1 cây cà phê tưới bao nhiêu nước năm 2024

Cà phê là loại cây trồng cần nhiều nước và phải tưới 3-4 lần trong mùa khô. Việc tưới nước, cắt tỉa cành sau thu hoạch quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất vườn cây vụ sau.

Nguyên tắc tưới cho cây là phải đúng lúc, đủ nước. Nếu tưới muộn, cây sẽ bị suy kiệt, rụng lá, khô cành; còn tưới sớm khi cây chưa phân hóa mầm hoa sẽ làm cho cà phê nở hoa không đều, khó khăn cho thu hoạch và giảm năng suất. Để hoa cà phê nở đều phải tưới 400-500 lít nước/gốc vì giai đoạn này cây cần lượng nước nhiều nhất.

Người dân xã Ia Sao [huyện Ia Grai], tỉnh Gia Lai tưới nước cho cây cà phê. Ảnh: Gia Hưng

Những ngày này, anh Nguyễn Hữu Nghị [thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai] đang tưới nước đợt một cho gần 1 ha cà phê của gia đình. Anh cho biết: Vừa qua, do ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên trên địa bàn xã có mưa.

Lượng mưa không đủ để cây ra hoa nên gia đình phải đưa máy bơm tưới bổ sung. Còn gần 2 ha nữa, anh sẽ tưới nước sau Tết Nguyên đán.

“Cà phê sau khi thu hoạch phải cắt tỉa cành, tạo tán lại. Sau đó, cần “siết nước” để cây phân hóa mầm hoa và khi lá bắt đầu rũ xuống vào ban ngày là thời điểm thích hợp nhất để tưới nước. Tưới đúng thời điểm giúp cây ra hoa nhiều và đều sẽ thuận lợi cho việc thu hoạch đồng loạt sau này”-anh Nghị chia sẻ.

Tương tự, chị Bùi Thị Hương [thôn Tân An, xã Ia Sao] cho hay: Gia đình chị có 1,5 ha cà phê kinh doanh. Thông thường phải sau Tết Nguyên đán, chị mới tưới nước cho vườn cà phê. Nhưng năm nay, do có mưa xuân nên chị phải “tưới đuổi” để bù nước cho cây nở hoa. Bởi nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa không nở hết, khô chùm hoa, giảm năng suất.

Còn ông Lê Diệu Kỳ [thôn 6, thị trấn Chư Prông] thì chia sẻ: Sau khi thu hoạch cà phê xong, gia đình thuê nhân công cắt tỉa cành giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi mầm hoa và ra hoa nhiều. Gia đình cũng vừa mới tưới xong đợt một cho hơn 1 ha cà phê. Đặc tính cây cà phê vào mùa khô cần tưới nước 3-4 lần. Nếu năm nào mưa muộn hoặc bị hạn thì phải tưới 5-6 lần.

“Ngày trước, tôi thường tưới dí để cho nước chảy trực tiếp vào gốc nhưng phương pháp này vừa tốn công, vừa tốn nhiều nước lại dễ gây xói mòn. Để tiết kiệm nước và nhân công, tôi đã đầu tư hệ thống béc tưới phun mưa”-ông Kỳ nói.

Theo ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai [tỉnh Gia Lai]: Toàn huyện có hơn 18 ngàn ha cà phê, trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 16 ngàn ha. Theo kế hoạch, ngày 31-1 [mùng 10 tháng Giêng], huyện mới chỉ đạo xả nước từ các công trình thủy lợi để người dân lấy nước tưới cho cây trồng. Vừa qua, trên địa bàn có mưa nhưng lượng mưa không đủ để cho cây bung hoa hết. Do đó, để bù nước cho cây nở hoa, Phòng Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo người dân tập trung mọi nguồn lực tưới nước cho vườn cà phê trước Tết Nguyên đán.

Đồng thời, áp dụng phương pháp tưới phun mưa trên cao và phun mưa tại gốc hoặc tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, người dân cần bón phân hợp lý bổ sung chất dinh dưỡng cho cây cà phê. Qua rà soát, kiểm tra đánh giá nguồn nước tại các ao, hồ thủy lợi, sông suối thì lượng nước tích trữ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nên dự báo cơ bản đủ nước tưới cho cây trồng trong mùa khô năm nay.

Còn theo ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh [tỉnh Gia Lai]: Sau khi thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022, người dân đang triển khai cắt tỉa cành, tạo tán cho cây và tưới nước.

Ngay từ đầu mùa khô, cơ quan chuyên môn của huyện đã kiểm tra, đánh giá nguồn nước ở sông suối và các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức nạo vét kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng và khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân và cây công nghiệp dài ngày.

“Hiện nay, người dân đang tập trung chăm sóc, tưới nước cho cây cà phê. Qua đánh giá, lượng nước năm nay tại các ao, hồ, đập và các suối cao hơn mọi năm, đảm bảo cho sản xuất”-ông Sơn cho biết thêm.

Sử dụng nguồn nước để tưới đúng kỹ thuật không chỉ góp phần tiết kiệm nước mà còn nâng cao năng suất cho cây cà phê. Thế nhưng, hiện nay hầu hết người dân vẫn chưa mấy quan tâm đến vấn đề này.

