Vì sao trương định chết

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
Tác giả Chủ đề: Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Trương Định  [Đọc 29712 lần]
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngay sau khi Pháp chiếm thành Gia Định năm 1859, các cuộc khởi nghĩa ở Nam bộ lần lượt nổ ra. Nếu như cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân là tiêu biểu cho nhà Nho yêu nước, thì cuộc khởi nghĩa Trương Định lại đại biểu cho tướng lĩnh kháng lệnh Triều đình cùng dân chống Pháp.

Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái”. [Tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia]

Xuất thân

Trương Định người làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi [nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi]. Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.

Năm 1844, Trương Cầm lãnh chức Vệ úy Gia Định. Ông cùng con trai là Trương Định và gia đình vào nam. Sau đó Trương Định kết hôn với Lê Thị Thưởng, con gái một hào phú ở huyện Tân Hòa [Gò Công Đông ngày nay].

Năm 1850, Khâm sai Tổng đốc Quân vụ Đại thần Nguyễn Tri Phương khuyến khích dân chúng lập đồn điền, khai khẩn đất hoang. Trương Định dùng tiền chiêu mộ dân chúng lập đồn điền ở Gia Thuận [Gò Công], vì thế Triều định bổ nhiệm ông làm Quản cơ nơi đây, hàm chánh lục phẩm. Ông sống gần gũi với người dân nên dân chúng thường thân mật gọi ông là Quản Định.

Tháng 2/1859, quân Pháp tiến đánh và chiếm được thành Gia Định. Ngay sau đó các nhóm nghĩa quân liên tục bất ngờ tấn công quân Pháp. Trương Định cũng đưa quân của mình đến Thuận Kiều [Gia Định] tham gia đánh Pháp và có những trận thắng lớn ở Cây Mai, Thị Nghè, v.v..

Tập hợp dân chúng chống Pháp

Tháng 2/1861, quân Pháp tiến đánh Đại đồn Chí Hòa, Trương Định đưa quân đến hỗ trợ Nguyễn Tri Phương chống lại quân Pháp.

Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Trương Định đưa quân về Gò Công, chiêu mộ thêm 6.000 binh lính. Có 6.000 quân trong tay, Trương Định huấn luyện binh sĩ, sẵn sàng chống Pháp. Tiếng tăm Quản Định vang đến tận Kinh đô, Triều đình phong cho ông là Phó Lãnh binh Gia Định.

“Đại Nam chính biên liệt truyện” mô tả rằng:

“Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 [1861], thành Gia Định hữu sự [ý chỉ Đại đồn Chí Hòa thấ thủ], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định”.

Tháng 4/1861, Pháp tiến đánh Tân Hòa [Gò Công], Tri huyện Tân Hòa là Đỗ Trình Thoại vì để mất thành nên bị cách chức. Nhưng Trình Thoại quyết lập công chuộc tội, đêm 22/6/1861 cho quân tấn công quân Pháp đồn trú ở Gò Công khiến Trung úy Vial bị trọng thương, một số quân Pháp tử trận. Tri huyện Đỗ Trình Thoại cũng hy sinh trong trận này. Gò Công bị quân Pháp chiếm.

Trương Định cho quân tiến đánh quân Pháp nhiều trận, lớn nhất là trận Cần Giuộc làm nức lòng dân chúng, tạo thanh thế lớn.

Năm 1862 khi lực lượng đã mạnh, Trương Định đưa quân tiến đánh quân Pháp ở các nơi, liên kết với các nghĩa quân khác cùng chống Pháp. Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi, lâm vào cảnh khốn đốn.

Sau đó Trương Định cho quân hoạt động mạnh ở Chợ Cũ [Mỹ Tho]. Quân Pháp nhận thấy không thể cầm cự được với nghĩa quân lâu hơn, nên quyết định rút khỏi Gia Thạch, Kỳ Hôn, Chợ Cũ [Mỹ Tho], Rạch Gầm, Gò Công, Cái Bè. Một số lính Pháp là thổ dân người Philippines đánh thuê đã đào ngũ sang nghĩa quân hoặc bán lại vũ khí.

