Viêm não nhật bản b tiêm khi nào năm 2024

Việt Nam trong vùng có viêm não Nhật Bản, sau tiêm xong 3 mũi tiêm cơ bản, cứ 3 năm sẽ phải nhắc lại 1 lần cho đến năm 15 tuổi

VABIOTECH

Thông tin thêm về hiệu quả của vắc xin và tiêm chủng, một chuyên gia của Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, cho biết thêm, có một tỷ lệ nhỏ tiêm vắc xin nhưng không tạo miễn dịch. Đây là yếu tố cá nhân, không do chất lượng vắc xin.

"Thực tế một số thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận, trong khi hầu hết người tham gia nghiên cứu đều sinh miễn dịch, có kháng thể sau tiêm vắc xin, thì cá biệt có trường hợp tiêm 4 mũi nhưng không có kháng thể", chuyên gia cho hay, và cũng chia sẻ: "Các vắc xin nói chung cũng không tạo kháng thể 100% sau tiêm, mà tỷ lệ bảo vệ đạt trung bình khoảng 90 - 95%, tùy loại, với những người đã tiêm đầy đủ. Tuy nhiên, khi đã tiêm vắc xin, nếu mắc bệnh, thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn".

Giải thích cụ thể hơn về ca bệnh viêm não 13 tuổi, tại Hà Nội, được xác định viêm não Nhật Bản B, sau khi đã tiêm 4 mũi vắc xin này, TS Đỗ Tuấn Đạt, nguyên Chủ tịch Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH (Bộ Y tế), chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vắc xin lưu ý thêm: "Theo chỉ định của vắc xin viêm não Nhật Bản, vì Việt Nam nằm trong vùng dịch nên sau khi tiêm xong 3 mũi tiêm cơ bản, cứ 3 năm sẽ phải nhắc lại 1 lần cho đến năm 15 tuổi. Bệnh nhân nêu trên đã tiêm mũi cuối từ năm 2019, hiện đã phải tiêm nhắc lại. Và nếu cần chắc chắn, phải làm thêm kháng thể, để đánh giá hiệu quả sau tiêm".

Vắc xin viêm não Nhật Bản có tỷ lệ miễn dịch sau tiêm đạt từ 95 - 100%, do đó, các gia đình luôn lưu ý cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và tiêm nhắc lại theo tư vấn của nhân viên y tế", TS Đạt thông tin thêm.

Đánh giá dịch để triển khai chiến dịch tiêm chủng

Theo chuyên gia của TCMR quốc gia, các năm qua, TCMR quốc gia đã cùng các địa phương tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ, để các trẻ có kháng thể, được bảo vệ tốt nhất. Ngoài ra, TCMR còn có các chiến dịch tiêm chủng, ngoài tiêm chủng thường xuyên đã duy trì tại các trạm y tế xã, phường.

Viêm não nhật bản b tiêm khi nào năm 2024

Phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù sau khi đã hoãn tiêm

LIÊN CHÂU

Chiến dịch tiêm chủng được thực hiện được căn cứ trên diễn biến thực tế về dịch bệnh tại địa phương để ngăn dịch bùng phát, hoặc triển khai tại vùng dịch tễ có yếu tố nguy cơ, ví dụ như, từng tiêm vắc xin sởi-rubella, bạch hầu hoặc vắc xin bại liệt, viêm não Nhật Bản.

Theo đánh giá của chuyên gia, với Hà Nội, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi TCMR được tiêm chủng đầy đủ ở mức cao. Trường hợp viêm não Nhật Bản trên là ca bệnh đầu tiên trong năm nay, hiện vẫn là cá biệt, chưa đặt ra vấn đề tiêm chiến dịch.

Tuy nhiên, để bảo vệ trẻ em trước bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các gia đình vẫn cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù mũi nếu đã hoãn tiêm. Không chỉ với viêm não Nhật Bản, mà trẻ cần được tiêm đầy đủ với các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin.

Các vắc xin trong TCMR do Nhà nước tổ chức, mua vắc xin và từ nguồn viện trợ, tiêm miễn phí cho các trẻ trong độ tuổi.

Hiện, vắc xin viêm não Nhật Bản B có lịch tiêm là:

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Tiêm lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1

Tiêm lần 3: 1 năm sau lần 1

Lịch tiêm chủng mới nhất do Bộ Y tế cập nhật đến thời điểm này, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng vắc xin. Trong đó có viêm não Nhật Bản B.

Trước đây khi chưa triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản B, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này chiếm đến 50% các ca viêm não. Hiện, tỷ lệ này giảm thấp, còn khoảng 5 - 15%.

Lý giải về vấn đề này, ngày 16-6, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, bé trai 12 tuổi nói trên có tiền sử tiêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Mũi cuối cùng được tiêm vào ngày 15-6-2019.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, với vắc xin viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

“Ở trường hợp bé trai 12 tuổi này, mũi cuối được tiêm vào tháng 6-2019 nên đúng ra 3-4 năm sau phải tiêm tiếp. Thế nhưng, do bệnh nhi này chưa tiêm mũi nhắc lại nên đã mắc bệnh. Dù vậy, khi trẻ được tiêm các mũi cơ bản, phần lớn sẽ giảm được mức độ nặng của bệnh”, đại diện CDC Hà Nội thông tin.

Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, hiệu lực của vắc xin không bao giờ đạt được 100%, do đó, có thể trẻ được tiêm rồi vẫn mắc bệnh. Ở trường hợp bé trai nói trên, tiêm 4 mũi vắc xin rồi vẫn mắc viêm não Nhật Bản thì bệnh nhân đó cần được đánh giá lại nguyên nhân mắc bệnh.

Thông tin thêm về hiệu quả của vắc xin và tiêm chủng, một chuyên gia của chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho hay, có một tỷ lệ nhỏ tiêm vắc xin nhưng không tạo miễn dịch. Đây là yếu tố cá nhân, không do chất lượng vắc xin. Thậm chí, các vắc xin nói chung cũng không tạo kháng thể 100% sau tiêm mà tỷ lệ bảo vệ đạt trung bình khoảng 90 - 95% tùy loại. Tuy nhiên, khi đã tiêm vắc xin, nếu chẳng may mắc bệnh thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, với Hà Nội, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng được tiêm đầy đủ các loại vắc xin luôn ở mức cao. Bé trai 12 tuổi ở huyện Phúc Thọ mắc viêm não Nhật Bản là ca bệnh đầu tiên trong năm nay. Đây vẫn chỉ là trường hợp cá biệt, chưa đặt ra vấn đề gì về chiến dịch tiêm chủng.

Theo Bệnh viện Nhi trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót.

Lịch tiêm chủng mới nhất do Bộ Y tế cập nhật đến thời điểm này, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng vắc xin; trong đó có viêm não Nhật Bản B.

Trước đây, khi chưa triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản B, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này chiếm đến 50% các ca viêm não. Hiện, nhờ có tiêm chủng, tỷ lệ này giảm thấp, còn khoảng 5 - 15%.

Do đó, để bảo vệ trẻ em trước bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các gia đình vẫn cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù mũi nếu đã hoãn tiêm. Không chỉ với viêm não Nhật Bản mà trẻ cần được tiêm đầy đủ với các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1-8-2024 về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Theo đó, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc xin và lịch tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh: Viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b (nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, gồm: viêm phổi, viêm màng não…), sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do vi rút Rota.

Đáng lưu ý, tại Thông tư số 10, Bộ Y tế quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. Trong đó, ngoài vắc xin Covid-19, có 9 bệnh khác thuộc danh sách này là: Bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, dại, cúm.

Mùi 4 viêm não Nhật Bản cách mũi 3 bao lâu?

Đối với vắc-xin viêm não Nhật Bản JEVAX là vắc-xin bất hoạt, với 3 mũi tiêm: Mũi 1: Khi trẻ 1 tuổi. Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần. Mũi 3: Cách mũi 2 một năm.nullQuên tiêm mũi 3 viêm não Nhật Bản: Tiêm tiếp hay tiêm lại từ đầu?www.vinmec.com › vac-xin › kien-thuc-tiem-chung › quen-tiem-mui-3-vi...null

viêm não Nhật Bản B giá bao nhiêu tiền?

– 1 mũi vắc xin Imojev có giá khoảng 680.000 đồng. Như vậy, để hoàn thành việc chủng ngừa viêm não Nhật Bản bằng vắc xin Imojev, bạn cần khoảng 1.360.000 đồng. – 1 mũi vắc xin Jevax có giá khoảng 170.000 đồng. Tuy nhiên, phác đồ tiêm Jevax bao gồm bao nhiêu mũi phụ thuộc tuổi tác của bạn.nullTiêm vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? - bệnh viện Thu Cúcbenhvienthucuc.vn › tiem-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-bao-nhieu-tiennull

Tiêm thủy đậu và viêm não Nhật Bản cách nhau bao lâu?

Mũi vắc xin thuỷ đậu bạn có thể tiêm sau mũi viêm não Nhật Bản 1 tuần nhé (sau ngày 13/10). Hiện tại trung tâm đang có 2 loại thuỷ đậu của Hàn Quốc và Mỹ, tuy nhiên đối với độ tuổi của cháu hiện nay chỉ tiêm 1 mũi thôi bạn nhé. Bạn có thể cân nhắc các loại trên để chọn lựa tiêm cho cháu nhé.nullCác câu hỏi thường gặp - Vắc xin cho trẻ từ 12 thángksbtdanang.vn › faq › Vac-xin-cho-tre-tu-12-thangnull

Tiêm viêm não mô cầu ác khi nào?

Vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC: Tác dụng phòng bệnh não mô cầu do týp A và C gây nên. Tiêm 1 liều duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở nên. Đối với những trẻ đã có tiếp xúc với người bị bệnh não mô cầu, có thể tiêm vắc-xin với trẻ trên 6 tháng tuổi. Lịch tiêm nhắc lại sau 3 - 5 năm.nullTrẻ 6 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin viêm não mô cầu? - Vinmecwww.vinmec.com › tre-6-thang-tuoi-co-tiem-vac-xin-viem-nao-mo-cau-vinull