những người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới ~ cả gia đình ông sống bằng nghề làm thuê -sống kiểu nào đó hoặc sống trong hoàn cảnh, tình trạng nào đó =anh ấy sống độc thân ~ ông đã sống một cuộc đời thanh bạch -tồn tại với con người, không mất đi =Bác Hồ sống mãi với non sông, đất nước -cư xử, ăn ở ở đời =anh ta sống rất hoà thuận *Tính từ -ở trạng thái còn sống, chưa chết =bắt sống đem về ~ tế sống -xem trống [gà trống] -chưa được nấu chín =cơm sống ~ luộc rau vẫn còn sống ~ xà lách để ăn sống -[nguyên liệu] còn nguyên, chưa được chế biến =vôi sống ~ cao su sống -chưa thuần thục, chưa đủ độ chín =câu văn còn rất sống -chưa tróc hết vỏ hoặc chưa vỡ hết hạt khi xay =gạo xay sống -[chiếm đoạt] một cách trắng trợn =cướp sống *Tiền tố sống buôn săng chết bó chiếu, sống chết, sống chỉ mặt chết chỉ mồ, sống còn, sống dao, sống dở chết dở, sống để dạ chết mang theo, sống đọa thác đầy, sống động, sống đục thác trong, sống gửi xương, sống khôn thác thiêng, sống lá, sống lâu [lên lão làng], sống lưng, sống mũi, sống nay chết mai, sống ngâm da chết ngâm xương, sống ngoài pháp luật, sống nhăn răng, sống sít, sống sót, sống tết chết giỗ, sống thác, sống thừa, sống trâu, sống vô gia cư chết vô địa táng. *Hậu tố ăn sống nuốt tươi, bắt sống, cá sống vì nước, chết sống, chôn sống, còn sống, cột sống, cướp sống, cứu sống, da sống, dây sống, đời sống, đường sống trâu, kiếm sống, khoai sống, lẽ sống, người sống người chết, nhựa sống, quyền sống, rau sống, rất sống, sinh sống, sự sống, sức sống, thành sống, thịt sống, tủy sống, vui sống, xương sống. *Khác trường nghĩa sống [trống] mái, sống sượng /cây sống đời, gà sống [trống]. *Từ liên quan Sóng, Xống.

đời

@đời *Danh từ -khoảng thời gian sống của một sinh vật =mới ba mươi tuổi đời ~ những ngày cuối đời -cuộc sống, sự sống của con người =đổi đời ~ giúp ích cho đời ~ tinh thần lạc quan, yêu đời -xã hội loài người, thế gian =mọi sự ở đời ~ tiếng còn để đời ~ sống ở trên đời -từ dùng trong Công giáo, đối lập với đạo, để gọi chung những người không theo Công giáo hoặc những việc ngoài đạo =việc đời, việc đạo -khoảng thời gian dài không xác định trong thời gian tồn tại nói chung của loài người =chuyện đời xưa -lớp người sống thành những thế hệ kế tiếp nhau =truyền từ đời này sang đời khác ~ ai giàu ba họ, ai khó ba đời [tng] -thời gian giữ ngôi vua =đời vua Lý Thái Tổ ~ đời nhà Trần ~ Nguyễn Trãi là bậc công thần đời Lê -khoảng thời gian hoạt động của con người trong một lĩnh vực nhất định =đời học sinh ~ đời lính -lần kết hôn [với người mà nay đã bỏ hoặc đã chết] =anh ta đã có một đời vợ -thời gian sản xuất, dùng để chỉ kiểu, loại máy móc được sản xuất ở một giai đoạn, một thời điểm, đánh dấu một tiến bộ kĩ thuật nhất định =xe đời 81 ~ máy móc đời mới

đá

@đá *Danh từ -chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái Đất, thường thành từng tảng, từng hòn =dãy núi đá ~ tảng đá nằm chắn ngang dòng suối ~ ném đá giấu tay [tng] -nước đá [nói tắt] =cà phê đá ~ nước chanh đá *Động từ -đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho bị tổn thương hoặc cho văng ra xa =học sinh đang đá cầu ~ ông ta đá thằng bé -[một số động vật cùng loại] chọi nhau =con gà trắng đá con gà đen -cắt đứt quan hệ yêu đương một cách ít nhiều thô bạo =anh ta đá cô ấy rồi -xen lẫn vào cái có tính chất hoặc nội dung ít nhiều xa lạ [thường về cách nói năng] =đang nói tiếng Việt, chốc chốc lại đá vào một câu tiếng Anh ~ lối ăn mặc đá tỉnh đá quê *Tính từ -keo kiệt, bủn xỉn quá mức =ông ấy đá lắm, không cho ai cái gì bao giờ