Sau khi có được chỗ đứng vững chắc, nghĩa quân quyết định tiến xa hơn. Đêm 6/4/1862, Trương Định cho quân đột kích Chợ Lớn, tấn công quân Pháp dọc rạch Tàu Hủ tới đồn Cây Mai, các đồn Pháp nơi đây bị đốt cháy. Sau đó Pháp cho quân tuần các nơi nhưng không dám tiến đánh vào căn cứ Gò Công của nghĩa quân.

Cuốn sách “Suvernir de l’expédition de Cochinchine 1861 – 1862” xuất bản tại Paris năm 1865 mô tả quân của Trương Định như sau:

“Họ đánh theo kiểu du kích, làm chủ nông thôn. Khi cần tiêu diệt một cứ điểm nào thì họ tập trung lại. Khi tấn công cũng như khi rút lui, họ biết lợi dụng vô số những chướng ngại vật tự nhiên của xứ họ. Một xứ có nhiều sông rạch, rừng bụi, đồng lúa, đầm lầy. Họ kín đáo lánh mình, thình lình xuất hiện, nổ súng tấn công… Làm cho đối phương luôn luôn ở trong thế đề phòng, mệt mỏi, kiệt sức, cuối cùng phải bỏ cuộc chịu thua”.

Bình Tây đại nguyên soái

Năm 1862, Triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất nhượng 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp. Trương Định được lệnh bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang và Hà Tiên. Các thủ lĩnh nghĩa quân khác là Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân tập trung tại Kiến Hòa chờ lệnh.

Nhận được lệnh, Trương Định rất phân vân, ông không biết nên cùng dân chống Pháp hay tuân lệnh Triều đình. Cuối cùng Trương Định quyết định ở lại. Dân chúng vô cùng mừng rỡ, tôn Trương Định là “Bình Tây đại nguyên soái”.

Nhằm giải thích lý do mình kháng lệnh Triều đình, Trương Định đã cho gửi đi lá thư như sau:

“Từ năm thứ 12 của triều vua Tự Đức [1858], bọn man di tây phương đã xâm nhập xứ này. Chúng tiếp tục gây hấn, lần lượt chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà. Dân ba tỉnh này đã nếm qua mọi tai ương. Sau đó, một hoà ước đã ký kết với Nguyễn triều chỉ gây thêm lòng phẩn nộ và niềm thất vọng của nhân dân ba tỉnh. Nhân dân ba tỉnh này thiết tha muốn khôi phục địa vị cũ bèn tôn chúng tôi làm lãnh tụ. Vậy chúng tôi không thể dừng làm điều chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi sẵn sàng chiến đấu ở miền Đông cũng như miền Tây. Chúng tôi sẽ đề kháng, chúng tôi sẽ xông pha và sẽ phá tan lực lượng quân địch… Dân chúng đã đã nói: Chúng ta chết chứ không chịu làm tôi tớ cho giặc…”

Trần Hưng

Xem thêm:

  • Những bậc danh Nho từ trường Hương Gia Định xưa

Mời xem video:

.

Cập nhật lúc: 10:16, 20/08/2021 [GMT+7]

[Báo Quảng Ngãi]- Vào dịp tưởng nhớ 157 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết [20/8/1864 - 20/8/2021], trong mỗi người dân lại bùi ngùi xúc động nhớ về ông với niềm tôn kính vô bờ. Anh hùng dân tộc Trương Định đã khơi dậy mạnh mẽ trong nhân dân lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. 

Vị nguyên soái của lòng dân

Vào dịp lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định, nhiều người dân đến đền thờ ở xã Tịnh Khê [TP.Quảng Ngãi], để thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính tri ân. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ tưởng niệm được Sở VH-TT&DL, Ban Quản lý Khu Chứng tích Sơn Mỹ tổ chức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo trang nghiêm. Gia đình ông Trương Thanh, ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, cháu họ của Anh hùng dân tộc Trương Định, thì năm nào cũng đều làm giỗ vọng. Thắp hương tưởng nhớ vị Anh hùng của dân tộc, ông Thanh tự hào chia sẻ, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là niềm tự hào đối với nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung. Ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước, kiên trung để thế hệ con cháu noi theo.

Học sinh tham gia chào cờ, hát Quốc ca trước Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê [TP.Quảng Ngãi]. [ảnh chụp trước ngày 26/6/2021]. ẢNH: Kim Ngân
Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1820, tại thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn [nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi]. Cha ông là Trương Cầm, giữ chức lãnh binh tỉnh Gia Định. Vào thời vua Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và sinh sống tại huyện Tân Hòa [nay là huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang]. Trương Định là người đứng đầu trong việc khai hoang lập ấp và được triều đình phong cho chức Quản cơ. Ông tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công. Đến năm 1862, nhà Nguyễn ký hòa ước Nhâm Tuất, giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. 

Theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ, Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu Bình Tây đại nguyên soái, tiếp tục cuộc chiến đấu chống Pháp. Ngày 20/8/1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng.

Tuy sự nghiệp cứu nước chưa thành, nhưng Trương Định đã để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân và tinh thần kiên trung, bất khuất. Tinh thần Trương Định và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo mãi mãi lưu danh cùng non sông đất nước.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2014. Hằng năm có hơn 18 nghìn lượt khách đến viếng, tham quan đền thờ. Để ghi nhớ công lao của vị Anh hùng dân tộc, tại TP.Quảng Ngãi hiện có một tuyến đường mang tên Trương Định.

Tri ân vị Anh hùng dân tộc

Sau khi Bình Tây đại nguyên soái Trương Định hy sinh, người dân ở tỉnh Tiền Giang đã lập đền thờ để tưởng nhớ vị anh hùng. Năm 1881, ở quê nhà Tịnh Khê, nhân dân đã lập đền thờ Trương Định. Trải qua chiến tranh ác liệt, đền thờ bị tàn phá. Năm 2007, UBND tỉnh xây dựng Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, với diện tích hơn 2ha, dưới chân núi Đầu Voi, thuộc xóm Khê Thuận, xã Tịnh Khê. Đây là nơi lúc thiếu thời, Trương Định thường tập bắn cung, luyện võ nghệ.

Học sinh các trường tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Anh hùng dân tộc Trương Định tại Đền thờ ông ở xã Tịnh Khê [TP.Quảng Ngãi]. [ảnh chụp trước 26/6/2021] Ảnh: K.Ngân
Năm 2009, Sở VH-TT&DL giao đền thờ cho Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ quản lý. Từ đó đến nay, đền thờ được quan tâm đầu tư, trùng tu nên ngày một khang trang. Tại đền thờ có khu trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trương Định. Hiện tại có 4 bản trích, gần 50 ảnh tư liệu, hơn 40 hiện vật và hàng chục tài liệu.

Em Nguyễn Lê Hoàng Phương, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Chánh Lộ [TP.Quảng Ngãi] chia sẻ, nhà trường đã tổ chức cho chúng em tham quan Đền thờ Anh hùng Trương Định. Đến đây, em hiểu hơn về những cống hiến của ông đối với đất nước và rất đỗi tự hào về người con của quê hương Quảng Ngãi. 

Theo Giám đốc Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ Phan Thị Vân Kiều, trong thời gian đến, đơn vị sẽ tiếp tục sưu tầm hiện vật liên quan đến Anh hùng Trương Định và đổi mới trưng bày hình ảnh, hiện vật để phục vụ khách tham quan. Qua đây góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, nhớ về Anh hùng dân tộc Trương Định để ra sức lao động, học tập, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.

KIM NGÂN

Video liên quan

Chủ Đề