Việc làm cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng

Nhiều sinh viên ngành tài chính ngân hàng thường mặc định rằng ra trường sẽ xin việc vào làm tại ngân hàng. Tuy nhiên, tốt nghiệp ngành ngân hàng bạn có nhiều lựa chọn công việc hơn thế.

Hãy cùng tìm hiểu 8 công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng nhưng không muốn làm việc trong ngân hàng sau đây nhé:

Bài viết liên quan:

1. Nhà phân tích tài chính

Vị trí phân tích tài chính được các công ty tuyển dụng để đưa ra những nhận định, tư vấn cho họ hoặc khách hàng của họ nên quyết định đầu tư vào đâu là đúng đắn. Có bằng đại học ngành tài chính – ngân hàng là điều kiện cần để bạn ứng tuyển vào vị trí này. Nếu bạn có thêm các chứng chỉ hành nghề phân tích đầu tư tài chính thì cơ hội công việc và mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên

2. Nhà tư vấn tài chính

Công việc của một nhân viên tư vấn tài chính cũng tương đối giống với công việc của nhà phân tích tài chính, nhưng thay vì phân tích đầu tư, thì nhà tư vấn tài chính lại đưa ra gợi ý về phương án tài chính đáp ứng mục tiêu mà công ty đề ra. 

3. Kế toán

Nội dung chương trình học ngành tài chính – ngân hàng có những kiến thức tương đồng so với ngành kế toán, do vậy bạn vẫn có thể ứng tuyển vào vị trí kế toán, đảm nhiệm các công việc phân tích, lên kế hoạch, đánh giá và tư vấn về các khoản chi tiêu của doanh nghiệp.

Nếu muốn phát triển bản thân theo ngành kế toán, bạn nên bổ sung nghiệp vụ cá nhân, bằng cách học thêm các chứng chỉ Kế toán, hoặc học văn bằng 2 kế toán nhé

4. Kiểm toán

Là người kiểm tra, phân tích các số liệu thống kê của kế toán và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Cũng giống như Kế toán, bạn cần bổ sung cho mình những chứng chỉ hành nghề, bên cạnh đó, các kỹ năng tin học cơ bản cũng sẽ là một lợi thế khi bạn ứng tuyển vào vị trí này.

5. Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn

Ở vị trí này, bạn sẽ có nhiệm vụ chính là xem xét, quản lý các tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp; nguồn vốn cũng như các khoản nợ quá hạn, nhận ra nguy cơ không có khả năng chi trả của khách hàng, để thu hồi lại nguồn vốn càng sớm càng tốt.

Vị trí này khá “nhạy cảm” nên bạn cần có những kỹ năng giao tiếp tốt, trau dồi kinh nghiệm làm việc

6. Quản trị Logistic

Nhân viên Logistic hay còn gọi là nhân viên hậu cần của doanh nghiệp có nhiệm vụ mua sản phẩm, dịch vụ mà công ty cần, để cung cấp cho khách hàng. Tùy vào quy mô của công ty mà vai trò của một nhân viên Logistic được thể hiện rõ ràng hay không. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc này thường do thủ kho hoặc kế toán kho đảm nhiệm

7. Thủ quỹ

Thủ quỹ giữ vai trò quản lý mục tiêu tài chính và ngân sách của doanh nghiệp. Công việc chính của họ là giám sát các quỹ đầu tư và thực hiện các chiến lược thu hút thêm nguồn vốn. 

8. Nhà phân tích nguồn vốn

Ở vị trí này, bạn sẽ là người cung cấp các phân tích và đưa ra những đánh giá chính xác về chiến lược sử dụng nguồn vốn hằng năm, chiến lược cải thiện ngân sách và phân bổ làm sao phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp

Với những chia sẻ về ngành nghề trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều định hướng công việc trước khi đăng ký học ngành Tài chính Ngân hàng. Hiện nay, Đại học Mở Hà Nội vẫn đang tuyển sinh ngành Tài chính Ngân Hàng hệ trực tuyến, các bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0919.240.116

Trình duyệt cũ sẽ không thể chạy được những chức năng mới. Hãy cập nhật hoặc tải mới ngay.

Old browsers don't work well with us. Update or get the latest browsers now.

  • Install Google Chrome for free

    Chrome is fast and always stays up-to-date.

  • Get the latest Firefox browser.

    Automatic privacy is here. Download Firefox to block over 2000 trackers.

Tài chính – Ngân hàng đóng vai trò quan trong nền kinh tế. Vì thế, các bạn không cần quá lo lắng về việc cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng có rộng mở hay không? Với bối cảnh Việt Nam đang hòa mình với nền kinh tế toàn cầu hóa, ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành cần nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao hơn bao giờ hết.

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như: Chuyên viên phân tích về tài chính, chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên thu hồi nợ, chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, doanh nghiệp; Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng…

Một số vị trí làm việc và mức lương

  • Chuyên viên phân tích tài chính

Tại các công ty, doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính là vị trí không thể thiếu để giúp đưa ra quyết định đầu tư tài chính đúng đắn. Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính để đưa ra dự báo cho doanh nghiệp sao cho mang đến kết quả đầu tư cao.

Mức lương của chuyên viên phân tích tài chính dao động từ 13 – 20 triệu/tháng

Đây là một trong những vị trí phổ biến tại các ngân hàng. Đảm nhận công việc này, bạn phải chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến tín dụng, vay vốn của khách hàng…

Mức thu nhập của nhân viên tín dụng dao động từ 10 – 15 triệu/tháng.

Công việc của giao dịch viên ngân hàng là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thực hiện các giao dịch tiền tệ, đồng thời giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng

Mức lương trung bình của vị trí này khoảng 8 – 15 triệu/tháng.

  • Giao dịch viên chứng khoán

Tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành giao dịch viên chứng khoán bởi đã có kiến thức nền tảng. Nhiệm vụ của vị trí này là hỗ trợ khách hàng làm thủ tục lập tài khoản chứng khoán hay nắm rõ thời gian mở các phiên giao dịch…

Giao dịch viên chứng khoán có mức lương cơ bản từ 6 – 9 triệu/tháng.

  • Chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro

Để đảm nhận công việc này, bạn phải đáp ứng các yêu cầu công việc như phân tích, giám sát rủi ro và có biện pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng ở mức nhất cho doanh nghiệp.

Thu nhập trung bình của vị trí này khoảng từ 15 – 30 triệu/tháng.

  • Chuyên viên thanh toán quốc tế

Các giao dịch quốc tế đều do chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhận. Vì vậy, nếu bạn có kỹ năng tiếng Anh tốt thì hãy ứng tuyển vào vị trí này trong ngành tài chính ngân hàng nhé.

Mức lương dao động của chuyên viên thanh toán quốc tế là từ 6 – 10 triệu/tháng.

Ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Đại Nam có gì?

Sinh viên sẽ được học những gì khi tham gia học tập tại trường Đại học Đại Nam? Hiện nay, Ngành Tài chính-Ngân hàng của trường Đại học Đại Nam đào tạo theo 2 chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại.

  • Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tài chính ngân hàng:

Đối với chương trình nền tảng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế, ngân hàng và tài chính. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ trợ về kỹ năng chuyên môn như: phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

Năm học 2021 – 2022, khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Đại Nam sẽ lần đầu giảng dạy 2 môn mới là: Ngân hàng số và Tài chính cá nhân.

  • Ngoại ngữ, CNTT và rèn luyện kỹ năng mềm:

Tin học và Ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả sinh viên. Song song đó, sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng [DNU] sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, đàm phán, thương lượng, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề…

Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm kỹ năng thực hành trong suốt 4 năm học như: nghiệp vụ ngân hàng tại trung tâm thực hành Tài chính – Ngân hàng; học tập trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ ngân hàng [Core Banking], học tín dụng ngân hàng với chuyên gia đến từ các ngân hàng thương mại lớn.

Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên môn từ sớm, được ứng dụng CNTT vào chuyên ngành; đi kiến tập, học việc tại các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán ngay từ năm nhất đại học; được giới thiệu và kết nối với các cơ quan thực tập vào năm 4.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Tài Chính – Ngân Hàng có rộng mở?

Học phí ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Đại Nam

Đi kèm với vấn đề cơ hội việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng có rộng mở hay không thì vấn đề học phí cũng là việc mà được thí sinh quan tâm hàng đầu. Ngành Tài chính – Ngân hàng có mức học phí là 25 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Chắc hẳn là sau khi đọc bài viết trên thì các bạn đã có thể có lời giải đáp cho câu hỏi “Cơ hội việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng có rộng mở?” rồi phải không. Ngành Tài chính – Ngân hàng mang lại cơ hội nghề nghiệp lớn. Vì vậy để chủ động nắm bắt cơ hội, các bạn cần lựa chọn được một trường đào tạo thực sự uy tín và phấn đấu để thành công khi ra trường.

Đào Hà

Video liên quan

Chủ Đề