Hướng dẫn điều khiển xe ô tô

Lái xe ô tô là một trong những kỹ năng hữu ích nhất ai cũng nên có, đây là một kỹ năng cần được rèn rũ tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo an toàn cao nhất cho bản thân và những người xung quanh. Xe ô tô là một cỗ máy có kết cấu khá phức tạp, nhưng không quá khó điều khiển, chỉ cần bạn tập trung và thực hiện từng bước một. Chăm chỉ luyện tập sẽ gúp bạn nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng lái xe ô tô và sớm được điều khiển trên đường. Vậy làm sao để điều khiển xe ô tô thành công? Hãy cùng STEELMATE VIỆT NAM tìm hiểu về các bước hướng dẫn lái xe ô tô trên đường trong bài viết dưới đây.

Trong bài viết này, STEELMATE sẽ hướng dẫn lái xe số sàn. Học lái xcũng e số sàn có phần phức tạp hơn so với số tự động, tuy nhiên việc biết cách điều khiển xe số sàn sẽ giúp bạn có thể tiếp cận với nhiều loại xe khác nhau kể cả các xe chở hàng. Đồng thời sau khi quen với xe số sàn thì khi chuyển sang số tự động sẽ rất dễ dàng. Đặc biệt nếu bạn có ý định học lái xe ô tô hạng B2 hay hạng C trở lên sẽ rất phù hợp khi tập xe số sàn.

\>>> Tìm hiểu thêm: Bằng lái xe hạng C và cách thi bằng lái xe hạng C.

Hướng dẫn lái xe ô tô trên đường bằng hình ảnh

Những lưu ý an toàn cần chuẩn bị trước khi lái xe

1. Tâm lý thoải mái, sức khỏe tốt

Ngay sau khi bước vào trong xe, điều đầu tiên là thật bình tĩnh. Đây là yếu tố rất quan trọng, chiếc xe có thể giữ an toàn cho bạn, nhưng bạn cũng có trách nhiệm giữ an toàn cho rất nhiều người xung quanh. Nên điều kiện tiên quyết trước khi lái xe là phải bình tĩnh.

Trong mọi trường hợp việc có một tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn xử lý mọi công việc hay tình huống tốt hơn cả khi lái xe cũng vậy.

2. Nắm rõ luật giao thông

Luật giao thông giúp cho các phương tiện tham gia giao thông di chuyển theo các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Vì vậy hãy nắm rõ luật giao thông để có những chuyến đi an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

600 câu hỏi thi sát hạch luật và tình huống giao thông

Thông thường các câu hỏi thi lý thuyết bằng lái xe được lấy trong quyền " 600 câu hỏi thi sát hạch luật và tình huống giao thông". Nếu bạn sắp đi thi bằng lái xe đừng bỏ qua các câu hỏi khó học viên hay trả lời sai, xem thêm .

3. Điều chỉnh tư thế ngồi và góc nhìn

Trên mọi loại xe, ghế ngồi người lái có thể điều chỉnh tới lui và độ ngả của lưng ghế. Hãy điều chỉnh ghế sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Lưu ý:

- Đầu gối không chạm vào táp lô phía trước

- Các chân có thể chạm tới “chân côn, chân phanh, chân ga” của xe và nhấn được các chân hết mức.

Điều chỉnh ghế lái và góc nhìn ra ngoài sao cho thoải mái nhất.

4. Thắt dây an toàn và quan sát gương chiếu hậu

Thắt dây an toàn và quan sát gương chiếu hậu là bước vô cùng quan trọng trước khi nổ máy xe. Khác với xe máy bạn có thể quay đầu khi lái xe thì với ô tô đó là việc rất nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải tập quan sát gương chiếu hậu và học cách chỉnh gương sao cho chính xác nhất. sau đây là cách chỉnh gương cơ bản bạn có thể sử dụng.

- Gương chiếu hậu trái: Bạn hơi tựa đầu vào cửa sổ bên lái, chỉnh gương rộng ra hoặc thu vào sao cho thân xe chiếm ¼ chiếc gương

- Gương chiếu hậu phải: Bạn nghiêng đầu qua bên phải gần giữa xe, chỉnh gương rộng ra hoặc thu vào sao cho thân xe chiếm ¼ chiếc gương.

