Vì sao ta thắng Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Sau thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

Mục lục bài viết

  • Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
  • Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
  • Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
  • So sánh Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh cục bộ

Mục lục bài viết

  • Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
  • Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
  • Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
  • So sánh Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh cục bộ

Việt Nam hóa chiến tranh là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ. Vậy chiến lược chiến tranh này có những âm mưu, thủ đoạn và cách thức thực hiện như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Vì sao Mỹ thua trận trong chiến tranh Việt Nam?

17:12 30.04.2017
© REUTERS / Jonathan ErnstTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama
© REUTERS / Jonathan Ernst
Theo dõi Sputnik trên
Lịch sử không có “giá như” nhưng lịch sử là bài học cho sự phát triển hướng đến tương lai tốt đẹp.

Chiến tranh Việt Nam khi có Mỹ trực tiếp tham gia từ 1954-1975 là một trong 11 cuộc chiến tranh lớn nhất của thế giới hiện đại mà sự kết thúc của nó để lại rất nhiều dấu ấn thời đại.

Những cái "nhất" của Mỹ trong chiến tranh ViệtNam

Một, đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.

Về thời gian. Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1, thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửathời gian Mỹsa vào cuộcchiếntranh Việt Nam.

Về huy động lực lượng. Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:

Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: "Chiến tranh đặc biệt" "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh".

Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu [Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand].

Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 920 tỷ USD [thời giá lúc đó] cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.

Về bom đạn. Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom [trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tân và 27 kg]. Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.

Từ 1961-1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon=75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. [Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ tiếp].

Hai, đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối.

Tại sao Mỹsai và thua trận?

Rất nhiều sách vở, phát biểu, đánh giá, các công trình nghiên cứu…nói về nguyên nhân thắng trận của Việt Nam…nhưng ở góc nhìn của Mỹ thì điều gì khiến Mỹ thua trận sẽ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.

Trước hết Mỹ thua là do nhận thức sai về tính chất chiến tranh Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…

Mỹ cho rằng Việt Nam chống Mỹ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Quốc và Liên Xô nhưng thật ra không phải như vậy.

Mỹ đã quên mất chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ vào năm 1945 như thế nào nên đã xác định sai lầm tính chất cuộc chiến. Mỹ nên hiểu, Việt Nam coi quyền lợi dân tộc, quốc gia là trên hết. Việt Nam muốn độc lập, giang sơn thu về một mối và sẽ chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào vì mục tiêu đó.

Sai lầm tệ hại nhất của Mỹ là Mỹ đã "bất chấp" hay "vô tình" đối đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

Mỹ nhảy vào Việt Nam là để ngăn chặn CNCS…nhưng nhân dân Việt Nam chỉ biết rằng, Mỹ là kẻ xâm lược và chiến đấu với Mỹ như bao kẻ xâm lược khác.Người Việt Nam đánh Mỹ để bảo vệ quê hương, ruộng đồng, để không phải làm kiếp nô lệ như thời thuộc Pháp, đánh Mỹ để thống nhất Bắc-Nam thu giang sơn về một mối, cho nên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, hễ là người Việt Nam thì họ đều đứng lên chống giặc ngoại xâm…Chính tư tưởng, tinh thần đó là nguồn gốc khiến một dân tộc yêu hòa bình, yêu tự do độc lập trở nên anh hùng và tất yếu sẽ tạo ra một quân đội anh hùng.

Cuối cùng là Mỹ chẳng hiểu biết gì về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong 4000 năm qua. Đó chính là nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân được tôi luyện trong 4000 năm qua đã trở nên "bất khả chiến bại". Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh là sở trường giành chiến thắng của một dân tộc Việt có đất không rộng, người không đông.

Chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ, một cường quốc quân sự kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ là bài học quý giá cho hiện tại. Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh, đã hội nhập thế giới vàđể bảo vệ tổ quốc thì sẵn có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng "thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc" "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

Nguồn: Báo Đất Việt

  • Thế giới
  • Hoa Kỳ
  • Việt Nam
  • chiến tranh ở Việt Nam

Vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh Sài Gòn ngày 30/4/1975

Sự kiện người cộng sản chiếm Sài Gòn năm 1975 đánh dấu chương cuối cùng trong nỗ lực của Mỹ muốn duy trì Nam Việt Nam như một nhà nước thân phương Tây, phi cộng sản.

Sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam là trường hợp rõ ràng đầu tiên khi Mỹ để thua một cuộc chiến. Thất bại đó dẫn đến nhiều thập niên người Mỹ ngờ vực chính mình, và khủng hoảng bản sắc sâu đậm trong chính trị Mỹ.

Làm thế nào giải thích thất bại của cường quốc số một thế giới trước quân đội cộng sản Việt Nam tương đối nhỏ?

Sức mạnh và quyết tâm của lực lượng chống Mỹ, cả ở Bắc và Nam Việt Nam, là một phần câu trả lời. Ta cần nhớ Bắc Việt, ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc chiến, được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ. Hà Nội khôn khéo tận dụng tham vọng của Moscow và Bắc Kinh, để được hỗ trợ từ hai cường quốc cộng sản.

Quân cộng sản có nhiều sai lầm chiến lược. Trận Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Xuân-Hè 1972 đem lại tổn thất to lớn và không cần thiết cho phe cộng sản. Nhưng rốt cuộc, và nhờ sự bảo trợ của phe cộng sản bên ngoài, lực lượng cộng sản và dân tộc tại Việt Nam đã chiến thắng.

