A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 cách viết nào sau đây là đúng

Bài tập trắc nghiệm Tập hợp có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Bài 1: Tập hợp [hay, chi tiết]

Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Quảng cáo

I. Nhận biết

Câu 1. Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 11 ∈ A;

B. 1 ∉ A;

C. 10 ∈ A;

D. 7 ∉ A;

Hiển thị đáp án

Lời giải

11 không thuộc tập hợp A, ta viết nên A sai.

1 thuộc tập hợp A, ta viết nên B sai.

10 thuộc tập hợp A, ta viết nên C đúng.

7 thuộc tập hợp A, ta viết nên D sai.

Đáp án: C

Câu 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.

A. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ; N};

B. M= {Q; U; Y; N; H; O; N};

C. M = {Q; U; Y; N; H; O};

D. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái trong từ QUY NHƠN là: Q, U, Y, N, H, Ơ, N.

Khi viết trong tập hợp các phần tử chỉ được viết 1 lần nên tập hợp các chữ cái là:

M = {Q; U; Y; N; H; Ơ}.

Đáp án: D

Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2.

Hiển thị đáp án

Lời giải

K có tất cả là 5 phần tử.

Đáp án: A

Câu 4. Các cách để mô tả tập hợp là:

A. Liệt kê các phần tử của tập hợp.

B. Nếu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

C. Minh họa bằng sơ đồ Venn

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Có hai cách để mô tả một tập hợp là liệt kê các phần tử của tập hợp và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Đáp án: D

Câu 5.Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.

A. E = {cam; quýt; bơ};

B. E = {cam; quýt; bơ; dứa};

C. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa};

D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các loại cây mà bác Nam trồng trên khu vườn là: cam; quýt; bơ; chuối và dứa.

E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa}.

Đáp án: C

Câu 6. Cho hình vẽ sau:

Tập hợp M gồm các phần tử:

A. M = {A; D; B; E; F};

B. M = {A; G; D; B; E; F};

C. M = {A; D; B; E};

D. M = {A; D; E; F: I; H}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo quan sát sơ đồ, ta thấy M = {A; D; B; E; F}.

Đáp án: A

Câu 7. Tập hợp Ν* là:

A. tập hợp số tự nhiên.

B. tập hợp các số tự nhiên chẵn.

C. tập hợp các số tự nhiên lẻ.

D. tập hợp có số tự nhiên khác 0.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợpΝ* là tập hợp số tự nhiên khác 0.

Đáp án: D

Câu 8.Chọn phát biểu sai.

A. Tập hợp N = {0;1;2;3;4;5;...}

B. 7 ∈ Ν*

C. Tập hợpΝ*= {1;2;3;4;5;...}.

D. 0∈ Ν*

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợp số tự nhiên: N = {0;1;2;3;4;5;...}. Suy ra A đúng.

Tập hợp số tự nhiên khác 0 là: Ν* = {1;2;3;4;5;...}. Suy ra C đúng.

7 là phần tử thuộc tập hợp Ν* nên 7 ∈ Ν*. Suy ra B đúng.

0 không là phần tử thuộc tập tập Ν* hợp nên 0 ∉ Ν*. Suy ra D sai.

Đáp án: D

Câu 9.Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:

[A] X = {t; h; a; n; h}.

[B] X = {t; h; n};

[C] X= {t; h; a; n}.

[D] X = {t; h; a; n; m}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái xuất hiện trong từ “thanh” là: t, h, a, n, h.

Vì các phần tử trong tập hợp chỉ xuất hiện một lần .

Suy ra X = {t, h, a, n}.

Đáp án: C

Câu 10.[Trang 46/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6]

Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:

[A] X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

[B] X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.

[C] X= {x ∈N | x %lt; 5}.

[D] X = {x ∈N | x ≤ 5}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo cách liệt kê: X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Do đó A và B là đúng.

Theo cách chỉ ra đặc trưng: X = {x ∈ Ν | x ≤ 5}. Do đó D đúng, C sai.

Đáp án: C

II. Thông hiểu

Câu1. Cho tập hợp U = { x ∈ Ν* |x là số lẻ}. Trong các số 3; 5; 6; 0; 7; 9 có bao nhiêu số không thuộc tập hợp U?

A. 0;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có các phần tử của tập hợp U là các số tự nhiên và là các số lẻ nên

U = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; …}

Trong các số đã cho ta thấy 0 và 6 là hai số không thuộc vào tập U.

Vậy trong các số đã cho có 2 số không thuộc vào tập hợp U.

Đáp án: B

Câu 2. Tập hợp Q là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50. Viết tập hợp Q bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.

