Hà nội có bao nhiêu dân tộc năm 2024

Ngày 24-8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của thành phố tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng DTTS. Chủ động ngăn chặn, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng hơn 100 nghìn người dân tộc thiểu số [DTTS] thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố. Trong đó, đồng bào các DTTS sống quần cư thành thôn ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức, với dân số trên 55.000 người, chiếm 51% người DTTS trong toàn Thành phố.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, đặc điểm tình hình vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi [DTTS&MN] của Thủ đô, Kế hoạch 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND Thành phố về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của Thủ đô đoạn 2021 - 2030 đã đề ra 09 nội dung để phát triển toàn diện kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025 tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến là: 2.144,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư XDCB 1.647,7 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp 496,8 tỷ đồng

Có 9 nội dung được đầu tư, gồm: [1] Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. [2] Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. [3] Phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố phát triển ngành, nghề truyền thống, làng nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. [4] Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. [5] Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. [6] Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. [7] Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. [8] Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. [9] Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, Thành phố Hà Nội đã bố trí hơn 1.172 tỷ đồng để thực hiện các nội dung đạt 54,7% kế hoạch. Trong đó: Vốn ĐTXDCB 1.050,2 tỷ đồng. Vốn sự nghiệp 121,8 tỷ đồng

Kết quả thực hiện: Tổng số dự án đã được bố trí vốn: 95/114 dự án, đạt 83%. Kinh phí đã bố trí: 1.050,2 tỷ đồng, đạt 71,76%. Kinh phí đã giải ngân 883,5 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch. Số dự án chưa bố trí vốn: 19 dự án. Kinh phí cần tiếp tục bố trí: 413,3 tỷ đồng.

Trong đó: Lĩnh vực thủy lợi: 02 dự án. Kinh phí: 86,6 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa: 09 dự án. Kinh phí: 45,6 tỷ đồng. Lĩnh vực y tế: 01 dự án. Kinh phí: 27 tỷ đồng. Lĩnh vực giáo dục 02 dự án: Kinh phí: 210,6 tỷ đồng. Lĩnh vực khác: 05 dự án. Kinh phí: 43,5 tỷ đồng.

Các dự án đã bố trí vốn, được các huyện tích cực triển khai thực hiện, đến nay đã có 52/95 dự án hoàn thành đã đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư; 15 dự án cơ bản hoàn thành chuẩn bị bàn giao;13 dự án chuyển tiếp đang tổ chức thi công; 15 dự án phân bổ vốn năm 2023 các huyện đang tích cực hoàn thiện các thủ tục đầu tư, chuẩn bị khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2025./.

Hà Nội chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày này, các thành viên của đội cồng chiêng thôn Lặt [xã Minh Quang, huyện Ba Vì] lại tụ họp nhau luyện tập. Tiếng binh boong ngân nga làm không khí bản mường thêm vui tươi, phấn khởi trong mùa xuân mới. Bà Đinh Thị Hiền là người có công lớn trong khôi phục văn hóa cồng chiêng của đồng bào Mường xã Minh Quang. Bà tâm sự: “Cũng có những lúc đồng bào chưa ý thức được hết giá trị văn hóa dân tộc mình nên không coi trọng tiếng Mường, văn hóa cồng chiêng… Khi về hưu năm 2009, tôi có điều kiện hơn nên đã vận động nhân dân nói tiếng Mường, giữ gìn các nét đẹp văn hóa. Từ đó Câu lạc bộ Cồng chiêng thôn Lặt ra đời. Sau đó, nhờ các chính sách của thành phố về công tác dân tộc, nhiều nét văn hóa Mường được khôi phục, gìn giữ. Các cuộc thi thể thao dân tộc, nói tiếng Mường… do huyện Ba Vì hay thành phố Hà Nội tổ chức, xã Minh Quang đều có đại diện tham gia”.

