Vì sao windows me thất bại

Windows Me và thất bại của Microsoft 20 năm về trước

16/10/2020

Vào đầu thế kỷ 21, không chỉ đối mặt với sự cố phần mềm Y2K, người dùng Windows còn trải qua “nỗi sợ hãi” mang tên Windows Me.

1. Windows Me: Một sự “cải lùi” của Microsoft

Từng được trang PCWorld [một trong những website chuyên về máy tính nổi tiếng nhất đầu thế kỷ 21] đặt tên châm biếm là “Windows Mistake Edition [Windows bản đầy lỗi]”, có lẽ cũng dễ hiểu khi người dùng cảm thấy vô cùng thất vọng về hệ điều hành “đầy lỗi” này của Microsoft.

Trước đó, vào 17/2/2000, Microsoft đã tung ra Windows 2000. Đây có thể được xem là một sự thành công bị lãng quên một cách phí phạm bởi Windows 2000 thực sự là một trong những hệ điều hành 32-bit tốt nhất dành cho doanh nghiệp vào thời điểm ấy. Windows 2000 được phát triển dựa trên Windows NT, công nghệ vẫn được sử dụng cho Windows 10 ngày nay.

Và 7 tháng sau đó [cụ thể là ngày 14/9/2000], Windows Millennium Edition [hay còn được gọi là Windows Me] chính thức được trình làng. Đây là hệ điều hành được tạo ra để phục vụ người dùng là những hộ gia đình. Windows Me dựa trên hệ điều hành tiền nhiệm là Windows 98 SE. Song, Windows Me lại là hệ điều hành có vòng đời quá ngắn ngủi khi bị thay thế bởi Windows XP vào ngày 25/10/2001, tức sau chỉ hơn 1 năm. Vậy tại sao Windows Me gặp thất bại? Microsoft đã sai ở đâu?

2. Được kỳ vọng rất nhiều nhưng lại gây thất vọng quá lớn

Ban đầu, Windows Me được phát triển như là một bản nâng cấp dành cho Windows 98 SE [Second Edition]. Theo lời quảng cáo từ Microsoft, Windows Me sẽ biến chiếc máy tính của người dùng trở thành một thiết bị giải trí đa phương tiện với Windows Media Player 7 và Windows Movie Maker. Gã khổng lồ xứ Redmond còn hứa hẹn Windows Me rất dễ sử dụng, trải nghiệm người dùng được cải thiện thông qua các wizard mới. Ngoài ra, trải nghiệm thiết lập mạng trong gia đình cũng được kỳ vọng sẽ dễ dàng hơn với Windows Me.

Windows Me được tích hợp một vài tính năng từ Windows 2000 có thể kể đến như:

  • System Restore: Tính năng giúp khôi phục các tập tin hệ điều hành về trạng thái tốt nhất trước đó, sau này còn được biết đến là khôi phục Windows.
  • System File Protection: Tính năng bảo vệ các tập tin hệ thống quan trọng, tránh bị chỉnh sửa.

Điểm nhấn về tính năng của Windows Me còn đến từ việc loại bỏ DOS “thực”, giúp máy tính khởi động nhanh hơn. Nhưng, chính điều này lại là “con dao hai lưỡi” khi nó sẽ khiến thiết bị của người dùng kém tương thích với các phần mềm hỗ trợ DOS cũ.

Với những người dùng vốn đã quen thuộc với Windows 98 nổi tiếng, hệ điều hành cải tiến của Windows 98 SE lại không gây ấn tượng quá nhiều. Không chỉ bởi độ ổn định cực kỳ kém, Windows Me còn khiến người dùng phải ái ngại trước mức giá “trên trời” vào thời điểm ấy. Liệu có ai đủ can đảm để bỏ ra 209 USD cho một bản hoàn chỉnh [hoặc 109 USD cho bản nâng cấp] của Windows ME? Tại sao người dùng phải từ bỏ hệ điều hành Windows 2000 đang ổn định để sử dụng Windows ME?

3. Một bản thu gọn của Windows 98 SE nhưng quá nhiều lỗi!

Mặc dù các bản Windows 9x [gồm Windows 95, 98] bị chỉ trích vì thiếu ổn định, nhưng Windows Me thậm chí còn tệ hơn cả hai người đàn anh. Phóng viên Dan Tynan của trang PCWorld còn “tuyên dương” hệ điều hành này là một trong những 25 sản phẩm công nghệ tệ nhất mọi thời đại.