Cà phê là loại cây trồng có diện tích đứng đầu trong các loại cây công nghiệp của tỉnh Đắk Nông. Hiện tổng diện tích cà phê đạt trên 130.000 ha, chiếm hơn 1/2 diện tích cây công nghiệp dài ngày. Đây cũng là loại cây trồng cần lượng nước tưới nhiều hơn so với các loại cây khác.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, hình thức tưới nước trực tiếp vào gốc cà phê gây lãng phí nước khá lớn

Đầu tháng 3/2019, nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa đã bắt đầu tưới nước đợt 3 cho cà phê. Nhiều ao hồ, khe suối trên địa bàn mực nước đã giảm thấp. Thế nhưng, hầu hết người dân vẫn giữ thói quen tưới nước cho cà phê một cách lênh láng mà không quan tâm đến việc tiết kiệm nước.

Bà con chủ yếu tưới nước theo kiểu bơm nước lên rồi cho chảy thoải mái vào gốc cà phê. Đến khi bồn gốc cà phê đầy nước, bà con mới chuyển vòi qua cây khác để tiếp tục tưới. Theo ông Phạm Dũng, tổ dân phố 1, phường Nghĩa Trung [Gia Nghĩa], nhiều năm nay, gia đình vẫn tưới nước theo kiểu như vậy. Không chỉ ông, mà rất nhiều người trồng cà phê khác ở Gia Nghĩa cũng giữ thói quen tưới nước theo kiểu đó.

Tại huyện Đắk Mil, nơi có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh, với trên 21.000 ha, hình thức tưới nước lênh láng vào gốc cà phê vẫn còn rất phổ biến. Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil, những năm qua, số hộ dân tưới cà phê bằng hệ thống phun béc hoặc các mô hình tưới tiết kiệm có tăng lên, nhưng còn rất khiêm tốn.

Người dân chủ yếu vẫn giữ thói quen kéo vòi tưới nước trực tiếp vào gốc cà phê. Với tâm lý chung là tưới càng nhiều càng tốt, tưới được đợt nào hay đợt đó, người dân hầu như chưa có khái niệm tưới tiết kiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chính nông dân đang làm hao phí nguồn nước, dễ dẫn đến nguy cơ khô hạn cho chính vườn cây của mình.

Việc sử dụng nước tưới chưa hợp lý là thực tế chung toàn tỉnh hiện nay. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, có hai hình thức tưới nước chủ yếu được nông dân áp dụng phổ biến. Thứ nhất, người dân dùng vòi tưới nước trực tiếp vào gốc cà phê [chiếm khoảng 85%]. Thứ hai là tưới bằng hệ thống phun béc, tưới tiết kiệm [chỉ khoảng 15%]. Bà con thường tưới nước cho cà phê từ 2-5 đợt/năm. Lượng nước tưới cho cà phê vào khoảng 2.500 m3- 2.700 m3/ha/vụ, cao hơn so với mức khuyến cáo của cơ quan chức năng khoảng 650 m3/ha/vụ.

Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên [WASI], tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển ngành Nông nghiệp, trong đó cây cà phê là một trong những loại cây chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cụ thể, do nhiệt độ có xu hướng tăng, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây cà phê đang ở mức báo động.

Tiến sĩ Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện WASI cho biết, nếu đúng kỹ thuật, lượng nước tưới cho cà phê chỉ cần từ 340-400 lít/cây/lần. Nếu tưới mức như vậy, nông dân có thể tiết kiệm được hơn 50% lượng nước. Khi tưới lượng nước vừa đủ theo đúng quy cách, quá trình sinh trưởng của cây cà phê sẽ cho trái nhiều hơn. Nếu có lượng nước phù hợp, cây cà phê sẽ hấp thụ các dưỡng chất từ đất tốt hơn, nên năng suất sẽ cao hơn. Đặc biệt, tưới nước vừa đủ sẽ giúp người dân giảm đáng kể lượng phân bón do không bị nước dư thừa cuốn trôi.

1 cây cà phê cần bao nhiêu nước?

Tiến sĩ Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện WASI cho biết, nếu đúng kỹ thuật, lượng nước tưới cho cà phê chỉ cần từ 340-400 lít/cây/lần. Nếu tưới mức như vậy, nông dân có thể tiết kiệm được hơn 50% lượng nước. Khi tưới lượng nước vừa đủ theo đúng quy cách, quá trình sinh trưởng của cây cà phê sẽ cho trái nhiều hơn.

Cà phê ở Tây Nguyên là loại gì?

Tây Nguyên là vựa cà phê Robusta xuất khẩu lớn nhất thế giới với các vùng trồng nổi tiếng như Buôn Mê Thuột, Đăk Mil, Đăk Hà, Chư Sê, Ia Grai,… Cà phê Tây Nguyên, đặc biệt là giống Robusta đã trở nên danh tiếng trên toàn thế giới với lượng caffeine cao, vị đậm, thể hiện tốt tính máu lửa của nắng gió cao nguyên.

Ai mang cà phê vào Việt Nam?

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất [sau lúa gạo], và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế ...

Đặc điểm của cây cà phê là gì?

Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Chủ Đề