Người Mỹ cũng phạm nhiều sai lầm chiến lược ở Việt Nam. Quan niệm “chiến tranh hạn chế” của Tổng thống Lyndon Johnson đã đánh giá rất thấp đối phương. Johnson không huy động đủ lực lượng. Ông có giúp đỡ quân sự của những nước như Hàn Quốc, Úc, nhưng không thuyết phục được châu Âu gửi quân đến Việt Nam.

Đầu thập niên 1970, Tổng thống Nixon chao đảo giữa chính sách rút lui chiến thuật [Việt Nam hóa chiến tranh] và leo thang [đánh bom Bắc Việt và xâm lấn Campuchia năm 1970]. Chính sách của Nixon không nhất quán, thường đem lại hậu quả trái ngược và gây hại cho uy tín quốc tế của Mỹ.

Về chiến lược quân sự, quân Mỹ tập trung vào “tìm và diệt”: tìm kiếm và giao chiến với quân chính quy của đối phương. Khía cạnh du kích được thừa nhận nhưng không phải là ưu tiên. Chiến lược chống nổi dậy – nhằm thu phục nhân tâm ở miền Nam – thường được phó mặc cho các đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ. Chiến dịch không kích Bắc Việt rời rạc và lên kế hoạch kém. Việc đánh bom các khu vực do cộng sản kiểm soát ở miền Nam chỉ gây ra khủng hoảng mất nhà cửa của nông dân.

Những chiến lược mà Mỹ đã không làm có thể kể ra là xâm lấn và chiếm miền Bắc, hay nỗ lực nhiều hơn để đánh phá Đường mòn Hồ Chí Minh. Tổng thống Johnson không muốn đánh ra miền Bắc vì lo ngại Trung Quốc trực tiếp can thiệp. Một cuộc xâm chiếm Lào và Campuchia trong thập niên 1960 có lẽ khả dĩ hơn, mặc dù nó sẽ khiến quốc tế lên án kịch liệt Mỹ. Nhìn chung, cái nhìn chiến lược của Mỹ tỏ ra khá hơn sau năm 1968, khi Tướng Creighton Abrams thay thế Tướng William Westmoreland làm tư lệnh chỉ huy quân Mỹ tại Việt Nam. Nhưng cũng đến cuối thập niên 1960, áp lực dư luận trong nước Mỹ đã trở nên rất quan trọng.

Lúc này, tại Mỹ không chỉ trỗi dậy luồng dư luận nghi ngờ mục đích của cuộc chiến, mà hoạt động phản chiến cũng trở nên mạnh mẽ chưa từng có. Phong trào phản chiến ở Mỹ tác động sâu sắc đến những chính khách quan trọng như Thượng nghị sĩ Frank Church của bang Idaho, và góp phần làm giảm nhuệ khí quân Mỹ. Cuối thập niên 1960 và sang đầu thập niên 1970, Tổng thổng Nixon đã không còn nhiều lựa chọn chính sách. Ví dụ, năm 1969, Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger bác bỏ kế hoạch leo thang, kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân, vì khả năng phản đối ở trong nước.

Về căn bản, sự thất bại của Mỹ bắt nguồn từ áp dụng sai lầm lý thuyết ngăn chặn cộng sản. Ý tưởng ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trên toàn cầu, chứ không chỉ châu Âu, được các lý thuyết gia như Paul Nitze đề xướng từ đầu thập niên 1950. Dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower [1953-61], sách lược này được gắn với thuyết domino – tức quan niệm rằng Mỹ phải ngăn không để các nước, dù nhỏ, rơi vào tay cộng sản. Việc áp dụng sách lược ngăn chặn và thuyết domino vào Việt Nam luôn có vấn đề. Nó khiến Mỹ cô lập ở một quốc gia xa xôi và không có tầm quan trọng chiến lược rõ rệt cho Mỹ.

Trong những năm sau chiến tranh, một số nhà bình luận người Mỹ tìm cách giảm nhẹ tầm mức thất bại, hay thậm chí tuyên bố cuộc chiến, về một số mặt, là chiến thắng cho Mỹ.

Họ bảo Mỹ đã thắng Chiến tranh Lạnh, và Chiến tranh Việt Nam chỉ là một góc của cuộc tranh chấp này. Các nước châu Á như Indonesia và Ấn Độ đã không rơi vào tay cộng sản. Sang thế kỷ 21, ngay cả Việt Nam cũng đã theo kinh tế thị trường và còn kêu gọi Mỹ duy trì hiện diện ở Thái Bình Dương để cân bằng với Trung Quốc.

Cố gắng xây dựng câu chuyện về thành công của Mỹ, hay ít ra là một phần thành công, tại Việt Nam, là rất lạc đề. Sự cam kết và sau đó bỏ rơi Nam Việt Nam đã là sự thất vọng to lớn cho Washington. Trong thập niên 1960 và 1970 tại Đông Nam Á, Mỹ đã sa lầy vì nỗ lực sai lầm nhằm đem lại tự do cho một dân tộc xa xôi.

Giáo sư John Dumbrell dạy tại Đại học Durham University, Anh quốc. Ông là tác giả cuốn Rethinking the Vietnam War [Nghĩ lại về Chiến tranh Việt Nam], xuất bản năm 2012.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề