Định lượng virus viêm gan B bao lâu có kết quả

Điều trị viêm gan B phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ số trong đó có xét nghiệm nồng độ HBV-DNA. Xét nghiệm nồng độ HBV-DNA mang ý nghĩa rất quan trọng nhằm xác định chính xác thời điểm cần thực hiện việc sử dụng phương pháp dùng thuốc ức chế virus để điều trị viêm gan B. Cùng tìm hiểu xét nghiệm nồng độ HBV-DNA là gì? Và mức độ quan trọng của chỉ số xét nghiệm này?

Xét nghiệm định lượng nồng độ HBV-DNA là gì?

Xét nghiệm định lượng nồng độ HBV-DNA còn được gọi là đo tải lượng nồng độ virus viêm gan B có trong máu. Đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhằm xác định chính xác số lượng cũng như nồng độ của virus trong một đơn vị thể tích huyết tương/huyết thanh, sử dụng đơn vị IU/ml hoặc copies/ml [1IU sẽ tương đương với 5-6 copies]. Từ đó đánh giá mức độ nhân lên của virus trong các tế bào gan.

Nồng độ virus cao là khi trên 10.000 IU/ml, mức độ trung bình là từ 2000-10.000 IU/ml và mức độ thấp khi dưới 2000 IU/ml. Cần phải theo dõi nồng độ HBV-DNA theo từng tháng và định kỳ theo năm là yếu tố quan trọng nhằm quản lý tình trạng bệnh. Giúp xác định thời điểm điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị cũng như đánh giá tiêu chuẩn dừng điều trị.

Mức độ tải lượng nồng độ virus viêm gan B

Với những bệnh nhân viêm gan B có định lượng nồng độ HBV-DNA cao, nếu bệnh cứ tiến triển như vậy trong thời gian dài, thì tỷ lệ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan là tương đối cao.

Vậy nên, người bệnh cần theo dõi thêm chỉ số về chức năng gan, kết quả siêu âm để đánh giá tình trạng bệnh và có phương án điều trị chuẩn xác, từ đó giảm nguy hiểm của bệnh viêm gan B mạn tính.

Thông thường giá trị trung bình của HBV-DNA được chia thành các mức độ như sau:

  • Mức 1: 10^3 đến 10^5 copies/ml thì virus đang ở giai đoạn sao chép chưa mạnh.
  • Mức 2: 10^5 đến 10^7 copies/ml thì virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnh.
  • Mức 3: vượt ngưỡng 10^7 copies/ml thì virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh.

Hàm lượng virus trong máu người bệnh càng cao thì nguy cơ gan tổn thương cũng như biến chứng xơ gan và ung thư gan càng lớn. Ngoài ra, tỷ lệ lây nhiễm cho người khác là rất cao.

Cách điều trị giảm nồng độ virus viêm gan B [HBV-DNA]

Khi đo tải lượng nồng độ HBV-DNA cao, chức năng gan có bất thường, kết quả siêu âm thấy gan bị tổn thương. Thêm vào đó, người bệnh có xuất hiện thêm một số các triệu chúng như mệt mỏi, đau hạ sườn phải, nôn… thì tức là bệnh nhân đang ở giai đoạn miễn dịch đào thải [khi hệ miễn dịch chống lại và ức chế virus]. Lúc này cần điều trị kháng virus kết hợp với điều trị tái tạo và hỗ trợ lá gan ngay. Bởi vì, lúc này không điều trị càng kéo dài thì hệ miễn dịch phá huỷ những tế bào nhiễm virus viêm gan B càng nhiều, từ đó sẽ làm quá trình xơ gan xảy ra nhanh hơn.

Các trường hợp điều trị bằng thuốc kháng virus và thuốc thảo dược

Khi xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg [+] và kháng nguyên nội sinh HBeAg [+], định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^5 copies/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải… thì kết quả này cho biết virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc kháng virus ngay.

Trường hợp HBsAg [+], HBeAg [-], định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 copies/ml nhưng virus chưa hoạt động kết hợp men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ.