@mà *Danh từ -hang của một số loài như cua, ếch, lươn, v.v. =ếch nằm mà ~ mà cua *Liên từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là không phù hợp với điều vừa nói đến =nói mà không làm ~ mệt mà không được nghỉ ~ khó thế mà vẫn làm được -từ biểu thị điều sắp nêu ra là một mặt khác, bổ sung cho điều vừa nói đến =tốt mà rẻ ~ chẳng hay mà cũng chẳng dở -từ biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích của việc vừa nói đến =tìm việc mà làm ~ nói cho mà hiểu ~ đau chân nhưng phải cố mà đi -từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến =nhờ chăm chỉ mà học hành tiến bộ ~ thấy mà ghét ~ ai nói gì mà nó tự ái -từ biểu thị điều sắp nêu ra là giả thiết, nêu lên để từ đó rút ra một kết luận, một nhận định =bây giờ mà đến thì cũng muộn rồi ~ tôi mà là anh tôi sẽ nói khác -từ biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung thuyết minh cho ý vừa nói đến =dễ gì mà hiểu hết ~ may mà đã chuẩn bị đầy đủ cả ~ cố gắng mà học cho giỏi -từ biểu thị điều sắp nêu ra thuyết minh đối tượng, sự vật, sự việc vừa nói đến =người mà tôi sắp kể là một nhà văn nổi tiếng *trợ từ -từ dùng ở cuối câu trong lối nói lửng, biểu thị ý khẳng định - thuyết phục hoặc giải thích, với một hàm ý để cho người đối thoại tự suy ra =đã bảo mà! ~ chỉ một chốc là xong thôi mà! *Tiền tố mà chược, mà cua, mà ếch, mà lại, [bệnh] mà lươn, mà thôi. *Hậu tố đừng mà, không mà, làm mà, thế mà, thôi mà. *Khác trường nghĩa mà cả, mà mắt /mặn mà.

@ở *Động từ -sống đời sống riêng thường ngày tại một nơi, một chỗ nào đó =gia đình họ ở nhà số 4 ~ hai người ở cùng phố ~ bố mẹ đều ở quê -có mặt trong một thời gian hoặc một thời điểm nhất định, tại một nơi, một chỗ nào đó =bây giờ tôi đang ở cơ quan ~ anh ấy đang ở nhà người bạn -sinh hoạt thường ngày trong những điều kiện nào đó =bà ấy ở bẩn quá -đối xử trong đời sống hằng ngày =bà ta ở bạc lắm -làm thuê dưới hình thức ăn ở luôn trong nhà chủ, làm các công việc phục dịch thường ngày =đi ở ~ thằng ở ~ thân phận đứa ở *Giới từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là nơi, chỗ, khoảng thời gian sự vật hay sự việc được nói đến tồn tại hay diễn ra =đi dự hội nghị ở trên tỉnh ~ xem phim ở rạp ~ đau ở vùng thắt lưng -từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái hướng vào đó của điều vừa nói đến [thường là một hoạt động tâm lí, tình cảm] =tin tưởng ở tương lai ~ hi vọng ở thế hệ trẻ

ai

@ai *Đại từ -từ dùng nói về người nào đó, không rõ [thường dùng để hỏi] =ai gõ cửa đấy? ~ xin lỗi, anh là ai? ~ linh cảm có ai đang nhìn mình -từ dùng chỉ người nào đó, bất kì =ai cũng được ~ tất cả, không trừ một ai ~ "Đố ai quét sạch lá rừng, Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây." [Cdao] -từ dùng nói về người nào đó, có khi là chính mình, mà không muốn nêu rõ ra =ai biết đâu đấy! ~ "Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu, Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?" [TKiều] *Tiền tố ai ai, ai bảo, ai biết, ai đấy, ai đời, ai lại, ai mượn, ai nấy, ai ngờ, ai oán. *Hậu tố bi ai, sầu ai. *Từ liên quan Ay [không có].

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"

Ai đội đá mà sống ở đời

Ghi chú: Không ai cả đời chịu đựng cảnh khốn khổ, bao giờ cũng tìm cách để có cuộc sống tốt hơn.

- Một kinh nghiệm mài son và mài mực: mài mực thì nhẹ tay như ru con, mài sonthì mạnh tay như người đánh giặc [10, tr. 425]. - Làm hai việc gần giống nhau nhưng mỗi việc phải làm theo một cách riêng, cái thìlàm nặng, cái thì làm nhẹ [19, tr. 190]. Tương tự như các câu trên, hiểu câu TN ở kết cấu so sánh thì chúng ta thấy cách hiểuthứ hai, thứ ba là hợp lí: so sánh việc mài mực và mài son mực: là thỏi mực màu đen, mềm, mài phải nhẹ tay và rất dễ mài; son: là hòn đá đỏ, cứng, mài phải mạnh tay và khó mài. Còncách hiểu thứ nhất có phần chưa hợp lí: mài mực, ru con khơng phải là việc vặt của ông đồ và việc đánh giặc tham gia phục vụ quân sự lại càng không phải.