Đến thời điểm hiện tại, lý do khiến Windows Me gặp những lỗi như màn hình xanh [BSOD], tự khởi động lại hệ thống khi System Restore hoạt động không ổn định… vẫn còn chưa được làm rõ. Dù vậy, một số người dùng còn “đổ thêm dầu vào lửa” khi báo cáo rằng Windows Me còn gặp vấn đề liên quan đến khả năng hỗ trợ phần cứng trên những hệ thống với cấu hình nhất định.

Mặc dù vậy, những lỗi trên lại ít ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vì họ được khuyến khích sử dụng Windows 2000 trên các máy trạm. Windows 95 hay 98 đều được làm ra cho cả những hộ gia đình và doanh nghiệp. Thế nhưng, khi Microsoft có sự phân biệt giữa doanh nghiệp và hộ gia đình thì có một điều chắc chắn rằng, những bản Windows dành cho hộ gia đình [như Windows Me] sẽ kém ổn định hơn.

Dù ra mắt sau, Windows Me lại kém ổn định hơn Windows 2000 hay Windows 98. Phải chăng đây là sự “cải lùi” đến từ Microsoft?

4. “Cơn thèm khát” Windows 2000

Quả thực, Microsoft đã có quyết định sai lầm khi không sử dụng công nghệ Windows NT trên hệ điều hành Windows Me. Những người đã quá bực bội hay đã nghe nói quá nhiều điều không hay về Windows Me đều không thể chờ đợi Microsoft khắc phục. Thế là họ có một quyết định cực kỳ táo bạo: mua Windows 2000 Professional [bản dành cho doanh nghiệp] với mức giá lên đến 319 USD cho bản đầy đủ [hoặc 219 USD khi nâng cấp từ Windows 98/95]. Bản Windows này thậm chí đắt hơn Windows Me đến 110 USD. Điều này cho thấy người dùng của Microsoft đang rất “thèm khát” một bản Windows ổn định.

Thậm chí, nhiều người còn chuyền tay nhau những chiếc đĩa Windows 2000 lậu [được sao chép từ bản gốc tại những nơi họ làm việc] với mong muốn được sử dụng một bản Windows ổn định, kể cả có bất hợp pháp đi chăng nữa. Với nhiều người dùng, điều này phần nào có thể thông cảm được bởi suy cho cùng, họ đã bỏ ra một số tiền quá lớn để mua Windows Me – một bản cập nhật vô dụng, kém ổn định.

Và nếu như không sở hữu những chiếc đĩa Windows lậu hay không có đủ tiền để mua bản gốc, người dùng sẽ mày mò, tìm đến Linux. Dù Linux ở thời điểm đó chưa thực sự nổi tiếng và cài đặt rất phức tạp, nhưng ít ra nó còn ổn định hơn hệ điều hành Windows Me.

5. Windows XP: Cách sửa sai tuyệt vời của Microsoft

Rất may, người dùng không phải chờ quá lâu để đón nhận tin vui từ Microsoft, khi gã khổng lồ phần mềm cho ra mắt Windows XP vào ngày 25/01/2001. Với hệ điều hành mới, Microsoft đã chính thức đặt dấu chấm hết cho mớ “hỗn độn” mà Windows Me tạo ra.

Vẫn dựa trên nền tảng Windows NT, Windows XP mang đến một trải nghiệm người dùng ổn định hơn. Đồng thời, hệ điều hành này cũng có một giao diện thân thiện hơn, có những tính năng giải trí đa phương tiện của Windows Me và tương thích tốt với các ứng dụng mà người dùng thường gặp lỗi trên Windows 2000. Đặc biệt, cả người dùng là hộ gia đình lẫn doanh nghiệp đều được trải nghiệm bản Windows XP có độ ổn định như nhau, dù bản Home và Professional có một vài tính năng khác biệt.

Dù vậy, Windows XP không phải là không có lỗi, nghiêm trọng là đằng khác. Vô số các lỗ hổng bảo mật được phát hiện ra và tình trạng này chỉ chấm dứt khi Windows XP Service Pack 2 ra mắt. Nhưng dù có lỗi nghiêm trọng thế nào, Windows XP vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người dùng trên toàn cầu, thậm chí một bộ phận người dùng không muốn lên Windows 7 chỉ để được ở lại với Windows XP.

Có thể nói, Windows Me là một hệ điều hành “có số phận hẩm hiu” nhất từng được Microsoft tạo ra. Kể cả khi bạn muốn quay trở lại “thời xưa cũ” với các hệ điều hành Windows trên nền DOS, Windows 98 vẫn là sự lựa chọn tốt hơn so với Windows Me.

Tags MicrosoftwindowsWindows MeWindows Millennium EditionWindows Mistake Edition
Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
có theo dõi mới cho bình luận của bạn có trả lời mới cho bình luận của bạn
Label
{} [+] Emoji Stickers
Tên*
Email*
Label
{} [+] Emoji Stickers
Tên*
Email*
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments

Những phiên bản Windows thất bại của Microsoft

18/06/2021 | 14:51

Windows Vista, Windows ME hay Windows 8 là những hệ điều hành được cho là thất bại của Microsoft.

Microsoft vá 6 lỗ hổng zero-day trong Windows 10Windows thế hệ mới sắp lộ diệnMicrosoft ra bản cập nhật Windows 10 đầu tiên của năm

Ra mắt năm 1985, Windows 1.0 là phiên bản Windows đầu tiên cho người dùng. Khác với hệ điều hành và phần cứng trên máy tính Mac được tối ưu từ đầu cho giao diện đồ họa, Windows 1.0 chỉ là phần mở rộng của hệ điều hành dòng lệnh DOS nên khả năng xử lý, hoạt động đa nhiệm không như mong muốn. Theo New York Times, Windows 1.0 gây thất vọng bởi tốc độ chậm, tương thích kém và thiếu phần mềm chuyên dụng. Ảnh: Microsoft.

Windows RT được tối ưu cho tablet sử dụng chip xử lý kiến trúc ARM, không tương thích với hàng triệu phần mềm x86 truyền thống. Tuy nhiên, kho ứng dụng Windows Store thời điểm ấy còn ít ứng dụng, chất lượng không cao. Theo How-To Geek, Office là bộ ứng dụng truyền thống duy nhất có thể chạy trên Windows RT, trong khi lượng phần mềm bên thứ 3 được chuyển đổi cho chip ARM quá ít. Sự thất bại của Windows RT, cùng mẫu tablet Surface RT khiến Microsoft lỗ 900 triệu USD vào năm 2013. Ảnh: Pocket-lint.

Với nhiều bổ sung dành cho màn hình cảm ứng, Windows 8 là bước đi táo bạo của Microsoft nhằm cạnh tranh với iOS trên iPad. Lần đầu tiên giao diện mới được thêm vào Windows, có tên Metro UI [sau này đổi thành Modern UI] thay cho Start menu. Nhiều tính năng khác cũng được tối ưu cho màn hình cảm ứng như Charms bar và thanh quản lý đa nhiệm. Tuy nhiên, canh bạc Windows 8 cho tablet của Microsoft không thành công khi nhiều người vẫn ở lại Windows 7, hoặc chuyển sang máy tính Mac. Ảnh: Windows Central.

Ra mắt năm 2000, Windows Millennium Edition [Windows ME] chuyển sang nhân NT hiện đại hơn thay cho MS-DOS. So với Windows 98, Windows ME hoạt động kém ổn định, thường xuyên gây tràn RAM khiến máy gặp sự cố. Do loại bỏ nhân MS-DOS, một số phần mềm, game đời cũ cũng không hoạt động trên phiên bản này. Ảnh: YouTube.

Windows XP là một trong những phiên bản Windows thành công nhất lịch sử. Tuy nhiên, điều đó chỉ đến sau khi Microsoft tung ra bản cập nhật Service Pack 2 [SP2] vào năm 2004. Trước đó, hệ điều hành này bị phàn nàn khi quá kén driver, nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Cách kích hoạt bản quyền qua Internet hoặc tổng đài của Windows XP cũng khiến người dùng khó chịu. Microsoft đã tích cực chỉnh sửa, cải tiến để Windows XP trở thành nền tảng có độ bảo mật, ổn định và tương thích cao nhất. Ảnh: CBC.

Sau thành công của Windows XP, Windows Vista là thất bại lớn của Microsoft. Hệ điều hành này ra mắt với 6 phiên bản khiến người dùng bối rối khi lựa chọn. Hiệu năng của Windows Vista bị đánh giá kém do giao diện Aero chiếm nhiều tài nguyên, User Account Control [UAC] bị phàn nàn do thường xuyên bật lên giữa chừng. Những yếu tố trên được Microsoft khắc phục trên Windows 7, một trong những phiên bản thành công nhất. Ảnh: Fortune.

Trong 6 năm qua, Microsoft liên tục cập nhật và sửa lỗi giúp Windows 10 hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, một số vấn đề trên phiên bản này vẫn chưa được khắc phục như nhiều phần mềm bị mờ khi dùng màn hình độ phân giải cao, 2 trang thiết lập tồn tại song song [Settings và Control Panel], giao diện lộn xộn do các biểu tượng từ Windows 98 vẫn được sử dụng. Hy vọng những điều trên sẽ được Microsoft lưu tâm trên phiên bản Windows sắp ra mắt. Ảnh: Windows Central.

[Theo Zing]

By tinthuthuat.com On Jan 20, 2022
0
Share

Đầu thế kỷ 21, không chỉ đối mặt với sự cố phần mềm Y2K, người dùng Windows còn trải qua “nỗi sợ hãi” mang tên Windows Me.

1. Windows Me: Một sự “đảo ngược” của Microsoft

Từng bị PCWorld [một trong những trang web chuyên về máy tính nổi tiếng nhất đầu thế kỷ 21] mỉa mai là “Windows Mistake Edition”, có lẽ cũng dễ hiểu khi người dùng cảm thấy vô cùng choáng ngợp. thất vọng về hệ điều hành “lỗi” này của Microsoft.

Trước đó, ngày 17 tháng 2 năm 2000, Microsoft đã phát hành Windows 2000. Đây có thể xem là một thành công không hề lãng phí bởi Windows 2000 quả thực là một trong những hệ điều hành 32-bit tốt. cho các doanh nghiệp vào thời điểm đó. Windows 2000 được phát triển dựa trên Windows NT, công nghệ vẫn được sử dụng cho Windows 10 ngày nay.

Tuy nhiên, Windows XP không phải là không có sai sót, nó rất nghiêm trọng. Nhiều lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện và tình trạng này chỉ chấm dứt khi Windows XP Service Pack 2 được phát hành. Nhưng dù lỗi nghiêm trọng đến đâu, Windows XP vẫn chiếm được cảm tình của đông đảo người dùng trên thế giới, thậm chí một bộ phận người dùng không muốn lên Windows 7 chỉ để ở lại với Windows XP.

Có thể nói, Windows Me là một hệ điều hành có số phận “đen đủi” nhất mà Microsoft từng tạo ra. Ngay cả khi bạn muốn quay lại “ngày xưa” với hệ điều hành Windows dựa trên nền tảng DOS, Windows 98 vẫn là lựa chọn tốt hơn Windows Me.

Xem thêm nhiều bài viết về : Thủ thuật máy tính

cửa sổ 1.0

Windows này lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng trở lại 1985 và có thể nói rằng nó có tầm quan trọng rất lớn vì nó là phiên bản đầu tiên của Windows. Nhưng tất nhiên, so với những gì chúng ta thấy sau đó, thì đây quả là một thảm họa. Một lý do là Windows 1.0 đã vượt quá giới hạn khả năng của một chiếc PC thông thường vào thời điểm đó. Nó chỉ tiêu tốn bộ nhớ và làm cho nó quá chậm. Đây chính xác là nơi xuất phát tất cả những lời chỉ trích mà huyền thoại phần mềm này nhận được trong thời gian qua.

Phiên bản đầu tiên của Windows XP

Trước đây, chúng tôi đã nhận xét rằng Windows XP là một trong những phiên bản tốt nhất mọi thời đại và được nhiều người nhớ đến. Nhưng lúc đầu thì không phải như vậy, ít nhất là cho đến khi có sự xuất hiện của Gói dịch vụ XP 2 vào năm 2004. Cho đến lúc đó hệ điều hành là một thảm họa thực sự với nhiều vấn đề với trình điều khiển và lỗ hổng bảo mật lớn.

Cũng có vấn đề với hệ thống kích hoạt hệ thống mới, tất cả đều nhằm tránh vi phạm bản quyền. Do đó, nếu có những thay đổi quan trọng đối với phần cứng của máy tính, Windows XP sẽ yêu cầu kích hoạt lại, điều này khiến nhiều người đau đầu. May mắn thay, Microsoft tiếp tục cải tiến XP trong nhiều năm.

Windows RT

Năm 2012, công ty Redmond có ý tưởng tung ra Windows RT , An ARMphiên bản dựa trên Windows sẽ chạy trên các máy nhẹ hơn và hiệu quả hơn. Tất nhiên, điều này có một vấn đề và đó là nó không thể chạy hàng triệu ứng dụng Windows được thiết kế cho kiến ​​trúc Windows x86 truyền thống. Do đó, các chương trình của bên thứ ba bị cấm ngay cả khi chúng được biên dịch lại cho ARM . Do đó, trong số các lý do khác, RT là một thất bại hoàn toàn.