Xã Minh Quang là địa bàn tập trung nhiều dân tộc Mường tại Hà Nội, với 40% trong tổng số 14 nghìn dân. Ngoài thôn Lặt, toàn xã có sáu đội cồng chiêng và còn có các câu lạc bộ văn hóa, thể thao đặc trưng của người Mường khác. Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang Đỗ Văn Minh cho biết: “Văn hóa đồng bào dân tộc Mường những năm gần đây có nhiều khởi sắc kể từ khi UBND huyện Ba Vì triển khai Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2015-2020”. Bà con có ý thức hơn trong giữ gìn văn hóa, từ phong tục, văn nghệ dân gian cho tới tiếng nói, trang phục truyền thống. Riêng xã Minh Quang cứ hai năm một lần tổ chức Hội thi nói tiếng dân tộc Mường. Qua đó, động viên lớp trẻ tiếp tục gìn giữ đặc trưng văn hóa của mình”.

Hà Nội có gần 108 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, đồng bào sống tập trung tại 14 xã tại các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai…, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Huyện Ba Vì là một trong hai nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là một trong những địa phương tiên phong trong việc quan tâm đến đời sống tinh thần của bà con, thông qua việc xây dựng, triển khai Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì giai đoạn 2015-2020”. Đề án đã động viên, khuyến khích bà con các dân tộc trên địa bàn gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, đồng thời, xây dựng nhiều biện pháp hỗ trợ bà con. Xã Vân Hòa cũng là địa phương có nhiều nỗ lực trong khôi phục văn hóa. Hiện Vân Hòa có ba đội cồng chiêng. Vân Hòa là khu vực có cảnh quan đẹp, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng làm khu nghỉ dưỡng. Do đó, nhiều dịp các đội cồng chiêng của Vân Hòa được mời biểu diễn phục vụ khách du lịch, vừa giúp bà con có thêm thu nhập, vừa quảng bá văn hóa truyền thống. Ngoài nét đẹp cồng chiêng, “cỗ lá” người Mường, cơm lam người Mường cũng trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Địa bàn Ba Vì còn có khá đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Một trong những nét văn hóa quan trọng nhất của đồng bào Dao là Tết Nhảy. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều tập tục đang bị phai nhạt, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng. Những điệu múa trong các lễ hội cũng bị cải biên, rút ngắn thời gian. Nhiều người Dao ở lứa tuổi 50 trở xuống không biết tự khâu vá quần áo và mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nếu không được phục dựng, bảo tồn, đây sẽ là một thiệt thòi cho người Dao nói riêng cũng như giảm giá trị trong chiến lược phát triển du lịch của huyện Ba Vì. Vì vậy huyện Ba Vì cũng đã có nhiều biện pháp khôi phục bảo tồn văn hóa cho đồng bào Dao như: dạy chữ cổ, hỗ trợ người dân bảo tồn các bài thuốc, phục dựng các không gian văn hóa cộng đồng… Hiện tại, Tết Nhảy của người Dao đã được khôi phục gần như nguyên vẹn các nghi thức truyền thống. Các xã Yên Sơn, Ba Vì, Hợp Nhất… đều tổ chức Tết Nhảy, đem lại không khí vui tươi, đậm đà bản sắc. Các bài thuốc Nam của người Dao được chính quyền hỗ trợ, hệ thống hóa. Qua đó, nhiều gia đình đã phát triển nghề thuốc, chữa bệnh cho cộng đồng. Ba Vì hiện tiếp tục khai thác văn hóa người Mường, người Dao trong thu hút du lịch.

Cùng với Ba Vì, Thạch Thất là huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất của Thủ đô. Hiện nay, đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thất sinh sống tập trung ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Do đặc điểm địa lý, người Mường sống xen kẽ với đồng bào Kinh và dưới sự tác động giao thoa giữa đời sống hiện đại nên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, tháng 12-2016, UBND huyện Thạch Thất ban hành Đề án số 14/ĐA-UBND về “Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường giai đoạn 2016 - 2020”. Đề án chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ để họ hiểu và tôn trọng bản sắc văn hóa của dân tộc mình, có ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc. Cùng với đó, huyện Thạch Thất tiến hành khảo sát, rà soát, đánh giá thực trạng văn hóa Mường tại các làng, bản trên địa bàn để có phương án bảo tồn cụ thể.

Sau khi rà soát, đánh giá, Ban Dân tộc huyện Thạch Thất phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức các đợt tập huấn, tuyên truyền lưu động, tổ chức hội thi, giao lưu về bản sắc văn hóa dân tộc Mường, tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhân dân. Trong đó, chú trọng vào ngôn ngữ Mường thông qua các hội thi biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện về văn hóa dân tộc Mường, thi kể chuyện bằng tiếng Mường trong ba xã có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Khuyến khích người dân tộc Mường thường xuyên giao tiếp bằng tiếng dân tộc, các bậc ông bà, cha mẹ tích cực trao truyền ngôn ngữ Mường cho thế hệ trẻ; tặng chiêng cho các bản, các trường THCS của ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung mỗi trường một bộ chiêng... Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần chia sẻ: “Khi địa phương mới về với Thủ đô, chúng tôi cũng lo lắng văn hóa núi rừng bị nhạt nhòa, nhưng được thành phố quan tâm mở các lớp dạy học cồng chiêng, nhờ đó, văn hóa nơi đây được phục dựng. Không chỉ vậy, thành phố và huyện Thạch Thất còn quan tâm đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng khang trang, rộng rãi làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa. Nhân dân khích lệ nhau để bảo tồn văn hóa dân tộc”.

Tính đến cuối năm 2019, toàn thành phố có 100% xã vùng dân tộc thiểu số đã hoàn thiện quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa, thể thao xã. Đặc biệt là việc thành phố triển khai đầu tư xây dựng 46 công trình nhà văn hóa thôn vùng đồng bào dân tộc và miền núi của Thủ đô tạo sự phấn khởi cho nhân dân. Theo ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố thì các công trình văn hóa được xây dựng, các câu lạc bộ văn hóa được hình thành đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển văn hóa của cộng đồng và bảo tồn văn hóa các dân tộc; trở thành điểm hẹn sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tầng lớp nhân dân của Thủ đô. Góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự vào cuộc chủ động, tích cực của các ngành, các cấp trên địa bàn Thủ đô đã khiến cho nhiều phong tục tập quán của đồng bào thiểu số được bảo tồn, phát huy, góp phần đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố.

Hà Nội có gần 108.000 đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, đồng bào sống tập trung tại 14 xã thuộc các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai…, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao. Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Chủ tịch UBND xã Yên Bình [huyện Thạch Thất] Nguyễn Giáp Dần chia sẻ: “Khi địa phương mới về với Thủ đô, chúng tôi cũng lo lắng văn hóa núi rừng bị nhạt nhòa, nhưng được thành phố quan tâm mở các lớp dạy học cồng chiêng, nhờ đó, văn hóa truyền thống nơi đây được phục dựng. Không chỉ vậy, thành phố và huyện Thạch Thất còn quan tâm đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng khang trang, rộng rãi làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa. Nhân dân biết khích lệ nhau để bảo tồn văn hóa dân tộc”.

Hà Nội chủ yếu dân tộc gì?

Hiện Hà Nội có 107.847 người thuộc 50 thành phần DTTS sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn thành phố. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày chiếm 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%…

Thành phố Hà Nội có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

Thống kê năm 2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 108.000 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả hầu hết 30/30 quận, huyện, thị xã [chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố].

Có bao nhiêu dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh?

Tính đến năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh có 53 dân tộc thiểu số sinh sống, gồm 103.092 hộ với 453.317 nhân khẩu, chiếm khoảng hơn 5% dân số toàn thành phố. Những dân tộc có quy mô số dân trên 1.000 người tại Thành phố là Hoa, Khmer, Chăm, Tày, Mường, Nùng, Thái, Ê Đê và Gia Rai.

Chủ Đề