3.2.2. Kết cấu phủ định

Theo cách hiểu thơng thường thì câu phủ định là câu có chứa từ ngữ phủ định không, chưa, chẳng, mà, ai, nào đâu,.... Có hai dạng phủ định: câu dùng để xác định sựvắng mặt của sự việc phủ định miêu tả và câu dùng để bác bỏ một ý nào đó phủ định bác bỏ.Trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong thơ ca thì câu có ý phủ định đã tạo nên sựđa nghĩa, đa mã trong tiếp nhận. Chẳng hạn: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều. Huy Cận – Tràng giang Từ “đâu” trong câu thơ có thể hiểu theo hai ý khác nhau. Thứ nhất là ở đâu đo âmthanh chợ chiều văng vẳng lại. Thứ hai là “đâu” có khơng có cả âm thanh của buổi chợchiều. Cách hiểu thứ hai càng làm tăng thêm vẻ hiu quạnh, buồn tẻ cũng là chủ đề bài thơ. Vậy “đâu” là một từ phủ định.Hay câu: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,Ai biết tình ai có đậm đà. Hàn Mặc Tử – Đây thôn Vĩ DạMặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau ở hai đại từ “ai” nhưng “ai biết” ở đây là “không ai biết” hay chính xác hơn là sự nghi ngờ tình đời, tình người – tức sự phủ định.Câu trong TN thường có kết cấu so sánh, khẳng định, còn câu phủ định ít được dùng, khơng phổ biến vì TN chủ yếu là kinh nghiệm, lời khuyên răn, những bài học gần như làchân lí nên phải dùng câu khẳng định. Dù vậy qua khảo sát những câu phủ định, chúng tơi thấy có một số câu có những cách hiểu khác nhau về nghĩa. Thí dụ:- Chẳng ai chịu cực khổ suốt đời, chẳng qua vì hồn cảnh [19, tr. 19].- Lời khuyên nên tự lực cánh sinh, đừng ỷ lại [46, tr. 08].- Khơng có gì là nhất định một mực, một mặt [10, 19, tr. 15, 19]. -Lời tự an ủi hoặc an ủi những người túng thiếu [46, tr. 08]. Cùngcấu trúc, có từ phủ định với hai câu trên, chúng ta còn có một số câu nữa nhưng chỉ hiểu có một nghĩa. Thí dụ : Ai vác dùi đục đi hỏi vợ trong các thủ tục cưới hỏi thì cần tếnhị, lịch sự; Của ngon ai để chợ trưa những thứ xấu mới khơng có người với đến; Của ngon đưa đến tận miệng ai từ cơ hội, vận may đến thì ai lại khơng mừng, không thể từchối; Ai đâu thương kẻ ngu si, ai đâu cho đứa nằm lì mà ăn khó chấp nhận những kẻ dốt nát, lường biếng; Ai gây với hủi không nên tiếp xúc với bệnh phong – quan niệm xưa;Chẳng ai chịu là cha kẻ cướp không ai nhận người xấu có quan hệ với mình; Ai biết chỗ ma ăn cỗ không ai biết được việc làm vụng trộm của người xấu mà không để lại dấu vết;Chẳng ai nắm tay đến tối, chẳng ai gối tay tới sáng khơng ai có thể giữ gìn cho cuộc sống mình được lâu dài mãi được; Ai nhận chỉnh mắm thối chẳng ai muốn nhận về mình cái dở,cái xấu;... Các câu trên đều ở thể phủ định vì có từ phủ định : ai, ai đâu, chẳng,... Vậy dùng thể phủ định có tác dụng gì? Có hiệu quả là nhằm khẳng định một cách mạnh mẽ hơn sovới thể khẳng định. Thường thì câu trả lời là “khơng ai có thể”. Chính câu trả lời này là để thuyết phục người nghe phải tự khẳng định làm khơng làm và do đó có hiệu lực hơn là sựkhẳng định về một phía người nói. Từ cách hiểu như vậy đối với những câu ở thể phủ định, chúng tôi chọn cách hiểu thứnhất đối với câu “Ai đội đá mà sống ở đời” và “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Bởi vì hai câu này có tự phủ định “ai” như một câu hỏi để khẳng định và thường thì câu trả lời là “Khôngai đội đá mà sống sống ở đời”, “Không ai giàu ba họ, khơng ai khó ba đời”. Trên đây là hai kiểu kết cấu câu trong TN mà qua tìm hiểu một số câu chúng tơi thấycó nhiều cách hiểu. Kết cấu so sánh có thể nói là quan trọng, phổ biến; còn kết cấu phủ định thì ngược lại, ít phổ biến hơn. Điều này chứng tỏ những câu TN có nhiều cách hiểu có thểxuất hiện ở các loại câu có kết cấu khác nhau.Trở lên là sự xác định một vài dạng kết cấu trong câu TN để hiểu nghĩa. Tiếp theo, chúng tơi sẽ tìm hiểu, lựa chọn, đề xuất quan hệ giữa các đối tượng được đề cập. Nghĩa làcác đối tượng trong câu có thể có nhiều quan hệ với nhau, nhưng chúng tơi chỉ chọn quan hệ nào mình cho là hợp lí, đúng đắn. Sau đây là một số trường hợp:

Video liên quan

Chủ Đề