A. Q = { x ∈ N | 10 < x < 50} ;

B. Q = {11; 12; 13; 14; 15; …48; 49};

C. Q = {x ∈ Ν | x < 50};

D. Q = { x ∈ Ν | x > 10};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Gọi x là phần tử đặc trưng cho tập hợp Q.

Theo đầu bài ta có: x là số tự nhiên nên và 10 < x < 50.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, tập hợp A được viết: Q = {x ∈ Ν | 10 < x < 50}.

Đáp án: A

Câu 3. Cho tập hợp H được minh họa bằng sơ đồ Venn. Chọn phát biểu đúng:

A. x ∈ H; B. y ∉ H; C. u ∈ H; D. t ∉ H;

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo quan sát sơ đồ Venn, ta viết:

H = {x; y; z; w; t}.

Ta có x thuộc tập hợp H hay x ∈ H. Do đó A đúng.

y thuộc tập hợp H hay y ∈ H. Do đó B sai.

u không thuộc tập hợp H hay u ∉ H. Do đó C sai.

t thuộc tập hợp H hay t ∈ H. Do đó D sai.

Đáp án: A

Câu 4. Cho tập hợp P = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Viết tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.

A. P = {x ∈ N*| 10 < x < 19}.

B. P = {x ∈ N*| 11 < x < 20}.

C. P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.

D. P = {x ∈ N*| 9 < x < 19}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các phần tử của P là các số tự nhiên khác 0, vừa lớn hơn 9 vừa nhỏ hơn 20.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.

Đáp án: C

Câu 5. Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Ba bạn An, Bình, Nam, Nhi lần lượt viết được các tập M sau đây. Cho biết bạn nào viết đúng tập hợp M.

A. Bạn An viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; I; Ê; N; P; H; U}.

B. Bạn Bình viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; N; P; H; U}.

C. Bạn Nam viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; U}.

D. Bạn Nhi viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” là Đ; I; Ê: N; B; I; Ê; N; P; H; U.

Vì trong tập hợp mỗi phần tử chỉ được liệt kê đúng một lần nên ta viết:

M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.

Vậy bạn Nhi viết đúng.

Đáp án: D

III. Vận dụng

Câu 1. Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp sau: Tập hợp K các tháng [dương lịch] có 31 ngày trong năm.

A. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 9; tháng 11};

B. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12};

C. K = {tháng 2; tháng 4; tháng 6; tháng 8; tháng 10; tháng 12};

D. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 4; tháng 7; tháng 8; tháng 11; tháng 12};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các tháng [dương lịch] có 31 ngày trong năm là: tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12.

Vậy K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12}.

Đáp án: B

Câu 2. Cho tập hợp U = {x ∈ N | x là số chia hết cho 3 và x nhỏ hơn 10}

Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:

[I] U = {0; 3; 6; 9}.

[II] 12 ∈ U.

[III] 5 ∉ U.

A. 0; B. 1; C. 2; D. 3.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 0; 3; 6; 9.

Khi đó, ta viết: U = {0; 3; 6; 9}. Do đó [I] là phát biểu đúng.

Suy ra 12 không thuộc tập hợp U hay 12 ∉ U. Do đó [II] là phát biểu sai.

5 không thuộc tập hợp U hay 5 ∉ U. Do đó [III] là phát biểu đúng.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Đáp án: C

Câu 3. Tập hợp M là tập hợp các loại phương tiện cơ giới đường bộ.

A. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự}.

B. M = {xe ô tô; xe máy; xe đạp; xe tải; xe container}

C. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự; xe đạp; xe xích lô; xe xúc vật kéo}..

D. M = {môtô; xe đạp; xe gắn máy; xe ô tô; xe taxi; xe buýt}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các loại phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm:

Xe ô tô

Máy kéo

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

Xe mô tô hai bánh

Xe mô tô ba bánh

Xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Khi đó, ta viết: M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự}.

Đáp án: A

Câu 4.Gọi Q là tập hợp các nước tham gia khối ASEAN. Chọn đáp án đúng.

A. Việt Nam không thuộc tập hợp Q.

B. Singapore thuộc tập hợp Q.

C. Brunei không thuộc tập hợp Q.

D. Nga thuộc tập hợp Q.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Khối ASEAN gồm Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia.

Q = {Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia}.

Do đó B là phát biểu đúng.

Đáp án: B

Câu 5.Cho các tập hợp sau:

X = {0};

Y = {1; 2; 3; …; 49; 50}.

N = {0;1;2;3;...}.

