1300 văn hà đức phong mô đức quảng ngãi

Năm 2023, Quảng Ngãi là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là năm thứ 3 liên tiếp địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cũng như công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội….

Quảng Ngãi đang là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Cụ thể, năm 2023 Quảng Ngãi có 24/25 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 13 chỉ tiêu vượt. Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] ước tăng 3,03%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tiếp tục tăng, chiếm 68,2%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.193 USD/người, tăng 1,1%...

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.400 triệu USD, tăng 7,6%, vượt 14,3% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3.586 triệu USD, giảm 0,3%, vượt 8% kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 28.632 tỷ đồng, vượt 22,2% dự toán trung ương giao và vượt 19,4% dự toán HĐND tỉnh giao.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn khoảng 38.181 tỷ đồng, tăng 14,7%. Tỷ lệ giải ngân vốn tính đến ngày 30/11/2023 khoảng 70,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và 68,9% kế hoạch vốn do HĐND tỉnh giao; phấn đấu đến ngày 31/1/2024, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

Đặc biệt, lĩnh vực thông tin và truyền thông có bước phát triển mạnh mẽ. Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của Quảng Ngãi tăng 34 bậc, mức tăng cao nhất trong cả nước, đứng thứ 26/63 tỉnh, thành phố. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo 62,95%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn khoảng 32,6%, đạt kế hoạch đề ra. Công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,58%, trong đó miền núi giảm 5,69%. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ...

Theo ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đạt được những thành tựu trên là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Được biết, năm 2024 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã chọn chủ đề: “Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX”.

Cụ thể, năm 2024, Quảng Ngãi đề ra 27 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, với các chỉ tiêu quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] 2,5 - 3%; GRDP bình quân đầu người khoảng 4.460 USD; vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn đạt khoảng 38.000 - 39.000 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,5%; phấn đấu thu ngân sách vượt mức chỉ tiêu trung ương giao trên 5%; có 3 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 64,4%; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,58 - 1,6%; trong đó, miền núi giảm từ 6 - 7%, đồng bằng giảm 0,4 - 0,6%.

Công dân số là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển xã hội số, quyết định sự thành công của chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Huyện Mộ Đức đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số để người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ công, tiện ích xã hội.

Mộ Đức đẩy mạnh chuyển đổi số để người dân hưởng lợi.

Ông Nguyễn Văn Ban là cán bộ hưu trí ở thôn 6, xã Đức Chánh. Được các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn đến tận nhà hướng dẫn cài đặt tài khoản dịch vụ công, tài khoản định danh điện tử VNeID trên điện thoại thông minh, ông đã nhanh chóng nghiên cứu và tiếp cận các tính năng. Có nhiều tiện ích, đặc biệt là có nhiều thủ tục người dân không cần đến cơ quan công quyền cũng có thể thực hiện được tại nhà.

Ông Nguyễn Văn Ban, Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Văn Ban, Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi chia sẻ: Nó rất là tiện, về mặt quản lí xã hội, về mặt tiện ích của chú, chú rất là cần nhưng lâu nay chú chưa có dịp đi làm được, còn bây giờ các cháu đến làm như thế này chú rất là hoan nghênh.

Huyện Mộ Đức đẩy mạnh chuyển đổi số để người dân hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội. Cơ quan chức năng, đặc biệt là các tổ công nghệ số cộng đồng ở cơ sở đã tích cực hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử, đăng ký và sử dụng các tiện ích trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đến nay, ở huyện Mộ Đức đã có hơn 48 ngàn công dân được cấp định danh điện tử mức độ 2, hơn 36.600 công dân kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đã có 119 ngàn 335 công dân thường trú trên địa bàn huyện Mộ Đức được cấp thẻ căn cước công dân.

Anh Nguyễn Minh Dương, Trưởng thôn 6, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Anh Nguyễn Minh Dương, Trưởng thôn 6, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi chia sẻ: Tổ công nghệ số xuống dưới địa bàn hướng dẫn cho công dân cài cái app VneID để cập nhật dữ liệu cho công dân lên hệ thống.

Chị Đỗ Thị Thu Hằng, Bí thư Đoàn xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Chị Đỗ Thị Thu Hằng, Bí thư Đoàn xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi cho biết: Sinh hoạt tuyên truyền hướng dẫn cho đoàn viên thanh niên cài cái app VneID, rồi về hướng dẫn cho người thân trong gia đình để ai cũng có cái app đó.

Tập trung nâng cao nhận thức chuyển đổi số của các cấp, các ngành, các địa phương để xây dựng chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Huyện Mộ Đức cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện 08 mô hình chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2025. Một số mô hình đã được triển khai, tạo tính lan tỏa và thu hút người dân quan tâm.

Ông Trần Xuân Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Ông Trần Xuân Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi cho biết: Xã Đức Phong đã chọn thôn Vân Hà thôn trung tâm của xã để xây dựng “Làng số, làng văn minh”, bước đầu đã họp, quán triệt và triển khai rộng rãi cho cán bộ và Nhân dân ở thôn cũng như mặt trận, các hội đoàn thể để tổ chức vận động nhân dân thực hiện.

Ông Lê Long, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Vân Hà, xã Đức Phong, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

Chủ Đề