Mục lục

Phát triểnSửa đổi

Năm 1998, Microsoft tuyên bố rằng sẽ không có phiên bản Windows 9x sau Windows 98.[6] Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 1999, Microsoft đã phát hành Windows 98 Second Edition, và sau đó công bố một phiên bản mới của Windows 9x, sau đó được tiết lộ có tên mã là Millennium. Xuất phát từ Windows 2000 hướng đến doanh nghiệp, Microsoft ban đầu dự định phát triển Windows Neptune là phiên bản đầu tiên dành cho người tiêu dùng của Windows dựa trên nhân Windows NT, mặc dù việc phát hành Neptune đã bị hoãn lại để hoàn thiện dự án Millennium, được phát hành dưới tên Windows Me.[7] Phần lớn thay đổi trong quá trình phát triển Neptune được đưa vào bản phát hành dành cho người tiêu dùng tiếp theo của Microsoft, phiên bản đầu tiên dựa trên NT, Windows XP.

Ít nhất ba phiên bản beta của Windows Me đã có sẵn trong giai đoạn phát triển của nó. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1999, Windows Millennium Beta 1 đã được phát hành.[7] Windows Millennium Beta 2 được phát hành vào ngày 24 tháng 11 năm 1999 và bổ sung một số tính năng mới như System File Protection và Game Options Control Panel. Một số bản build tạm thời đã được phát hành trong khoảng thời gian từ Beta 1 đến 2 và được bổ sung các tính năng như cập nhật tự động và menu được cá nhân hóa.

Vào tháng 2 năm 2000, Paul Thurrott tiết lộ rằng Microsoft đã lên kế hoạch loại trừ Windows Me, cũng như các bản phát hành mới của Windows NT 4.0, khỏi các lô hàng CD cho người đăng ký MSDN. Lý do được đưa ra trong trường hợp của Me là hệ điều hành được thiết kế cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, Thurrott cáo buộc rằng động cơ thực sự đằng sau cả hai thay đổi là buộc các nhà phát triển phần mềm chuyển sang Windows 2000.[8] Ba ngày sau, sau một chiến dịch viết thư và kêu gọi của hàng trăm độc giả, Microsoft tuyên bố rằng Windows Me [bao gồm cả các phiên bản phát triển] sẽ được chuyển đến người đăng ký MSDN. Microsoft cũng đích thân xin lỗi Thurrott, tuyên bố rằng ông đã nhận được thông tin sai lệch, mặc dù trong bài báo tiếp theo, ông nói rằng: "rõ ràng là quyết định [...] đã thực sự thay đổi".[9]

Beta 3 được phát hành vào ngày 11 tháng 4 năm 2000 và phiên bản này đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của âm thanh khởi động và tắt được sử dụng ở phiên bản cuối cùng [lấy từ Windows 2000], vì các bản beta trước sử dụng âm thanh khởi động và tắt máy của Windows 98. Màn hình khởi động được sử dụng ở phiên bản cuối cùng lần đầu tiên xuất hiện trong build 2470 [Pre-Beta 3].

Windows Millennium Edition được phát hành rộng rãi vào ngày 14 tháng 9 năm 2000. Vào thời điểm ra mắt, Microsoft đã công bố chương trình khuyến mại có giới hạn thời gian[10] từ tháng 9 năm 2000 đến tháng 1 năm 2001 cho phép người dùng Windows 95 hoặc Windows 98 nâng cấp lên Windows Me với giá 59,95 đô la thay vì giá nâng cấp bán lẻ thông thường là $109.[10]

Ngay sau khi Windows Me được phát hành cho nhà sản xuất vào ngày 19 tháng 6 năm 2000,[11] Microsoft đã khởi động một chiến dịch quảng bá Windows Me tại Hoa Kỳ tên là Meet Me Tour. Một chương trình quảng cáo hợp tác quốc gia giới thiệu Windows Me, OEM và các đối tác khác trong một điểm thu hút đa phương tiện tương tác tại 25 thành phố trên khắp Hoa Kỳ.[12] Nó được khởi động vào ngày 14 tháng 9 năm 2000.[13]

Cả hai cách viết "Windows Me" và "Windows ME" đều được sử dụng khi đề cập đến hệ điều hành, với "Windows Me" là cách viết chính thức được Microsoft sử dụng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề