Xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự (blttds 2015)

Xác định tư cách đương sự khi tham gia tố tụng dân sự

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Việc xác định tư cách đương sự trong tố tụng dân sự là rất quan trọng và được quy định chii tiết trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Hãy cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Xác định tư cách nguyên đơn

“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”

Nguyên đơn có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức là người khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết vụ án. Việc tham gia tố tụng của nguyen đơn có thể ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ án.

Đặc điểm của nguyên đơn:
– Có quyền lợi bị xâm hại hoặc cho rằng quyền lợi bị xâm hại
– Có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Xác định tư cách bị đơn

“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”
Bị đơn là đối tượng bị khởi kiện khi nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phậm.

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự trong việc dân sự

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

Bài viết liên quan

  • Thủ tục sang tên sổ đỏ do được thừa kế
  • Điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015
  • Cải chính lại tên cha mẹ trên giấy khai sinh cho con?
  • Ký quỹ là gì?
  • Bồi thường khi gây tai nạn giao thông

1. Đương sự là gì? Đương sự bao gồm những ai?

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.

Khoản 1, Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự:“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”

Luật sư tư vấn pháp luật tố tụng dân sự trực tuyến: 1900.6568

– Nguyên đơn:

Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự:

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.”

Tuy cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như các đương sự khác nhưng việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn các đương sự khác. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.

– Bị đơn:

Xem thêm: Quy định về lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự

Theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự:

“Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.”

Việc tham gia vào tố tụng của bị đơn mang tính bị động do bị đơn là người bị nguyên đơn hoặc người đại diện theo pháp luật của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của tòa án do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Trong đó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những căn cứ chủ yếu để người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm 2 loại: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập.

Thứ nhất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn.

Thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn. Do đó, khi tham gia tố tụng, lợi ích pháp lý của họ phụ thuộc vào lợi ích pháp lý của nguyên đơn hoặc bị đơn. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của mình.

Video liên quan

Chủ Đề