- Gương chiếu hậu giữa: từ góc nhìn người lái, chỉnh sao cho hình ảnh nằm giữa gương.

Chỉnh gương chiếu hậu 2 bên

Chỉnh gương chiếu hậu giữa

Đây là cách chỉnh gương cơ bản cho những dòng xe con 4 - 5 chỗ, xe gia đình. Ngoài ra mỗi xe sẽ có điểm mù và nhiều cách chỉnh gương khác nhau.

5. Kiểm tra tổng quát xe

Bước cuối cùng là coi lại một vòng xung quanh xe để đảm bảo quá trình di chuyển ổn định, hạn chế sự cố phát sinh.

Kiểm tra không gian xe

Hãy kiểm tra xung quanh xe, đảm bảo xe gọn gàng không gây cản trở trong quá trình lái xe vì nó rất nguy hiểm.

Kiểm tra không gian xe

Để đảm bảo an toàn nhất, hãy giảm sự phân tâm của bạn xuống mức tối đa bằng cách Loại bỏ bất kỳ chướng ngại vật nào khiến bạn không thể tập trung vào con đường: Dọn dẹp táp lô: hạn chế tối đa đồ vật trên táp lô, gây phân tâm và ảnh hưởng đến tầm nhìn người lái. Lưu ý rằng, kính lái có khả năng phản gương tùy vào ánh sáng và môi trường, những vật bạn để lên táp lô có thể phản chiếu lên kính lái tạo ra ảo ảnh làm nhiễu tầm nhìn người lái.

Vị trí đạp chân côn, phanh, ga: dọn sạch đồ ở dưới khu vực này, bạn có thể để quên chai nước, giầy dép. Những thứ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển xe. Vị trí cần số, phanh tay: điện thoại, túi khăn giấy và hộp đựng kính đều có thể cản trở quá trình lái xe.

Kiểm tra vận hành xe, và các thông số an toàn

Đặc biệt hãy quan tâm đến các thiết bị trên xe có hoạt động ổn định hay không, như đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, cần gạt mưa, camera hành trình, áp suất lốp.

Lưu ý: Áp suất lốp xe là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của xe trong quá trình di chuyển. Chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể gây ra tai nạn.

\>>> Xem bài viết gần đây: CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP Ô TÔ LOẠI NÀO TỐT 2023? KINH NGHIỆM MUA VÀ SỬ DỤNG

Kiểm tra an toàn trước khi khời động xe

Ký hiệu, chức năng, các bộ phận ô tô

1. Vô lăng xe

Vô lăng ô tô là bộ phận thuộc hệ thống lái, giúp tài xế dễ dàng chuyển hướng xe khi di chuyển và thực hiện một số thao tác khác thông qua các nút bấm cơ bản.

Vô lăng xe ô tô

- Nút cộng [+], trừ [-] dùng để tăng giảm âm lượng loa.

- Nút để chuyển bài, chuyển kênh trên màn hình LCD của ô tô.

- Hai nút điện thoại để nhận cuộc gọi đến và thực hiện cuộc gọi đi.

- Nút TEMP để điều chỉnh hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

- Nút DISP để thay đổi hiển thị trên taplo theo yêu cầu của người lái.

- Nút có hình đầu người dùng để điều khiển bằng giọng nói .

Ngoài ra, vô lăng có thêm túi khí giúp đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp khẩn cấp.

2. Ký hiệu trên màn hình [ táp lô]

Trên Táp lô xe sẽ hiển thị nhiều thông tin khác nhau của xe, trong đó có cụm đồng hồ lái với các thông tin cơ bản như sau:

- Đồng hồ báo vòng tua máy [RPM hay vòng/phút]

- Đồng hồ tốc độ xe [Km/h]

- Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ

- Đồng hồ báo mức nhiên liệu trong xe

Bảng đồng hồ xe ô tô

Các đồng hồ số sẽ là các đèn thông báo những tình trạng khác nhau của xe, tùy từng dòng xe sẽ có những đèn thông báo khác nhau, dưới đây STEELMATE đã tổng hợp các đèn xe có trên các dòng xe khác nhau. Hãy so sánh nó với chiếc xe của bạn để hiểu ý nghĩa các đèn.

Ký hiệu cảnh báo tình trạng xe

Đây là các bước cơ bản để bạn có thể điều khiển một chiếc xe số sàn, hãy chọn một nơi có địa hình bằng phẳng, rộng và không có người qua lại để tập lái xe. Sẽ tốt nhất là có người hướng dẫn ngồi cạnh sẽ giúp bạn học nhanh hơn và tự tin hơn. Lưu ý: hãy tập khi xe không khởi động, để quen với các thiết bị và động tác thuần thục hơn.

1. Tìm hiểu về các bàn đạp khác nhau

- Bàn đạp đầu tiên bên trái là chân côn [ bộ điều khiển ly hợp], chỉ có trên các xe có hộp số sàn. - Bàn đạp giữa là chân phanh. - Bàn đạp bên phải là chân ga.

Nhận biết bàn đạp xe số sàn

Cách đặt chân: - Chân trái luôn đặt tại chân côn - Chân phải sẽ luân chuyển qua lại ở chân phanh và chân ga Khi nhấn chân côn xe sẽ đứng im dù bạn có nhấn ga hay không. Sau khi vào số 1 và thả chân côn từ từ, xe sẽ di chuyển từ từ về phía trước mà không cần nhấn ga. Nhưng nếu thả chân côn nhanh, hay không nhấn ga xe sẽ bị giật và chết máy.

2. Tìm hiểu cần gạt chuyển số

Những ai đã từng chạy xe máy tay côn chắc sẽ quen thuộc với những con số này. Hầu hết các xe đều có cách cài số như trong hình. Khi cần gạt nằm ở giữa đường kẻ ngang, đây là vị trí trung lập, trên xe máy có thể coi đây là số N [Neutral] người Việt thường hay gọi là số mo hay về mo. Chế độ cuối cùng là R [Reverse] là số lùi hay chế độ lùi cho xe.

Cần gạt chuyển số xe ô tô số sàn

Các ký hiệu trên cần số xe

- Số trung gian: thường có ký hiệu số N [Neutral], số 0 hay số “mo” …

- Số tiến: số 1, 2, 3, 4, 5…

- Số lùi: ký hiệu R [ Reverse]

Ý nghĩa các số trên cần số xe

Số 1: có lực dẫn động cao nhất, nhưng tốc độ lại thấp nhất. Khi vào số 1 và thae chân côn, nếu thả quá nhanh xe có thể bị vọt lên phía trước rất mạnh và chết máy.

Số 2: có lực dẫn động cao thứ 2, có lực dẫn động thấp hơn số 1 nhưng tốc độ cao hơn số 1.

Số 3: có lực dẫn động thấp hơn số 2 nhưng tốc độ cao hơn số 2.

Lưu ý: Số 2 và số 3 thường dùng khi xe chạy ở tốc độ thấp.

Số 4, 5: Các số này có lực dẫn động thấp nhưng đạt được tốc độ từ trung bình đến cao. Với những số này dùng để giữ tốc độ ổn định khi di chuyển.

3. Khởi động xe

Sau các bước chuẩn bị và kiểm tra an toàn là bước khởi động xe, người tập hãy thật chú ý các bước khởi động xe để đảm bao an toàn nhất. Lần khởi động xe đầu tiên có thể sẽ hơi hồi hộp, hãy giữ bình tĩnh và thực hiện từng bước.

- Gạt phanh tay xuống [ Mở phanh đứng]

- Chân trái nhấn chân côn xuống sàn xe

- Chân phải nhấn chân phanh

- Chỉnh cần gạt số nằm tại vị trí trung lập [ Số N]

- Tay tra chìa khóa và vặn đến kịch khóa xe

Khởi động xe ô tô số sàn

Lúc này xe sẽ bắt đầu nổ máy, đợi xe nổ máy thành công thì thả tay khỏi chìa khóa. Tránh vặn khóa quá lâu sâu khi máy đã khởi động vì có thể làm hỏng củ đền của xe.

4. Cho xe di chuyển

Sau khi khởi động xe, xe vẫn chưa thể di chuyển được vì vẫn đang ở số N. Để cho xe chuyển động, hãy thực hiện các thao tác sau đây.

Hướng dẫn lái xe ô tô

Bước 1: Nhấn chân côn và đẩy cần gạt số nằm tại vị trí số 1

Bước 2: Chân phải thả chân phanh, đồng thời chân trái nhả chân côn từ từ theo sau.

Bước 3: Lúc này xe sẽ bắt đầu di chuyển chậm về phía trước

Bước 4: Chân phải sau khi nhả hết phanh, chuyển sang chân ga và nhấn xuống nhẹ nhàng.

Bước 5: Chân trái tiếp tục nhả côn đều với tốc độ nhấn ga để đảm bảo xe không bị giật.

Như vậy là xe đã bắt đầu chạy, sau khi di chuyển được một đoạn với vận tốc phù hợp, bắt đầu thực hiện đổi số để xe đi nhanh hơn.

5. Thao tác chuyển số

Khi xe đạt tới một vận tốc nhất định, cần phải chuyển số cao hơn nếu muốn xe chạy nhanh hơn.

- Lên số: sử dụng khi muốn tăng tốc cho xe.

Bước 1: Chân phải thả chân ga đồng thời chân phải nhấn chân côn xuống sàn xe.

Bước 2: Cùng thời điểm tay phải đẩy cần gạt số tới vị trí số tiếp theo.

Bước 3: Chân trái thả côn từ từ đồng thời chân phải nhấn ga lại đều với chân trái.

Bước 4: Thực hiện liên tục với tất cả các số.

Bước 5: Khi tới số 6 là số cuối cùng, bạn có thể tăng tốc tối đa.

Thao tác chuyển số xe ô tô số sàn

- Về số: khi bạn muốn giảm tốc độ bạn cần phải về số phù hợp với tốc độ hiện tại, để khi tăng tốc trở lại xe của bạn sẽ không bị ỳ và tăng tốc nhanh hơn.

Bước 1: Chân trái nhấn bàn đạp côn xuống dưới sàn xe

Bước 2: Chân phải thả bàn đạp ga và chuyển sang rà bàn đạp phanh để giảm tốc độ xuống

Bước 3: Khi xe đạt tới tốc độ phù hợp, tay phải gạt cần số về vị trí số bạn muốn

Bước 4: Chân trái thả bàn đạp côn từ từ đồng thời chân phải nhấn ga theo nhịp chân trái.

Lưu ý: khi chuyển số chỉ có thể chuyển từng số một, với đầy đủ các bước. Nếu về số quá nhanh [ Dồn số] sẽ làm bể bộ chuyển đổi số dẫn tới hư máy.

6. Cách nhận biết thời điểm đổi số

Mỗi xe sẽ có cài đặt hộp số khác nhau dẫn tới thời điểm chuyển số cũng có thể khác nhau. Để biết thời điểm chuyển số chính xác nhất bạn cần phải cảm nhận động cơ xe. Khi xe đạt tới vận tốc nhất định sẽ không thể tăng tốc và có cảm giác bị ỳ, đây là thời điểm bạn cần thực hiện quá trình lên số cho xe để tăng tốc cho xe.

Sự tương quan về cấp số và tốc độ xe bạn có thể

Số 1: 8 – 16 km/h Số 2: 16 – 32 km/h Số 3: 32 – 48 km/h Số 4: 48 – 72 km/h Số 5: từ 72 km/h trở lên Số N: Không lăn bánh – 0 km/h Số R: Lùi với tốc độ tương ứng số 1

Để đảm bảo an toàn nhất, hãy tập các thao tác điều khiển và chuyển số đến khi thuần thục.

Tập lái xe với các bài tập cơ bản

Trong những lần đầu tập lái xe, bạn chỉ nên để xe ở số 1 hoặc 2, cho xe di chuyển từ từ. Sau đó thực hiện các tình huống sau để nắm được các bước cơ bản, cảm nhận chuyển động của xe và việc điều khiển xe.

1. Hướng dẫn lái xe ô tô trên đường thẳng

Coi chiếc vô lăng là mặt đồng hồ, đặt tay lên vị trí 9 giờ và 3 giờ, hai tay cầm chắc chắn vào vô lăng, thoải mái và thả lỏng vai. Đặc biệt không nên điều khiển xe bằng 1 tay, giữ cho tay lái luôn cân bằng mắt tập trung làn đường phía trước.

Hướng dẫn lái xe ô tô đường thẳng

Tập lái xe đường thẳng sẽ bước đầu giúp bạn quen với sự chuyển động của xe, đây thời điểm thích hợp để tập dần các thao tác chuyển số và tăng tốc cho xe.