Trong các tập hợp trên tập hợp nào hữu hạn phần tử?

A. X và N; B. Y và N; C. N ; D. X và Y.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợp X có 1 phần tử.

Tập hợp Y có 50 phần tử;

Tập hợp có vô số phần tử.

X và Y là những tập hợp có một số hữu hạn các phần tử. Nên D đúng.

Đáp án: D

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Bài tập trắc nghiệm Tập hợp các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều

Trang trước Trang sau

Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Toán lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Quảng cáo

I. Nhận biết

Câu 1: Đọc số sau: 21 515

A. Hai một năm một năm

B. Hai mươi một nghìn năm trăm mười năm

C. Hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm

D. Hai mốt nghìn năm trăm mười lăm

Lời giải

Số 21 515 được đọc là “hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm”.

Chọn đáp án C.

Câu 2: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là:

A. N

B.N

C.N+

D. N*

Lời giải

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*[lý thuyết sách giáo khoa].

Chọn đáp án D.

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất là?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0.

Chọn đáp án A.

Câu 4:Trường hợp nào sau đây chỉ tập hợp số tự nhiên?

A. {1; 2; 3; 4; …}

B.{0; 1; 2; 3; 4; …}

C. {0; 1; 2; 3; 4; …}

D. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Lời giải:

Các số 0, 1, 2, 3, 4 … là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N, tức là N = {0; 1; 2; 3; 4; …}.

Chọn đáp án B.

Câu 5: Viết số sau: Hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy.

A. 2 222 395 567

B. 2 202 395 567

C. 2 000 395 567

D. 2 222 296 567

Lời giải

Số “hai tỉ hai trăm hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi lăm nghìn năm trăm sáu mươi bảy” được viết là 2 222 395 567.

Chọn đáp án A.

Câu 6: Các số La Mã XV, XXI được đọc lần lượt là:

A.mười lăm, hai mốt

B.mười năm, hai mốt

C. mười lăm, hai mươi mốt

D. mười bốn, mười chín

Lời giải

Các số La Mã XV, XXI biểu diễn các số tự nhiên 15, 21 và được đọc lần lượt là: mười lăm, hai mươi mốt.

Chọn đáp án C.

Câu 7:So sánh hai số 998 và 1 000 ta được:

A.998 > 1 000

B.998 < 1 000

C. 998 = 1 000

D. 998 ≥ 1 000

Lời giải

Vì số 998 là số có 3 chữ số và số 1 000 là số có 4 chữ số nên 998 < 1 000.

Chọn đáp án B.

Câu 8:Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

338; …; …

A.337 và 336

B.339 và 338

C. 339 và 340

D. 340 và 342

Lời giải

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp tăng dần nên:

Số thứ hai là: 338 + 1 = 339

Số thứ ba là: 339 + 1 = 340

Vậy hai số cần điền là 339 và 340.

Chọn đáp án C.

Câu 9: Điền tiếp hai số tự nhiên vào dãy số sau để được dãy ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:

1 256 ; …; …

A.1 257 và 1 258

B.1 258 và 1 260

C. 1 255 và 1 253

D. 1 255 và 1 254

Lời giải

Vì đây là dãy số tự nhiên liên tiếp giảm dần nên:

Số thứ hai là: 1 256 – 1 = 1 255

Số thứ ba là: 1 255 – 1 = 1 254

Vậy hai số cần điền là 1 255 và 1 254.

Chọn đáp án D.

Câu 10:Số tự nhiên lớn nhất là:

A. 1 000 000 000

B.100 000 000 000

C. 999 999 999 999

D. Không có số tự nhiên lớn nhất

Lời giải

Ta đã biết, trong dãy số tự nhiên, số nhỏ nhất là 0, và cứ thêm một đơn vị, ta sẽ được một số liền sau số trước đó, cứ tiếp tục như vậy, ta lập được dãy số tự nhiên kéo dài ra vô hạn và không có điểm dừng. Vậy không có số tự nhiên lớn nhất.

Chọn đáp án D.

II. Thông hiểu

Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A.Số 1 là số tự nhiên nhỏ nhất

B.Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử

C.Không có số tự nhiên lớn nhất

D.Phần tử thuộc N nhưng không thuộc N* là 0.

Lời giải

Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Vậy đáp án A sai.

Chọn đáp án A

Câu 2:Viết tập hợp M các số tự nhiên x thỏa mãn điều kiện x ≤ 10 bằng cách liệt kê các phần tử.

A. M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

B.M = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

C.M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

D. M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}

Lời giải

Ta có: x ≤ 10, nghĩa là x nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Các số tự nhiên x thỏa mãn x nhỏ hơn hoặc bằng 10 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Vậy ta viết tập hợp M:

M = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: 34 087, 34 078, 43 089, 43 098.

A. 34 087, 34 078, 43 089, 43098

B.34 078, 34 087, 43 089, 43 098

C. 34 078, 34 087, 43 098, 43 089

D. 34 087, 34 078, 43 098, 43 089

Lời giải

Ta so sánh các số đã cho lần lượt theo từng cặp, ta thấy:

34 078 < 34 087 < 43 089 < 43 098

Vậy ta sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần là: 34 078, 34 087, 43 089, 43 098.

Chọn đáp án B.

Câu 4:Cho hai số tự nhiên 99; 100. Hãy tìm số tự nhiên a để ba số đó lập thành ba số tự nhiên liên tiếp?

A. 98

B. 97

C. 101

D. Cả A và C

Lời giải

Số liền trước số 99 là số 98 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 98; 99; 100.

Số liền sau số 100 là số 101 nên có ba số tự nhiên liên tiếp là 99; 100; 101.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Trong các chữ số của số 19 254:

A. Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4

B. Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4

C. Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4

D. Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4

Lời giải

Trong số 19 254:

Chữ số 2 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 200

Chữ số 4 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 4

Ta thấy: 200 : 4 = 50

Vậy trong số 19 254, giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4.

Chọn đáp án C.

III. Vận dụng

Câu 1:Số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là:

A. 999 999

B.900 000

C. 909 999

D. 987 654

Lời giải

Để viết được số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số lớn nhất, là 9

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số lớn nhất khác 9, là 8

Chữ số thứ ba là chữ số lớn nhất khác 9 và 8, là 7

Chữ số thứ tư là chữ số lớn nhất khác 9, 8 và 7, là 6

Chữ số thứ năm là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7 và 6, là 5

Chữ số thứ sáu là chữ số lớn nhất khác 9, 8, 7, 6, và 5, là 4

Vậy số tự nhiên lớn nhất có sáu chữ số khác nhau là 987 654.

Chọn đáp án D.

Câu 2:Tìm chữ số thích hợp ở dấu * sao cho: 2 021 ≤

< 2 041.

A.2

B. 3

C. 4

D. Cả A và B

Lời giải

Vì * là chữ số hàng chục của số

nên * nhận là các số tự nhiên từ 0 đến 9.

Lại có: 2 021 ≤

< 2 041

Mà số 2 021,

, 2 041 đều có các chữ số hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị là giống nhau. Do đó * thỏa mãn: 2 ≤ * < 4

Hay * là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn 4, đó là 2 và 3.

Vậy đáp án A và B đều đúng.

Chọn đáp án D.

Câu 3: Số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là:

A. 10 000

B. 10 001

C. 12 345

D. 10 234

Lời giải

Để viết được số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau, ta cần viết

Chữ số đầu tiên bên trái của số đó là chữ số nhỏ nhất khác 0, là 1

Chữ số thứ hai tiếp theo là chữ số nhỏ nhất khác 1, là 0

Chữ số thứ ba là chữ số nhỏ nhất khác 0 và 1, là 2

Chữ số thứ tư là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1 và 2, là 3

Chữ số thứ năm là chữ số nhỏ nhất khác 0, 1, 2 và 3, là 4

Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là 10 234.

Chọn đáp án D.

Câu 4:Viết tập hợp N các số tự nhiên chẵn x thỏa mãn điều kiện sau: 317 ≤ x ≤ 322.

A. N = {318; 320; 322}

B. N = {317; 318; 319; 320; 321; 322}

C. N = {318; 320}

D. N = {317; 318; 320}

Lời giải

Số tự nhiên x thỏa mãn 317 ≤ x ≤ 322 nghĩa là x là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 317 và nhỏ hơn hoặc bằng 322, là các số: 317, 318, 319, 320, 321, 322.

Mà x lại là các số tự nhiên chẵn, nên các số x thỏa mãn yêu cầu là: 318, 320, 322.

Vậy ta viết tập hợp N như sau: N = {318; 320; 322}.

Chọn đáp án A.

Câu 5: Cho m ∈ N*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:

A. m – 2, m – 1, m

B. m – 1, m , m + 1

C. m + 1, m, m – 1

D. m, m – 1, m – 2

Lời giải

Dãy gồm ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần, nghĩa là số liền sau phải hơn số liền trước 1 đơn vị.

Vì m ∈ N* nên m là số tự nhiên khác 0, do đó m ≥ 1

+ Nếu lấy m = 1, ta có 1 < 2, vậy 1 trừ cho 2 không có kết quả là số tự nhiên. Vậy m – 2 không phải là số tự nhiên, do đó đáp án A và đáp án D sai.