Thuốc sẽ được kê đơn sao cho thích hợp nhất với mức độ bệnh tình và thể trạng của người bệnh. Đặc biệt sự kết hợp của bài thuốc thảo dược trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng. Và ngoài ra khi sử dụng thuốc kháng người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.

Sử dụng sản phẩm nào có nguồn gốc  thảo dược nào tốt nhất trong điều trị bệnh lý về gan hiện nay?

Ngay từ xa xưa các bài thuốc nam, thuốc y học cổ truyền đã cho thấy hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý gan mật. Tuy nhiên hiện nay do tình trạng dược liệu bẩn, sử dụng xác thuốc, tự ý sử dụng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó việc bày bán tràn lan trên mạng các loại thuốc, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến không ít người bệnh gặp phải cảnh tiền mất tật mang.

Vậy để có thể được điều trị 1 cách an toàn, hiệu quả bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín để được thăm khám và điều trị. Nếu bạn muốn dùng các sản phẩm về đông y thì nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam Khuyên dùng.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Nguyên Trưởng Khoa Đông Y Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 dành lời khuyên gì cho bạn?

Thông tin sản phẩm Dr.Liver được bác sĩ đánh giá cao:

Mã sản phẩm: Dr.Liver

Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO [ tiền thân là công ty dược và trang thiết bị y tế Quân Đội ]

Tiêu chuẩn sản xuất: GMP-WHO [tổ chức y tế thế giới]

Tiêu chuẩn chiết suất: GMP-EU [cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu tại London]

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách sản phẩm: Hộp 60 viên

Giá bán: 650.000đ/hộp

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ MUA SẢN PHẨM:  0943.783.111

Xét nghiệm viêm gan B được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc và chẩn đoán bệnh. Trong bảng xét nghiệm có rất nhiều chỉ số như HBcAg, HBsAg hay Anti-HBs… Rất nhiều bệnh nhân không biết ý nghĩa của chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bệnh viêm gan B là một dạng nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Đây là một loại siêu virus có cấu tạo là một lõi bên trong và xung quanh lõi có thêm một lớp vỏ bao quanh. Phần vỏ bên ngoài chính là một lớp kháng nguyên bề mặt viêm gan B có chứa một protein Hepatitis B surface Antigen [ HbsAg]. Trong khi đó, phần bên trong là kháng nguyên lõi HBcAg và cũng chứa 1 protein HBsAg.

Mỗi chỉ số xét nghiệm viêm gan B có một ý nghĩa khác nhau

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HBV có thể ủ bệnh trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Sau khi chúng hoạt động thì bắt đầu tấn công trực tiếp vào các mô khỏe mạnh trong gan dẫn đến bệnh viêm gan B cấp tính.

Ở một số người, sau khoảng 6 tháng, cơ thể có khả năng tự miễn dịch và tiêu diệt hết virus HBV. Tuy nhiên, nếu quá thời gian này mà virus vẫn còn tồn tại thì bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn mãn tính. Lúc này, virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Thêm vào đó, người bị viêm gan mãn tính còn phải đối mặt với nguy cơ bị xơ gan hay ung thư gan rất cao.

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan [viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...] thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và làm xét nghiệm viêm gan B khi có các dấu hiệu nghi ngờ dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi: Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn sớm của bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi trong người, không muốn làm việc gì.
  • Chán ăn: Chức năng gan sẽ bị suy giảm khi virus HBV bắt đầu gây tổn thương cho gan. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch mật hỗ trợ đường ruột tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân có cảm giác ăn uống lâu tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, giảm cân và suy kiệt sức khỏe. Tình trạng chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng.
  • Nước tiểu có màu vàng: Nếu bạn đi tiểu thấy nước có màu vàng ngay cả khi đã uống nhiều nước thì nên thận trọng đi làm xét nghiệm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B.
  • Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa. Do vậy, khi bị viêm gan B người bệnh có thể thường xuyên gặp phải các rối loạn tiêu hóa như ăn lâu tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân nát. Một số bệnh nhân bị ứ mật dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân bạc màu.
  • Vàng da: Dấu hiệu này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan B nặng do rối loạn dịch mật. Do đó, nếu gặp phải triệu chứng này bạn nên tới bệnh viện làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B ngay.
  • Đau tức ở vùng gan: Gan bị sưng viêm sẽ gây cảm giác đau tức khó chịu ở bên ngoài vùng gan.

Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết để bác sĩ có thể sàng lọc, xác định bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để kiểm soát tốt bệnh. Ngoài ra, người chưa tiêm phòng viêm gan B, người từng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc thân mật với bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên làm xét nghiệm viêm gan B để sàng lọc bệnh.

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan B. Người bệnh sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để định lượng virus, khả năng phân chia của virus, mức độ bệnh, đổng thời đánh giá chức năng hoạt động của gan, mật.

Hầu hết bệnh nhân khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm viêm gan B đều không hiểu được ý nghĩa của các chỉ số. Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để sàng lọc và chẩn đoán viêm gan B. Bao gồm:

Xét nghiệm HBsAg định tính:

Đây là xét nghiệm được thực hiện dựa trên kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Kết quả xét nghiệm có thể là dương tính hoặc âm tính.

  • HBsAg âm tính: Người bệnh không bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, trong trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm hoặc người bệnh có nguy cơ cao bị phơi nhiễm viêm gan B thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để xác định kết quả chính xác hơn.
  • HBsAg dương tính: Kết quả này cho thấy trong cơ thể người bệnh có virus viêm gan B. Loại virus này có khả năng nhân lên nhanh chóng về số lượng trong thời gian khoảng 10 tuần khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể.
Xét nghiệm HBsAg định tính cho thấy người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không

Đối với những người có cơ thể khỏe mạnh, khả năng miễn dịch tốt thì cơ thể tự sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus HBV. Số lượng virus sẽ giảm dần và biến mất sau đó khoảng 4 – 6 tháng. Khi tự khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân đã có kháng thể miễn dịch suốt đời đối với virus HBV. Do vậy, trường hợp này người bệnh thường được khuyến cáo nên tái khám và thực hiện lại xét nghiệm viêm gan B sau 6 tháng để đánh giá lại tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, đối với những người có sức khỏe yếu thì cơ thể không có khả năng tiêu diệt sạch virus viêm gan B. Nếu sau 6 tháng làm xét nghiệm lại mà kết quả vẫn dương tính thì bệnh viêm gan B đã chuyển thành mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm sinh hóa, huyết học hay xét nghiệm sinh học phân tử để đánh giá chức năng hoạt động của gan.

Một vấn đề người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý là mặc dù kết quả xét nghiệm HBsAg đã chuyển về âm tính sau khi nhiễm virus viêm gan B thì người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư gan. Virus HBV đã bị tiêu diệt nhưng ở một số bệnh nhân vẫn còn tồn tại ADN của virus mà các kỹ thuật xét nghiệm bình thường không thể phát hiện ra được.

Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg chỉ giúp xác định trong cơ thể có bị nhiễm virus hay không. Xét nghiệm này không thể giúp đánh giá được mức độ hoạt động của virus, ảnh hưởng của virus với gan ra sao và khả năng phát triển số lượng cũng như lây lan của virus. Do đó, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm bổ sung để có sự đánh giá khách quan, chính xác hơn, giúp bác sĩ lựa chọn được phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp với mỗi bệnh nhân.

– Xét nghiệm định lượng HBsAg

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích xác định được nồng độ của kháng nguyên HBsAg. Mức độ nhiều hay ít của kháng nguyên HBsAg cho phép bác sĩ theo dõi, đánh giá được kết quả của quá trình điều trị.

– Xét nghiệm Anti-HBs:

Anti-HBs là loại kháng thể đối kháng với HBsAg. Cách đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B này như sau:

  • Anti-HBs dương tính: Cơ thể người bệnh đã có miễn dịch đối kháng với virus viêm gan B nên không cần tiêm. Đặc biệt, nồng độ Anti-HBs từ 10 mUI/ml tức lượng kháng thể đã đủ để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm virus HBV. Kết quả Anti-HBs dương tính thường gặp ở những người đã được tiêm phòng viêm gan B hoặc những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh.
  • Anti-HBs âm tính: Cơ thể chưa có miễn dịch chống lại virus HBV. Bệnh nhân được khuyến cáo nên sớm tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B.

