Việt nam trở thành thành viên của apec khi nào năm 2024

Việt Nam gia nhập APEC vào năm nào? Doanh nhân đề nghị cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC [thẻ ABTC] cần đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đề nghị cấp thẻ ABTC được quy định ra sao? câu hỏi của anh N [Huế].

Việt Nam gia nhập APEC vào năm nào? Doanh nhân đề nghị cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC cần đáp ứng điều kiện gì?

Việt Nam gia nhập APEC vào tháng 11 năm 1998 trong Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Việc gia nhập APEC là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. APEC đã và đang là diễn đàn quan trọng góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, đồng thời tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo đó, đến ngày 10/07/2023 Thủ tướng Chính phủ có ban hành Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, cấp và quản lý thẻ đi lại doanh nhân APEC.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 8 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg có quy định về điều kiện cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC cho doanh nhân như sau:

Điều kiện được xem xét cấp thẻ ABTC
1. Điều kiện đối với cơ quan, tổ chức nơi doanh nhân đang làm việc:
Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp thường niên và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.
2. Điều kiện đối với doanh nghiệp nơi doanh nhân đang làm việc:
a] Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên, chấp hành đúng quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan khác;
b] Doanh nghiệp phải có các hoạt động ký kết, hợp tác kinh doanh trực tiếp với đối tác của các nền kinh tế thành viên APEC;
c] Có nhu cầu cử nhân sự đi lại thường xuyên, ngắn hạn để thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ hoặc các mục đích kinh tế khác tại các nền kinh tế thành viên APEC.
3. Điều kiện đối với doanh nhân đề nghị cấp thẻ ABTC:
a] Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;
b] Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;
c] Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Như vậy, doanh nhân đề nghị cấp thẻ ABTC cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Đang làm việc, giữ chức vụ thực tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC;

- Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

Việt Nam gia nhập APEC từ năm nào? Thẻ đi lại doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân đáp ứng điều kiện gì? [hình từ internet]

Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước có thuộc đối tượng được cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC?

Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC được quy định tại Điều 9 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg như sau:

Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC
1. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
a] Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
b] Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
c] Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
...

Theo đó, doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc một trong các đối tượng sau thì có thể được cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;

- Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

- Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC được quy định tại Điều 11 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg, cụ thể bao gồm:

- Bản chính văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC do lãnh đạo của cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm về nhân sự.

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực Quyết định cử cán bộ đi công tác hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC khi nào?

Tiếp theo việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu [ASEM] năm 1996, việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ...

Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác khi nào?

Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] vào năm 1998. Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC năm bao nhiêu?

Việc tổ chức thành công APEC năm 2006 và năm 2017 là đỉnh cao, làm cho Việt Nam được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực, mà đã chủ trì những sự kiện, giải quyết những vấn đề ở tầm liên khu vực với quy mô và tính chất phức tạp hơn nhiều.

Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào năm bao nhiêu?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] được thành lập năm 1989, với sự tham gia của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị ở khu vực. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC vào ngày 14/11/1998.

Chủ Đề