+ Ta lại có m + 1 > m, nên đáp án C sai.

Vậy còn lại đáp án B là đúng và thỏa mãn yêu cầu.

Chọn đáp án B.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án sách Cánh diều hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Giải Toán 6 bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo

  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành và Vận dụng
    • Thực hành 1
    • Thực hành 2
    • Thực hành 3
    • Vận dụng
  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 9 tập 1
    • Bài 1
    • Bài 2
    • Bài 3
    • Bài 4

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành và Vận dụng

Thực hành 1

Gọi M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ "gia đình"

a] Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử

b] Các khẳng định sau đây đúng hay sai

a ∈ M

o ∈ M

b ∉ M

e ∈ M

Gợi ý đáp án:

a] M = {g, i, a, đ, i, n, h}

b] a ∈ M => Đúng

o ∈ M => Sai

b ∉ M => Đúng

e ∈ M => Sai

Thực hành 2

Cho tập hợp E = {0; 2; 4;6; 8]. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b] Cho tập hợp P = {x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20]. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Gợi ý đáp án:

a] E = {x | x là số tự nhiên chẵn, và x ≤ 8}

b] P = {11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19}

Thực hành 3

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a] Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b] Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c] Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách

Gợi ý đáp án:

a] A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15}

b] 10 ∈ A; 13 ∈ A

16 ∉ A, 19 ∉ A

c] Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}

Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}

Vận dụng

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Gợi ý đáp án:

A = {Xoài tượng, Cá chép, Gà}

Mục lục

Định nghĩa và ví dụSửa đổi

Bài chi tiết: Danh sách số nguyên tố

Một số tự nhiên [1, 2, 3, 4, 5, 6,...] được gọi là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không thể được biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên nhỏ hơn. Các số lớn hơn 1 không phải là số nguyên tố được gọi là hợp số.[2] Nói cách khác, n {\displaystyle n} là số nguyên tố nếu n {\displaystyle n} vật không thể chia đều thành nhiều nhóm nhỏ gồm nhiều hơn một vật,[3] hoặc n {\displaystyle n} dấu chấm không thể được sắp xếp thành một hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng nhiều hơn một dấu chấm.[4] Chẳng hạn, trong các số từ 1 đến 6, số 2, 3 và 5 là số nguyên tố vì không có số nào khác có thể chia hết được chúng [số dư bằng 0].[5] 1 không phải là số nguyên tố vì nó đã được loại trừ ra khỏi định nghĩa. 4 = 2 × 26 = 2 × 3 đều là hợp số.

Hình minh họa cho thấy 7 là số nguyên tố vì không có số nào trong các số 2, 3, 4, 5, 6 có thể chia hết 7

Ước số của một số tự nhiên n {\displaystyle n} là các số tự nhiên có thể chia hết được n {\displaystyle n} . Mọi số tự nhiên đều có ít nhất hai ước số là 1 và chính nó. Nếu nó còn có thêm một ước số khác thì nó không thể là số nguyên tố. Từ ý tưởng đó mà ta có một định nghĩa khác về số nguyên tố: đó là những số chỉ có đúng hai ước số dương là 1 và chính nó.[6] Ngoài ra, còn có một cách diễn đạt khác nữa: n {\displaystyle n} là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không có số nào trong các số 2 , 3 , … , n − 1 {\displaystyle 2,3,\dots ,n-1} có thể chia hết được nó.[7]

25 số nguyên tố đầu tiên [tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 100] là:[8]

2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97 [dãy số A000040 trong bảng OEIS].

Không có số chẵn n {\displaystyle n} lớn hơn 2 nào là số nguyên tố vì một số chẵn bất kỳ có thể được biểu diễn thành 2 × n / 2 {\displaystyle 2\times n/2} . Do đó, tất cả số nguyên tố ngoài số 2 là số lẻ và được gọi là số nguyên tố lẻ.[9] Tương tự, khi được viết trong hệ thập phân, tất cả số nguyên tố lớn hơn 5 đều có tận cùng là 1, 3, 7 hoặc 9. Các số có tận cùng là chữ số khác đều là hợp số: số có tận cùng là 0, 2, 4, 6 hoặc 8 là số chẵn, và số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.[10]

Tập hợp các số nguyên tố được ký hiệu là P {\displaystyle \mathbf {P} } [11] hoặc P {\displaystyle \mathbb {P} } .[12]

Mục lục

Video liên quan

Chủ Đề