2. Hướng dẫn lái xe ô tô khi rẽ trái, phải

Bài tập tiếp theo đó là rẽ phải và trái, trước khi rẽ hãy bật si nhan bằng cần gạt ngay sau vô lăng xe. Gạt lên để rẽ phải, và gạt xuống để rẽ trái.

Hướng dẫn lái xe ô tô rẽ trái phải

Di chuyển xe đến góc cua, đi thẳng đến khi góc rẽ thẳng hàng ngang với vai của người lái thì bắt đầu đánh lái từ từ sang hướng cần rẽ. Mục đích của bài tập này là để bạn quen với việc chuyển hướng của xe. Để có thể rẽ xe chuẩn cần nhiều kỹ năng khác nữa.

3. Hướng dẫn lùi xe an toàn

Khi lùi xe, người lái chuyển cần số về số R và nhìn các gương chiếu hậu để quan sát khu vực phía sau xe. Nhấn ga từ từ và chú ý tới mọi thứ xung quanh vì sau xe là khu vực cực kỳ khó quan sát.

Hướng dẫn lùi xe an toàn

Với các kỹ năng Khởi Động Xe - Chuyển Số - Lái Xe bạn đã biết cách điều khiển một chiếc xe cơ bản. Bạn nên tập nhiều lần và tìm người hướng dẫn mỗi lần tập, hoặc đăng ký học tại các trung tâm, sau đó bạn có thể thi lấy bằng luôn tại đó.

Những kỹ năng lái xe ô tô nâng cao cần biết

Trong phần trên, STEELMATE đã chỉ cho bạn những kỹ năng cơ bản để tập lái xe ô tô. Tiếp theo bài viết, STEELMATE sẽ chia sẻ tới bạn những kỹ năng lái xe khó hơn bạn có thể tham khảo khi tập lái xe ô tô.

1. Kỹ năng đỗ xe song song, ghép ngang, ghép dọc

Đỗ xe song song là khi bạn phải lùi xe vào một chỗ đỗ chật hẹp, thường là một thao tác rất phức tạp. Bạn có thể thử tập theo các bước dưới đây để đỗ xe song song. Đây là một kỹ năng quan trọng của việc lái xe đặc biệt là trong đô thị.

Kỹ năng đỗ xe song song, ghép ngang, dọc

Bước 1: Di chuyển xe song song với xe phía trước vị trí đỗ của bạn. Canh khoảng cách 2 xe trong khoảng 60cm và xoay hết lái sang phải.

Di chuyển xe song song với xe trước

Bước 2: Giữ vô lăng hết bên phải và bắt đầu lùi xe từ từ, đến khi nhìn thấy biển số xe của xe phía sau bên gương chiếu hậu trái.

Đánh lái sang phải và lùi xe từ từ

Bước 3: Trải vô lăng thẳng và lùi xe.

Bước 4: Lùi xe cho đến khi góc phải mũi xe ngang hàng với đuôi xe phía trước.

Lùi xe đến khi góc phải mũi xe ngang hàng với đuôi xe trước

Bước 5: Xoay vô lăng hết sang bên trái

Bước 6: Tiếp tục lùi xe đến khi vào đúng ô, xe thẳng hàng với xe trước và sau.

Xoay vô lăng sang trái và lùi xe vào đúng ô

\>>> Tìm hiểu thêm: CẢM BIẾN LÙI LOẠI NÀO TỐT 2023? KINH NGHIỆM MUA VÀ SỬ DỤNG

2. Kỹ năng chuyển làn an toàn

Chuyển làn đường là tình huống rất dễ gây tai nạn nếu bạn không tuân thủ các quy tắc và quan sát kỹ tình huống xung quanh. Do các điểm mù của xe ô tô rất nhiều, cùng các tình huống xảy ra bất ngờ dẫn đến sự cố va chạm cao. Để chuyển làn xe an toàn hãy thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Thông báo bằng đèn xi nhan để các xe xung quanh biết bạn đang có ý định chuyển làn.

Bước 2: Kiểm tra trạng thái xung quanh xe

- Kiểm tra gương.

- Đảm bảo không có phương tiện nào đang di chuyển vào vị trí bạn muốn đến

- Quan sát vị trí chuyển làn có thuận lợi không [ tránh khúc cua, ngã tư, đường cho người đi bộ và đường nguy hiểm, hẹp, không ổn định].

- Kiểm tra trước sau có xe muốn vượt hay chuyển làn hay không.

Kiểm tra gương trước khi chuyển làn

Bước 3: Kiểm tra điểm mù của xe

Kiểm tra điểm mù của xe

Đây là một bước rất quan trọng mọi người hay quên và dẫn tới những tai nạn bất ngờ. Nếu xe bạn có lắp đặt thiết bị cảm biến điểm mù thì đó chiếc xe tốt và may mắn cho bạn. Trường hợp xe không có thiết bị cảm biến điểm mù, bạn có thể kiểm tra bằng cách sau:

Nếu chuyển làn sang trái, hãy xoay đầu qua trái và nhìn về phía cạnh của trụ B

Khi chuyển làn sang phải, hãy xoay qua phải và nhìn cạnh của trụ C

Lưu ý: đây là 2 vị trí điểm mù mà gương chiếu hậu khó bắt được và bạn phải nhìn trực tiếp. hãy quan sát thật nhanh và cẩn thận.

Bước 4: Giữ tốc độ ổn định và xoay vô lăng từ về hướng bạn muốn chuyển làn.

Bước 5: xe nhập làn thành công tắt đèn xi nhan và tăng tốc.

\>>> Tìm hiểu thêm: CẢNH BÁO ĐIỂM MÙ LOẠI NÀO TỐT 2023? KINH NGHIỆM MUA VÀ SỬ DỤNG

3. Kỹ năng lái xe lên dốc, xuống dốc

Lái xe số sàn lên dốc và kỹ năng phức tạp và không hề dễ dàng tập cho người mới. Người học lái xe cần thành thạo kỹ năng này để có thể chủ động hơn trong các tình huống giao thông.

Hướng dẫn lái xe lên dốc, xuống dốc

Bước 1: Vào số phù hợp để lên dốc, với những con dốc đứng và xe có chở hàng thì có thể lựa chọn số 1.

Bước 2: nhấn ga di chuyển tốc độ an toàn đi lên dốc, nếu muốn tăng tốc có thể thao tác chuyển số lớn hơn thật nhanh.

Trường hợp dừng xe ngang dốc, dùng phanh tay để xe không bị trôi ngược lại. Khi di chuyển lại nhấn thả chân côn và nhấn ga đều, đến khi nào xe hơi rung rung thì mới được nhả phanh tay.

Khi xuống dốc quy tắc là lên số nào xuống số đó, đặc biệt không được để số N khi xuống. Tránh bị trơn trượt.

Lưu ý quan trọng khi lái ô tô

Những lưu ý khi lái xe ô tô là kiến thức yêu cầu người lái xe phải thuộc lòng. Những lưu ý này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình lái xe, đảm bảo sự an toàn cho chủ xe và người đi cùng.

1. Không tăng ga khi phanh

“Không ga thì phanh” là một câu nói các bác tài luôn truyền cho những người mới học lái xe. Ngụ ý không được đạp cả phanh và ga cùng 1 lúc, hay phải phân biệt rõ 2 chân và dùng đúng lúc. Chỉ dùng chân phải để nhấn phanh và ga, khi dùng cái này phải bỏ cái kia.

2. Không chuyển số về N khi xe lăn bánh

Số N là số trung lập hay số trôi, khi đang di chuyển chúng ta chỉ lướt qua số N khi chuyển sang một số khác. Nếu chạy xe bằng số N sẽ khó kiểm soát tốc độ gây mất an toàn.

3. Không điều chỉnh kính, vô lăng, ghế khi xe đang lăn bánh

Việc điều chỉnh kính hay ghế xe là bước đầu tiên trước khi khởi động xe. Nếu trong quá trình di chuyển, bạn cảm thấy bất tiện với ghế hay kính và cần thay đổi. Hãy dừng xe và chỉnh sửa lại trước khi đi tiếp để đảm bảo an toàn.

Lái xe ô tô là một kỹ năng hữu ích trong cuộc sống, nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự tập trung và ý thức an toàn của mỗi người điều khiển. Với những thông tin STEELMATE đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thể áp dụng trong những buổi tập lái xe của mình. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn và thuận lợi.

Chủ Đề