1 ha trồng cỏ nuôi được bao nhiêu con bò năm 2024

Xã Bình Trung [Bình Sơn, Quảng Ngãi] trước đây chuyên canh mía, sắn đã chuyển đổi sang trồng cỏ chăn nuôi bò thịt, bò vỗ béo, sinh sản và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xã Bình Trung [Bình Sơn, Quảng Ngãi] trước đây chuyên canh mía, sắn đã chuyển đổi sang trồng cỏ chăn nuôi bò thịt, bò vỗ béo, sinh sản. Mỗi con bò thịt có lãi 15 - 20 triệu đ/năm; nuôi bò vỗ béo 3 - 5 triệu đ/con/4 tháng và bò sinh sản 1 con bê chăm sóc 6 tháng bán được 15 triệu...

Những cánh đồng mía, sắn bạt ngàn trước đây đã phủ xanh cỏ voi, cỏ VA06 để nuôi bò, đâu đâu cũng thấy cỏ mọc um tùm. Ông Trịnh Phú Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết: Cách đây 10 năm, xã được huyện thử nghiệm dự án nuôi bò lai.

Bởi xã có diện tích lớn trồng mía, sắn. Đưa bò lai vào nuôi để tận dụng nguồn thức ăn lá, đọt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhưng triển khai được một thời gian thì năng suất không cao. Bà con quay lại phương pháp nuôi truyền thống thả rông, chứ không chú trọng đầu tư.

Nắm bắt được thị trường, 3 năm trở lại đây nông dân đi mua bò gầy ốm ở các nơi khác về vỗ béo. Nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng mía, sắn sang trồng cỏ, ngô… để cung cấp thức ăn cho bò.

“Toàn xã có gần 250 ha trồng mía, sắn thì nay nhường hơn 100 ha trồng cỏ. Hơn 2.100 hộ dân thì có gần 1.200 hộ nuôi bò. Tổng đàn bò 3.500 con, trong đó 2.800 bò lai. Nhà nhiều nuôi 5 - 7 con, nhà ít 2 con. Bò được nuôi nhốt không thả rông nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao”, ông Tuấn cho hay.

Điển hình nuôi bò là ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã. Gia đình ông Thắng có 15 sào đất, trong đó, 1,5 sào trồng lúa, còn lại trồng mía. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây mía rớt giá liên tục khiến nhiều vụ trắng tay và năm 2010, ông Thắng bắt đầu chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò.

Hiện ông Thắng nuôi 2 con bò sinh sản, 3 con vỗ béo. Cứ mỗi năm, 2 con sinh sản lại cho hai con bê, còn 3 con bò vỗ béo cứ nuôi xoay vòng để xuất chuồng. Ông Thắng hạch toán: “Trước đây 13,5 sào đất trồng mía mỗi năm trừ chi phí phân bón, giống, công chăm sóc, nhân công… thì tôi chỉ đút túi được 15 triệu đồng. Nhưng từ khi đầu tư vào nuôi bò thì 2 con bò sinh sản mỗi năm cho 2 con bê, nuôi 6 tháng thu mỗi con 15 triệu.

Còn 3 con vỗ béo, cứ nuôi xoay vòng 3 lứa/năm, trừ hết chi phí cũng kiếm được 40 triệu đồng. 5 con bò trồng 3 sào cỏ thì đủ. Tính ra, trên một diện tích là 3 sào trồng cỏ nuôi bò, 3 sào trồng mía thì hiệu quả trồng cỏ nuôi bò gấp 15 lần trồng mía”.

Chưa dừng lại đó, nuôi 5 con bò chỉ 1 người chăm sóc là đủ. Hàng ngày chỉ dọn vệ sinh, và ra ruộng cắt cỏ về cho bò ăn. “Có thể nói rằng, nuôi bò trở thành cứu cánh thoát nghèo, vươn lên làm giàu của người dân Bình Trung. Và chắn chắn không có con vật nuôi nào đem lại hiệu quả cao đến vậy”, ông Thắng nói.

Còn ông Trần Hành ở thôn Tây Thuận, xã Bình Trung đang nuôi 2 con bò vỗ béo. Hai vợ chồng có 5 sào ruộng, tuy nhiên 4 sào thường bị ngập nước nên không thể trồng cỏ, còn lại 1 sào.

Ông Hành cho hay: 2 con bò trồng 1 sào cỏ, mình cắt xoay vòng là đủ ăn. Khi bò mới mua về cho ăn cỏ, rau nhưng đến giai đoạn xuất chuồng cho ăn thêm thức ăn tinh nên bò nhanh mập. 1 năm sẽ xuất bán bốn 4 lứa, trừ chi phí mỗi lứa thu 8 triệu đồng.

“Trồng 4 sào lúa mỗi năm được 1,6 tấn, bán với giá 1 kg 6.000 đồng. Tính ra thu gần 10 triệu đồng nhưng trừ tiền công cày, gặt, phân bón, thuốc sâu, tiền thuế… cuối cùng không có lãi. Còn nuôi 2 con bò, trồng 1 sào cỏ thì lấy phân của nó bón cỏ, thỉnh thoảng mới bón ít phân hóa học nhưng bò đủ cỏ ăn và chỉ 1 người chăm sóc. Nếu như 4 sào đất mà không bị ngập nước, tui sẽ trồng cỏ, xây thêm chuồng nuôi thêm bò nữa”, ông Hành nói.

Ở xã Bình Trung, vợ chồng anh Huỳnh Duy Sơn chuyển từ nuôi lợn sang nuôi bò sinh sản và vỗ béo. Anh đầu tư 20 triệu đồng xây 4 ô chuồng, nuôi 4 con bò. Anh Sơn cho biết: Bỏ 80 triệu đồng mua 4 con, trong đó 1 con sinh sản, 3 con vỗ béo nhưng sau 4 tháng nếu bán có lãi 15 triệu đồng. Mặc dù mới nuôi nhưng nuôi bò ít bị dịch bệnh, công chăm sóc nhẹ nhàng hơn lợn. Bò ăn cỏ là chính, lâu lâu mới cho thức ăn tinh nên ít tồn tiền mua thức ăn. Trong chăn nuôi, thì chi phí thức ăn chiếm 70% trong tổng chi phí chăn nuôi, mà đối với việc chăn bỏ, thức ăn được sử dụng chủ yếu là cỏ. Trong khi nhiều số lượng bò đang nhiều hơn lượng cỏ, thì mô hình trồng cỏ nuôi bò lại là sự lựa chọn thông minh, đem lại lợi ích kinh tế cao cho bà con chăn nuôi. Hãy cùng maybamcovoi.com tìm hiểu về mô hình này nhé.

Giả sử đối với mô hình trồng cỏ nuôi bò sử dụng loại cỏ voi VA06, đây là giống cỏ thích hợp với mọi vùng đất, có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết bất lợi, tốn ít công chăm sóc, sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh, năng suất cao và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi.

Lợi ích kinh tế từ trồng cỏ

Cỏ VA06 quen thuộc với rất nhiều bà con chăn nuôi,đem lại năng suất cao. Sau khi trồng 60 ngày được thu hoạch lứa đầu tiên và có thể thu hoạch 7 – 8 lứa trong năm, Trồng cỏ không phải tốn nhiều phân bón, chủ yếu là Urê với liều lượng 400 – 500 kg/ha/năm chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.

Đối với mô hình trồng cỏ nuôi bò với giống cỏ mới VA06, năng suất 250 – 300 tấn/ha/năm, giá trị đạt 125 – 150 triệu đồng/ha/năm, thâm canh tốt năng suất có thể đạt tới 350 – 400 tấn/ha/năm và sẽ cho thu hoạch tới 6 năm mới phải trồng lại, sau thu hoạch cỏ còn lại phần gốc sẽ tự tái sinh.

Sau khi trừ chi phí nông dân có lãi khoảng 80 – 90 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng cỏ VA06 cao hơn khoảng 50 – 60 triệu/ha/năm so với trồng lúa.

Giảm chi phí chăn nuôi bò

Đối với người chăn nuôi bò, nếu nuôi 20 con bò, mỗi ngày cần 500 kg cỏ, 1 tháng nhu cầu là 15tấn cỏ [tương đương 7,5 triệu đồng], với bò thịt tăng trọng khoảng 12 – 15 kg/con/tháng. Như vậy, mỗi tháng đàn bò 20 con đem lại giá trị 22 – 25 triệu đồng [với bò sinh sản giá trị còn cao hơn]. Sau khi trừ các loại chi phí thức ăn, thuốc thú y,… lãi khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng [1 năm cho thu nhập 150 – 180 triệu đồng].

Đối với 1ha trồng cỏ có thể đủ phục vụ nuôi khoảng 20 con bò, khi đã có sẵn nguồn thức ăn thì nuôi 20 con bò chỉ cần một người chăm sóc. Với những hộ có 1 ha trồng cỏ và nuôi bò mỗi năm có thể thu nhập 240 – 270 triệu đồng.

Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò

Cách trồng cỏ

Loại cỏ voi nuôi bò là loài sinh sản vô tính nên hầu hết được trồng bằng thân. Khi lựa chọn giống, tốt nhất bạn nên chọn loại bánh tẻ, cỏ không quá non và không quá già.

  • Sau đó, chặt vát cỏ thành từng hom có chiều dài từ 20-25 cm/hom, mỗi một hom đặt khoảng 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8- 10 tấn hom.
  • Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 45 độ, cách nhau 30- 40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp
  • Sau khi trồng 10- 15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng [chú ý không chạm vào thân cây giống].
  • Khi được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng 100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

Có một điều cần chú ý, cỏ không nên trồng luôn sau khi chặt mà nên để cỏ vài hôm trong điều kiện râm mát rồi mang đi trồng là tốt nhất. Nhưng nếu để cỏ quá lâu sau khi cắt thì cỏ cũng rất khó nảy mầm.

Cách bón phân

Cách bón phân cho cỏ voi nuôi bò cũng cần phải được chú ý. Tùy thuộc vào từng loại đất của từng vùng miền mà bạn lựa chọn phân bón sao cho phù hợp nhất.

Thông thường, đối với 1ha cỏ cần bón khoảng 15-20 tấn phân chuồng, 250-300 kg super lân, 100-200 kg KCL, 400-500 kg ure trong khoảng thời gian 1 năm. Trong số các loại phân này, bạn nên sử dụng phân chuồng và super lân để bón lót. Phân KCL và ure dung cho bón thúc.

Trâu Vàng vừa chia sẻ cho bà con về mô hình trồng cỏ nuôi bò, hi vọng bà con thấy bổ ích từ những thông tin hôm nay. Trong quá trình chăn nuôi, nếu bà con gặp khó khăn có thể liên hệ vào hotline để được tư vấn miễn phí. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả.

Chủ Đề