– Xét nghiệm HBeAg:

Xét nghiệm HBeAg là kỹ thuật được thực hiện để tìm kiếm một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus  HBV. Cách đọc kết quả xét nghiệm như sau:

  • HBeAg dương tính: Virus viêm gan B đang hoạt động và nhân lên để phát triển nhanh về số lượng. Chúng có thể lây lan cho người khỏe mạnh.
  • HBeAg âm tính: Virus HBV trong cơ thể thuộc dạng không hoạt động hoặc đã đột biến. Cần thực hiện các xét nghiệm khác như HBV – DNA hay HBV genotyping để xác định chính xác hơn.
Xét nghiệm HBeAg được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus HBV, cho thấy mức độ hoạt động và nhân lên của virus.

Anti-HBe là một loại kháng thể đối kháng với HBeAg. Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy người bệnh có hay không có miễn dịch với virus HBV.

  • HBeAg dương tính: Cơ thể người bệnh có miễn dịch một phần.
  • Anti-HBe âm tính: Người bệnh chưa có khả năng miễn dịch đối với siêu virus gây bệnh viêm gan B.

Thông thường, xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe thường được thực hiện cùng lúc. Kết quả thu được có thể rơi vào một trong 4 trường hợp sau:

  • HBeAg dương tính và Anti-HBe âm tính: Virus viêm gan B đang hoạt động mạnh, có khả năng nhân bản và gây viêm gan tiến triển. Bệnh có khả năng lây lan.
  • HBeAg âm tính và Anti-HBe dương tính: Virus HBV đã ngừng nhân bản. Cơ thể người bệnh đã có miễn dịch một phần nên giảm đáng kể khả năng lây lan. Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể cho thấy virus thể đột biến hoang dại.
  •  HBeAg dương tính và Anti-HBe dương tính: Có sự cân bằng giữa kháng nguyên với kháng thể do phức hợp miễn dịch. Người bệnh được yêu cầu tiếp tục theo dõi thêm.
  • HBeAg âm tính và Anti-HBe âm tính: Virud biến thể Pre-Core. Đôi khi kết quả này còn cho thấy giai đoạn “cửa sổ” miễn dịch của quá trình chuyển đảo huyết thanh.

Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là loại kháng thể kháng với lõi của virus viêm gan B. Nếu kết quả Anti-HBc dương tính thì bệnh nhân đã bị phơi nhiễm với virus HBV và ngược lại. Loại kháng thể này có thể tồn tại trong cơ thể suốt đời.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM:

Anti-HBc IgM cũng là một loại kháng thể có khả năng kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Thông thường, người bị viêm gan B cấp hoặc đang trong các đợt cấp của viêm gan B mãn tính đều mang kháng thể Anti-HBc IgM. Kết quả xét nghiệm Anti-HBcIgM kết hợp với Anti-HBc có thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh viêm gan B cấp tính với viêm gan B mạn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B. Nếu có ý định đi làm xét nghiệm, người bệnh cần chú ý các vấn đề dưới đây để thu được kết quả chính xác:

  • Thời điểm đi làm xét nghiệm viêm gan B tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng đang đói. Lúc này, bạn không cần phải cố gắng nhịn ăn và trải qua một đêm dài các chất độc hại trong cơ thể đã được thanh lọc bớt nên cho kết quả chính xác hơn. Nếu không thì cần nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Việc làm xét nghiệm viêm gan B gần thời gian ăn có thể ảnh hưởng đến phản ứng sinh hóa và khiến kết quả thu được bị sai lệch.
  • Không uống bất kỳ loại thuốc nào trước khi làm xét nghiệm. Nhất là thuốc điều trị các chứng rối loạn tâm thần hay thuốc kháng sinh.
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu hay các chất kích thích gần thời điểm lấy máu xét nghiệm.
  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan B định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị nhiễm virus HBV để có thể theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề