Vì sao thịt lợn bị hôi

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết gia đình. Thịt lợn vừa dễ chế biến, lại chứa hiều chất đạm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người khi mua thịt về hoặc mổ lợn lại gặp tình trạng thịt rất hôi, đặc biệt là thịt lợn đực bị hôi. Sau đây là nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân thịt lợn đực bị hôi

Thịt lợn bị hôi thường rơi vào trường hợp là lợn đực. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau:

-- Do dị tật bẩm sinh ở lợn: một số con lợn đực có tinh hoàn nằm ẩn trong xoang bụng. Thông thường lợn đực được 7 ngày tuổi sẽ phải thiến tinh hoàn, nhưng vì tinh hoàn nằm sâu bên trong nên chủ nuôi không để ý hoặc không cắt được hoàn toàn. Tinh hoàn tiếp tục phát triển trong cơ thể lợn cùng với tuyến sinh dục sẽ khiến cho thịt có mùi rất khó chịu.

-- Lợn mắc các bệnh như bệnh xoắn khuẩn Lepto hoặc liên cầu khuẩn. Lưu ý khi lợn mắc 2 bệnh này thì thịt không thể dùng làm thực phẩm được, người ăn vào có khả năng nhiễm khuẩn, ngộ độc nguy hiểm.

Nên xem:   Khắc phục bò bị bệnh tiêu chảy

-- Lợn sau quá trình điều trị bệnh và phải sử dụng quá nhiều kháng sinh khiến thịt lợn cũng phát sinh mùi hôi và khét, ăn không ngon.

Do đó, để đảm bảo an toàn, khi mua về hoặc giết mổ mà thấy thịt lợn có mùi hôi, mùi khét bất thường thì không nên sử dụng để chế biến thực phẩm cho người.

Phòng ngừa tình trạng thịt lợn bị hôi

Xem thêm: Dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm đến con người

Đối với các hộ chăn nuôi lợn, tình trạng thịt lợn có mùi hôi gây ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và khả năng tiêu thụ thịt. Do đó, bà con cần chú ý phòng ngừa tình trạng này bằng các biện pháp sau:

-- Khi thiến lợn nếu thấy chỉ có 1 bên tinh hoàn thì phải kiểm tra trong xoang bụng và cắt nốt tinh hoàn còn lại để không bị sót.

-- Khi lợn mắc bệnh cần phải điều trị dứt điểm và chú ý tuân thủ thời gian cách ly thuốc để đảm bảo không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.

-- Phòng ngừa bệnh cho lợn bằng vắc-xin, đảm bảo vệ sinh chuồng trại để hạn chế bệnh ở đàn lợn.

Những mẹo khử sạch mùi thịt lợn đực bị hôi

– Cách 1: dùng giấm, muối và rượu.

Giấm 2 thìa café, muối ½ thìa café, rượu ½ thìa café. Cho giấm và muối hòa vào nước và luộc thịt. Sau khi sôi khoảng 3 phút thì vớt thịt ra rửa sạch. Tiếp tục luộc thịt với nồi nước mới. Khi thịt chín thì cho rượu vào.

Nên xem:   Nuôi ngan sinh sản thu tiền trăm triệu

– Cách 2: dùng hành khô và rượu.

Hành khô 2 củ, rượu 1 thìa café. Đập giập củ hành rồi cho vào nồi nước luộc chung với thịt. Khi thịt bắt đầu chín thì cho rượu vào.

Cách 3: dùng rượu

1 thìa café rượu. Luộc thịt với nước sạch. Sau khi thịt chín thì cho rượu vào tiếp tục đun sôi.

Trên đây là những cách xử lý khi vô tình mua phải miếng thịt lợn có mùi hôi. Đối với bà con nông dân thì cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng và chống bệnh ở lợn để đảm bảo thịt luôn tươi ngon, tăng cao năng suất và đáp ứng được đầu ra của sản phẩm.

Câu hỏi

Lợn đực giống được 2 tạ nhưng chưa thiến, bây giờ bán thịt thì có sợ hôi hay không? Nếu có thì cách khắc phục cho thịt hết hôi như thế nào?

Video hướng dẫn

Hợp tác với 3N/VTC16

Thông thường, chị em luộc thịt lợn lên đều thấy hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những lần mà các mẹ mua đúng miếng thịt có "mùi hôi" khó chịu, ăn không được mà vứt cũng chẳng xong. Tại sao lại như vậy nhỉ? 1. Tại sao thịt luộc có mùi hôi? Mùi hôi của thịt lợn chính là do con vật đó đã bị nhiễm vi sinh vật, tức là chúng đã chết trước khi giết mổ hoặc bảo quản quá lâu, sai cách dẫn đến bị vi khuẩn tấn công. Ở nhiệt độ thấp thì những con vi khuẩn này không phát triển được nhưng nhiệt độ cao khoảng 37-38 độ C là chúng sinh sôi kinh khủng. Chị em có thể tự nhận thấy điều này khi làm thử nghiệm nhỏ tại nhà. Chỉ cần mua 2 miếng thịt cùng lọai ngay khi vừa mổ xong. 1 miếng để trong tủ lạnh 2-5 độ C thì để đến 3 ngày sau vẫn không bị hôi [do vi khuẩn gây thối gây bệnh không phát triển được], 1 miếng để ở ngòai [nhiệt độ thường] thì đến 10h sáng, tức là chỉ 4 tiếng sau là đã bốc mùi nồng nặc rồi. Và tất nhiên, mùi khó chịu này còn "lan tỏa" hơn khi nó được đun sôi lên. Khi thịt tiêu thụ không hết, phải bán vào buổi chiều trong nhiệt độ thường, một số người bán hàng phải dùng thủ thuật như ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn màu tươi và không có mùi gì.Một công nghệ mà dân buôn thịt sử dụng để biến thịt ôi thành tươi là nhúng thịt trong nước có pha chất tẩy đường. Chỉ cần mua chút ít tẩy đường về hòa vào nước, nhúng thịt vào, để ráo, chiều lại đi bán tiếp thì thịt vẫn tươi rói nhé. Tuy nhiên, khi mua về, cắt vào bên trong, chị em sẽ thấy thịt nhũn nhão, rỉ dịch và có mùi. Còn nếu đun lên nấu là bốc lên mùi hôi không chịu được. 2. Tại sao luộc thịt lại có bọt nổi lên? Các mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao trong nồi nước luộc thịt của mình thường có bọt nổi lên không? Nhiều người khẳng định hiện tượng này là do thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu. Số khác lại cho rằng đó là điều hoàn toàn bình thường vì chất đạm trong thịt khi đun sôi lên thì kết tủa tạo ra bọt... Thực ra, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt lợn [hoặc hầm xương] có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. Chất bất này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được. Đặc biệt, lí do cũng xuất phát từ cả thức ăn chăn nuôi và môi trường sống nữa. Trước kia, khi lợn gà chưa được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chúng ta ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt như hiện nay. Tuy nhiên, ngày nay, phần vì do môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phần do người dân không còn nuôi lợn theo lối truyền thống mà bằng các thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, khi chế biến làm thức ăn, miếng thịt thường tiết ra những chất bẩn, điển hình là bọt nâu nổi váng nên người nội trợ cần phải chú ý loại bỏ nó đi. 1. Không nên chần thịt khi luộc Các chuyên gia giải thích rằng, đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngấm hóa chất nguy hại hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội] cho biết, khi cho vào nước đun sôi để chần, thịt sẽ bị biến tính co lại nên càng làm cho nó hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cụ thể: “Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định. Theo chuyên gia, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Ngoài ra, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt vì nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn ra khỏi thịt.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Không biết mẹo hay này thì không phải gái đảm: Bỏng kiểu gì cũng không sợ, cứ bôi thứ này lên 5 phút sau là hết đau rát, khỏi lo phồng rộp, sẹo thâm luôn nhé Đắp thứ này lên bàn chân 1 đêm, độc tố trong người bị HÚT ra hết sạch, lắng cặn thành màu đen xì nhìn rõ mồn một Đàn bà đùi to, mông nở có tới 4 điều PHI THƯỜNG khiến đám chân dài phát thèm Cách nhận diện thịt lợn sạch bằng smartphone

//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/IYYFQYKnHz-480x270.jpg

Thịt heo là một thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Đây là một loại thịt giàu protein và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chọn mua thịt về nhưng nấu lên lại có mùi hôi, gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Vậy tại sao thịt lại bị hôi, nguyên nhân là gì? Cách rửa thịt heo hết hôi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Lý do vì sao thịt lợn có mùi hôi?

Trong thịt heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Hàm lượng protein trong thịt lợn nạc nấu chín là 26%, chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, thịt heo còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là thiamin – một trong những vitamin B có vai trò quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, thịt heo được xem là nguồn cung cấp protein và chất béo quan trọng nhất ở nước ta, 

Thế nhưng không ít bà nội trợ mua phải thịt lợn có mùi hôi. Điều này nếu không xử lý trước khi chế biến có thể ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Có phải đa số mọi người cho rằng, thịt lợn bị hôi là do lợn bẩn, lợn bệnh? Suy nghĩ trên là chưa đúng, có rất nhiều nguyên nhân gây nên mùi hôi ở thịt, ví dụ như sau:

Lợn bị bệnh hoặc trong quá trình ủ bệnh

Khi lợn bị ốm, gây ra các biến đổi sinh lý trong cơ thể, gây ra mùi hôi cho thịt. Loại này ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và gây một số bệnh như đau bụng, tiêu chảy. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến thịt có mùi hôi. Lúc này hãy học cách rửa thịt heo hết hôi để xử lý.

Lợn bị hôi do dái trong

Một số con lợn đực có tinh hoàn nằm sâu trong ổ bụng nên việc cắt tinh hoàn không được hoàn toàn. Tinh hoàn còn sót lại sẽ khiến thịt có mùi khó chịu nhưng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng ta chỉ cần sơ chế kỷ theo cách dưới đây sẽ hoàn toàn loại bỏ được mùi của thịt.

Lợn bị hôi do nuôi bằng thức ăn công nghiệp

Khi nuôi bằng cám công nghiệp, cám tăng trọng thịt lợn sẽ không thơm ngon như nuôi bằng thức ăn tự nhiên, gây khó khăn trong chế biến.

Quá trình giết mổ không đảm bảo vệ sinh

Lợn khi giết mổ không đạt vệ sinh sẽ bị ám mùi làm cho chất lượng thịt không đảm bảo. Vậy đâu là cách sơ chế để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ được mùi hôi khó chịu của thịt lợn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách dưới đây!

Có nhiều nguyên nhân khiến thịt heo bị hôi

Đầu tiên, chúng ta cần chọn lựa được miếng thịt lợn còn tươi, khi ấn vào thịt có độ đàn hồi, thịt màu đỏ đều đẹp, nên chọn mua thịt ở cách địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Đây là bước đầu tiên giúp mang lại món ăn ngon cho gia đình. Sau khi mua về, chúng ta bắt đầu sơ chế thịt một cách nhanh nhất, tránh để thịt lâu ngoài không khí gây hiện tượng ôi hóa, nếu chưa sử dụng luôn nên bảo quản trong tủ lạnh. Một số cách rửa thịt heo hết hôi như sau:

Học cách rửa thịt lợn để khử mùi hôi

Đây là cách truyền thống nhất thường được chị em áp dụng. Sau khi rửa thịt bằng nước lạnh, chúng ta cho thịt vào nước sôi trần qua 2-3 phút. Mực nước chần cần ngập đến mặt miếng thịt, trở đều trong quá trình chần. Cuối cùng là lấy ra rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần, đổ nước trần cũ đi và tiếp tục chế biến thành món ngon.

Lưu ý:

Tránh chần quá lâu khiến thịt bị hút ngược chất bẩn, thịt bị khô, xác, giảm độ ngọt

 Thêm muối vào nước trần giúp tăng hiệu quả

Thêm hành khô, gừng đập dập làm tăng hương vị cho thịt

Trong quá trình trần, luộc nên vớt bọt liên tụ

Trần qua nước sôi bỏ thêm gừng, hành để khử mùi hôi

Đối với những món ăn đòi hỏi cần thịt lợn tươi như thịt nướng, thịt chiên, không thể áp dụng cách trần qua, ta cần rửa kỹ với muối và rượu. Muối, rượu giúp sát khuẩn, khử mùi tốt mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Đây là cách rửa thịt heo hết hôi an toàn, hiệu quả.

Hòa loãng một lượng muối hoặc rượu vừa đủ vào nước [muối khoảng 2 thìa, rượu khoảng nửa bát con, có thể căn chỉnh cho phù hợp với lượng thịt] cho thịt vào rửa, xả lại với nước và đem đi chế biến. Ngoài ra, bạn có thể chà xát muối, rượu trực tiếp lên bề mặt thịt, tuy nhiên có thể gây ra vị mặn cho thịt nếu rửa lại bằng nước sạch không kĩ.

Rửa thịt với rượu trắng giúp hết mùi hôi 

Đối với thịt đông lạnh, chúng ta cần rã đông trước khi thực hiện các thao tác trên. Quy trình rã đông cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, nếu không thịt sẽ mất độ tươi ngon, gây ra mùi hôi rất khó xử lý.

Không quá khó để khử mùi hôi trên thịt lợn

Nếu thực hiện hết cách cách trên mà thịt vẫn không bớt hôi, có mùi khó chịu, rất có thể bạn đã mua phải lợn bệnh, hãy đem bỏ vì sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu độ hôi đã giảm đi rất nhiều, trong quá trình nấu, bạn nên thêm vào một số gia vị như hành, tỏi, gừng, sả,... những nguyên liệu này sẽ át đi được mùi còn sót lại trên thịt, mang đến cho món ăn hương vị thơm ngon nhất.

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu dễ sơ chế và nấu thành nhiều món ngon, bổ dưỡng, đơn giản là thịt luộc, thịt kho tàu, thịt nướng, làm chả cuốn, nấu canh,... Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các chị em nội trợ để việc bếp núc trở nên đơn giản, thuận tiện, ghi điểm trong mắt mọi người.

Đánh giá:   1 2 3 4 5

3.1 / 5  [42 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề