Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa

      Sọ Dừa là một câu chuyện về bài học ở hiền gặp lành trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Em cảm nhận nhân vật Sọ Dừa qua câu chuyện như thế nào? Cùng nhau nêu Cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa nhé!

Dàn bài gợi ý cảm nghĩ về nhân vật Sọ Dừa

Mở bài cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

-      Giới thiệu về truyện cổ tích Sọ Dừa và nhân vật Sọ Dừa.

-      Nêu khái quát cảm nghĩ của em về nhân vật

Thân bài nêu cảm nhận về Sọ Dừa

* Sự ra đời của nhân vật Sọ Dừa

-      Tấm lòng hiếu thảo của Sọ Dừa đối với mẹ: Sọ Dừa tuy là đứa bé dị tật nhưng có lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn biết giúp đỡ gia đình. 

Quá trình Sọ Dừa ở cho nhà phú hộ và cưới được vợ:

-      Dù có vẻ ngoài xấu xí nhưng anh lại vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa

Cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

-       Sọ Dừa chăn trâu đồng xa rất khéo nên rất được lòng phú ông

-       Cô con gái út của phú ông dịu dàng, nết na hay đưa cơm cho Sọ Dừa

-       Sọ Dừa phải lòng cô con gái út nên muốn mẹ hỏi cưới với phú ông. Nhưng phú ông nực cười thách chàng phải đem đến thật nhiều sính lễ

-       Vốn là tiên trên trời được phái xuống nên chuyện sính lễ đối với Sọ Dừa không có gì khó khăn.

* Tư tưởng nhân đạo của truyện

-       Không nên đánh giá một con người thông qua hình dáng xấu xí bên ngoài

-       Giá trị thực của mỗi con người nằm ở đức tính bên trong tâm hồn

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa

Cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

Kết bài cảm nghĩ về nhân vật Sọ Dừa

-      Ý nghĩa và bài học rút ra được từ nhân vật Sọ Dừa

Văn mẫu cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

Trong những câu chuyện cổ tích Đông Tây, thường có những người, ở bên ngoài, xấu xí ghê tởm, nhưng chính họ là những người tài năng và xinh đẹp. Có lẽ tác giả đã tạo ra tiểu thuyết như vậy để thách thức những người chỉ nhìn ra bên ngoài mà không chú ý đến thực tế bên trong chăng?

Sọ Dừa là một nhân vật như vậy. Sinh ra đã dị dạng, nhưng thực sự là một chàng trai đẹp trai, khôi ngô, tài năng, giỏi giang: Không ai biết điều đó, từ mẹ anh đến người phú hộ giàu có đã thuê anh ta chăn bò. 

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Sọ Dừa

Cảm nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

Phú Ông có ba cô con gái, nhưng hai chị em không biết, chỉ có em gái út mới biết. Do đó, hai chị em tỏ ra khinh miệt anh, và em gái út đã yêu nhau và đồng ý kết hôn với Sọ Dừa khi Sọ Dừa cầu hôn. 

Phú Ông nghĩ rằng nếu anh ta thách thức sính lễ kết hôn, anh ta là Sọ Dừa và mẹ, gia đình nghèo ở đâu có thể sửa soạn lễ cưới! Thật bất ngờ, Sọ Dừa đã cho tất cả mọi thứ mà phú ông giàu có thách cưới. Lúc này, Sọ Dừa biến thành một chàng trai trẻ đẹp khôi ngô. Sau đó, ông miệt mài kinh sử, lên kinh thi, vượt qua kì thi, được bổ nhiệm làm quan lại.

Lúc đó, hai chị em tàn nhẫn và chua chát với Sọ Dừa đã cố gắng hãm hại cô em út để cướp chồng cô và thay thế cô làm bà Trạng! Khi Sọ Dừa đi sứ, ở nhà hai chị em âm mưu đẩy cô em út xuống sông, giữa xoáy nước. Nhưng Thượng Đế đã không để cô ấy chết. Cô trôi dạt trên một hòn đảo hoang vắng. Khi thuyền của Trạng nguyên đi sứ trở về, hai vợ chồng gặp lại nhau. Tất nhiên, hai chị em cảm thấy xấu hổ và bỏ trốn.

Câu chuyện có nhiều huyền thoại như Sọ Dừa khi sinh ra chỉ là một cục thịt, không chân tay, nhưng có thể nói chuyện, biết chăn bò, v.v... Hoặc như nhà nước đã biết trước rằng vợ anh ta sẽ gặp tai nạn. Ban cho vợ anh một viên đá lửa, một con dao và hai quả trứng. Nhờ những thứ này, dù những con cá kình nuốt cô vào bụng, cô không chết, cô lấy một con dao để cắt bụng cá, v.v. Ý nghĩa của câu chuyện rất rõ ràng: "Những người làm việc chăm chỉ sẽ được đền bù; những người hiền lành sẽ được đền bù. Nữ hoàng sẽ tận hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ tà ác mới phải chịu một số phận tồi tệ."

Bài làm:

Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tư tưởng nhân dân thể hiện qua truyện cổ tích “Sọ Dừa”

Bài làm

       Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam được thể hiện một cách giản dị, mộc mạc qua những câu truyện kể của bà, của mẹ và được người dân truyền từ đời này qua đời khác. Sọ Dừa là một câu chuyện đầy giá trị nhân văn. Câu chuyện thể hiện nhiều quan điểm của nhân dân về cuộc sống. Trước tiên, dễ thấy nhất là khát vọng đổi đời của nhân dân được thể hiện qua việc Sọ Dừa bằng nỗ lực của bản thân đã đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó và có một cuộc sống ấm no. Tư tưởng “ở hiền gặp lành” cũng là tư tưởng dễ thấy qua các nhân vật hiền lành như Sọ Dừa, cô út thường nhận về những giá trị đẹp đẽ dù họ đã trải qua không ít sóng gió của cuộc đời và những người ở ác như các cô chị trong câu chuyện phải lãnh lấy những hậu quả xấu. Nhân dân còn thể hiện tư tưởng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” qua việc khắc họa một Sọ Dừa xấu xí nhưng lại có vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn để hướng người đọc trân trọng phẩm cách của mỗi con người và không coi trọng vẻ bề ngoài. Có thể nói, thông qua những quan điểm nhân sinh đó ta thấy được những tư tưởng, quan điểm, triết lý của người Việt về con người, cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội. Những triết lý giản dị của truyện cổ tích nói chung và Sọ Dừa nói riêng không chỉ đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống mà còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân sinh quan tích cực cho thế hệ trẻ hiện nay.

Viết đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về nhân vật Sọ Dừa

 

Sọ Dừa là truyện cổ về người mang lốt vật, được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với người hiền lành, lương thiện và khát vọng công lí của người xưa. Truyện còn đặt ra bài học về cách đánh giá con người: Đừng nhìn hình thức bên ngoài mà vội nhận xét bản chất bên trong. Bài học ấy được gửi gắm qua hình ảnh chàng Sọ Dừa dị dạng mà tài đức vẹn toàn.

Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét khác thường. Bà mẹ đi rừng khát nước, uống nước trong một cái sọ dừa rồi có thai sinh ra đứa con chỉ có cái đầu tròn lông lốc, thân mình, chân tay chẳng có. Bà mẹ chỉ vì thương con nên giữ lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa.

Các tình tiết li kì về sự ra đời và hình dạng khác thường của Sọ Dừa thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất trong xã hội. Đau khổ, thấp hèn từ dáng vẻ bề ngoài, lại bị coi là “vô tích sự”. Hình ảnh cái đầu tròn lông lốc gợi sự thương cảm sâu xa của mọi người đối với nhân vật này.

Tưởng chừng Sọ Dừa là kẻ vô tích sự, nào ngờ chàng lại làm việc giỏi. Chàng thưa với mẹ hãy xin phú ông cho chàng chăn đàn bò đông đúc của ông ta. Thật khó mà tin rằng chàng làm được công việc vất vả ấy. Thế mà chỉ sau một thời gian, bò con nào con nấy bụng no căng, béo mượt khiến phú ông rất hài lòng.

Chăn bò cực nhọc vô cùng nhưng Sọ Dừa đã biết tạo cho mình một niềm vui… Những lúc đàn bò mải mê gặm cỏ, Sọ Dừa trút bỏ lốt quái dị, biến thành một chàng trai tuấn tú, đu đưa trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây, ung dung thổi sáo. Thật là thong dong, thư thái. Lao động nặng nhọc đã trở thành niềm vui nhẹ nhàng. Sọ Dừa không những lao động giỏi mà còn tài hoa biết mấy!

Bất ngờ và kì lạ hơn cả là Sọ Dừa nhờ mẹ đi hỏi con gái phú ông về làm vợ. Nghèo hèn, dị dạng, lại làm đầy tớ cho nhà người ta, thế mà chàng lại dám làm điều thiên hạ cho là đũa mốc mà chòi mâm son. Bà mẹ ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi nhưng rồi cũng phải chiều con. Phú ông bật cười mai mỉa và thách cưới một cách nghiệt ngã, tưởng chừng giàu có cỡ nào cũng không lo nổi. Hắn định bụng trừng trị mẹ con gã đầy tớ kia một cách đích đáng. Vậy mà chỉ hôm sau, Sọ Dừa có đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông: mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, một vò rượu tăm, một chĩnh vàng cốm. Sọ Dừa không phải là người phàm trần, chàng đã hóa phép ra tất cả.

Những đòi hỏi về sính lễ của phú ông có ý nghĩa như là một thử thách ban đầu mà Sọ Dừa phải vượt qua. Phú ông hoa mắt vì tham, nhưng rõ ràng vẫn ngần ngại, đo đó mới có chi tiết: Lão lúng túng nói với bà cụ: – Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.

Điều lão không ngờ đã xảy ra là trong khi hai cô chị bĩu môi chê bai, thi cô út đồng ý lấy Sọ Dừa. Thế là phú ông đành phải nhận lễ và gả cô út cho Sọ Dừa.

Khác với hai cô chị, cô út nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa nên đã thuận lòng lấy chàng. Trong truyện này, bên cạnh nhân vật chính là Sọ Dừa, cô Út cũng là nhân vật đáng chú ý.

Hai cô chị vốn tính ác nghiệt, đỏng đảnh nên thường hắt hủi Sọ Dừa. Cái định kiến sâu sắc về sự thấp kém, về sự dị hình và vô dụng đã khiến hai cô chị không thể nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa.