Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
  • 2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
  • 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là gì?
  • 4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
  • 4.1. Khi có thiệt hại xảy ra
  • 4.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường
  • 4.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra
  • 4.4. Lỗi của người gây thiệt hại
  • 5. Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.

Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.

2. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường ttong đó những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lọi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lí:

“Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[khoản 8 Điều 3Luật bảo vệ môi trường năm 2014].

Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật.

Sự biển đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:

+ Chất gây ô nhiễm tích luỹ [chất dẻo, chất thải phóng xạ] và chất ô nhiễm không tích luỹ [tiếng ồn];

+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương [tiếng ồn], trong phạm vi vùng [mưa axít] và ttên phạm vi toàn cầu [chất CFC];

+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định [chất thải từ các cơ sở sàn xuất kinh doanh] và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn [hoá chất dùng cho nông nghiệp];

+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục [chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh] và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục [dầu tràn do sự cố ttàn dầu].

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; theo đó, chủ thể [tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác] thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ tính chất thiệt hại xảy ra, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được chia thành hai loại: [1] Thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường [bao gồm các thiệt hại về môi trường đất, nước, hệ sinh thái, động, thực vật – thường được gọi là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát] và [2] Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác [thường được gọi là thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại thứ phát]. Trong mối quan hệ giữa hai loại thiệt hại này thì thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là loại thiệt hại xảy ra trước. Còn thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Do vậy, có thể thấy muốn xác định được có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp do ô nhiễm môi trường thì phải xác định được có thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tại khu vực đó.

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, về nguyên tắc thì người gây thiệt hại phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả khánghoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, về cơ bản nếu muốn được loại trừ trách nhiệm bồi thường, người gây thiệt hại phải chứng minh một trong hai trường hợp xảy ra thiệt hại, đó là: do bất khả khánghoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Còn muốn được giảm mức bồi thường thiệt hại thì chủ thể gây thiệt hại phải chứng minh mình không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Có thể thấy, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 [BLDS 2015], yếu tố lỗi không được coi là điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng là yếu tố quan trọng để xác định chủ thể nào phải bồi thường, không phải bồi thường và mức được giảm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, chủ thể làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại không được nại lý do mình không có lỗi để thoái thác trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp chủ thể làm ô nhiễm môi trường chứng minh được lỗi gây ra thiệt hại hoàn toàn thuộc về bên thứ ba, về nguyên tắc bên thứ ba không được bồi thường thiệt hại [khoản 4 Điều 585 BLDS 2015], nhưng chủ thể làm ô nhiễm môi trường vẫn phải bồi thường cho chủ thể khác bị thiệt hại.

4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

4.1. Khi có thiệt hại xảy ra

Trên thực tế, thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người. Mà nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể như sau:

Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi trường nước bởi các chất độc hại, diện tích rừng bị thu hẹp, số lượng động vật, thực vật bị suy giảm…

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại gắn liền với việc bị thu hẹp hoặc mất đi những lợi ích gắn liền với việc không được sử dụng, khai thác hoặc hạn chế sử dụng, hạn chế khai thác công dụng của tài sản; chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe và các chức năng bị mất hoặc giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc cho người bị thiệt hại bị mất hoặc giảm sút.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra trong một số sự cố môi trường như: nổ xăng dầu, tràn dầu, cháy rừng…

Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại như: lợi nhuận, doanh thu sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.

4.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường

Các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như:

Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2020;

Vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm; quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…

Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…

Vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển; các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.

4.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, việc xác định bồi thường thiệt hại về môi trường không hề đơn giản. Khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhiên như:

Hành vi gây ô nhiễm;

Do suy thoái ;

Do yếu tố thiên nhiên.

Trong trường hợp 3 yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại càng trở nên khó khăn hơn. Hoặc trong trường hợp các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.

4.4. Lỗi của người gây thiệt hại

Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ người thiệt hại có lỗi.

Quy định này có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác. Việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên.

5. Quy định chung về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cơ sở pháp lý để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường gây ra được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/07/2006.

Thứ nhất, về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác có thể trực tiếp yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc thông qua người giám hộ, người đại diện hợp pháp để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Pháp luật hiện hành chưa quy định quyền khởi kiện tập thể về môi trường

Thứ hai, về phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân, tổ chức, chủ thể khác bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác do ô nhiễm môi trường có thể thông qua phương thức hòa giảihoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định của pháp luật còn có một số bất cập sau:

1] Thiếu các quy định cụ thể, thống nhất về cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như: quy định về quy trình, trình tự, các bước, vai trò các bên tham gia thương lượng, hòa giải; quy định về cơ quan có quyền chủ trì hoặc làm đầu mối hay có thể chủ động trong việc giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; quy định về vai trò của các tổ chức xã hội trong giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; quy định về điều kiện nguồn lực cần thiết khác phục vụ cho công tác này,…

2] Thực tiễn cho thấy, chưa có vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người; tài sản và lợi ích hợp pháp do làm ô nhiễm môi trường nào được giải quyết thành công tại Tòa án. Trường hợp vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải và gây thiệt hại về tài sản cho khoảng 6.000 hộ dân sau một thời gian dài đã được Tòa án nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thụ lý, nhưng sau đó lại được kết thúc bằng con đường hòa giải. Sở dĩ như vậy là do bất cập trong các quy định về chủ thể có quyền khởi kiện; điều kiện khởi kiện các tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường; khó khăn trong xác định thiệt hại môi trường, trong chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại; trong quy định về thời hiệu khởi kiện; về trình độ, năng lực của thẩm phán; sự độc lập giữa thẩm phán và Chánh án; giữa tư pháp với hành pháp, lập pháp; giữa tòa án cấp trên với cấp dưới; quan hệ giữa tòa án với viện kiểm sát trong giải quyết vụ án; vai trò của luật sư trong các vụ án tranh chấp về môi trường,…

Thứ ba, về xác định thiệt hại tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức do ô nhiễm môi trường và mức bồi thường thiệt hại về tinh thần

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể làm ô nhiễm môi trường phải bồi thường các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ của người bị thiệt hại và những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại về sức khỏe hoặc những người thân của người bị thiệt hại về tính mạng phải gánh chịu để xác định thiệt hại. Tuy nhiên, những quy định này còn có bất cập sau:

1] Có những thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường chưa được pháp luật quy định nên không có căn cứ pháp lý để xác định thiệt hại về môi trường. Ví dụ như thiệt hại về ô nhiễm môi trường không khí,… Hơn nữa, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm chứng minh và yêu cầu bồi thường thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường lại thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, nếu các cơ quan nhà nước này không xác định hoặc xác định không có thiệt hại môi trường thì cũng khó có cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân xác định, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây ra.

2] Quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ gây ô nhiễm môi trường chưa sát với thực tiễn gây khó khăn cho người bị thiệt hại trong việc thu thập, xác định, chứng minh mức độ thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và mối quan hệ giữa mô trường bị làm ô nhiễm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; tài sản, lợi ích hợp pháp khác. Ví dụ, xã Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ, nơi nhà máy Supe phot phát Lâm Thao hoạt động có tỷ lệ người chết do ung thư cao hàng đầu cả nước, nhưng việc chứng minh mối quan hệ giữa bệnh ung thư tại địa phương với môi trường bị ô nhiễm gây ra nằm ngoài khả năng của người dânđịa phương.

3] Quy định của pháp luật về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do làm ô nhiễm môi trường gây ra chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội. BLDS 2015 quy định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do làm ô nhiễm môi trường không quá 100 tháng lương tối thiểu cho thân nhân người chết và bồi thường thiệt hại về tinh thần không quá 50 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho người bị thiệt hại về sức khỏe, là còn quá thấp và khá cứng nhắc khi áp dụng. Việc pháp luật quy định khung bồi thường tối đa cứng sẽ không khuyến khích sự thỏa thuận giữa bên bị thiệt hại với bên gây ra thiệt hại vê mức bồi thường thiệt hại gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người; tài sản và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức cá nhân

Theo quy định của BLDS 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, kể từ ngày người có quyềnyêu cầubiết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác không chỉ là những thiệt hại trước mắt mà còn là những thiệt hại lâu dài, việc định thiệt hại đã khó, xác định mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi vi phạm pháp luật môi trường còn khó hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng, thời hiệu 3 năm chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Video liên quan

Chủ Đề