Vi sao phải tôn trọng người khác lấy ví dụ

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.

Ví dụ: Không cắt ngang lời nói của người khác; nhường chỗ xe bus cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…

Nhường chỗ cho người mang thai thể hiện sự tôn trọng người khác.

2. Ý nghĩa

- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

@34569@@34588@

- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi.

- Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

Hãy học cách tôn trọng người khác từ lời ăn tiếng nói và hành động nhỏ nhất trong cuộc sống.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Kiến thức trọng tâm
  • Hướng dẫn giải các câu hỏi

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặt vấn đề

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Mai:

  • Không kiêu căng, không coi thường người khác
  • Luôn lễ phép đối với người lớn, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ mọi người.

=> Được mọi người quý mến.

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Hải:

  • Không buồn khi bị phân biệt mà còn tự hào -> Tôn trọng người cha của mình.

- Cách cử xử và thái độ việc làm của Quân và Hùng:

  • Không nghe giảng bài mà còn cười, đọc truyện trong giờ học -> Chưa tôn trọng giáo viên và bạn bè xung quanh.

b. Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?

  • Hành vi của Mai và Hải cần phải học tập bởi hai bạn đã biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự cũng như lợi ích của người khác.
  • Hành vi của Quân và Hùng là những hành vi cần phê phán bởi hai bạn đã không tôn trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác.

II. Nội dung bài học.

* Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

* Ý nghĩa:

  • Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
  • Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

* Trách nhiệm học sinh:

  • Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
  • Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a]  Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện

b]  Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh.

c]  Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa giỡn trong giờ học.

d]  Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang.

e]  Bật nhạc to khi đã quá khuya

f]   Châm chọc, chễ giễu người khuyết tật

g]  Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh.

h]  Coi thường, miệt thị những người nghèo khó

i]   Lắng nghe ý kiến của mọi người.

j]   Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình

k]  Bắt nạt người yêu hơn mình.

l]   Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

m]  Vứt rác ở nơi công cộng.

n]   Đổ lỗi cho người khác.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Tại sao?

a]  Tôn trọng  người khác là tự hạ thấp mình.

b]  Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác.

c]  Tôn trọng người khác là sự tôn trọng mình.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a] Ở trường [ trong quan hệ với bạn bè, thầy cố giáo…]

b] Ở nhà [ trong mối quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em…]

c] Ở ngoài đường, nơi công cộng….

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác [P2]

Tôn trọng lẽ phải là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có, tôn trọng lẽ phải góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, đẹp đẽ hơn. Vậy tôn trọng lẽ phải là gì?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ nội dung này thông qua bài viết Ví dụ về tôn trọng lẽ phải.

Tôn trọng lẽ phải là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm tôn trọng lẽ phải là gì, chúng ta cần hiểu lẽ phải là gì? Lẽ phải được hiểu là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện bằng thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động ủng hộ và bảo vệ điều đúng đắn của con người.

Ví dụ về tôn trọng lẽ phải như: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy quy định của lớp của trường; Không vu khống đặt điều vu oan cho người khác; Khi tham gia giao thông luôn chấp hành quy định của luật an toàn giao thông.

Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải

Tôn trọng lẽ phải có các ý nghĩa như sau:

+ Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Những người có đức tính tôn trọng lẽ phải thì luôn có những cách ứng xử phải phép phù hợp và chuẩn mực, có đạo đức với các mối quan hệ và sự vật, sự việc.

Ngược lại những người không tôn trọng lẽ phải thường có những cách ứng xử đi ngược lại với đạo lý, những điều đúng đắn của xã hội, nếu những người này không biết điều chỉnh hành vi của mình thì họ sẽ là những người dễ vi phạm pháp luật, trở thành những người bị xã hội lên án…

+ Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống diễn ra ngày càng nhiều, do đó người tôn trọng lẽ phải trong mối quan hệ xã hội làm cho các hành vi ứng xử đối với các quan hệ xã hội ngày càng lành mạnh, hạn chế tình trạng tiêu cực…

+ Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất một đức tính vô cùng quý giá của mỗi người, lẽ phải là những chuẩn mực đúng đắn, khi mọi người trong xã hội luôn tôn trọng lẽ phải sẽ góp phần làm chõ xã hội ngày càng văn minh, phát triển hơn.

Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

+ Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập:

Không quay cóp, giở tài liệu, gian lận trong khi kiểm tra

Làm đầy đủ bài tập về nhà

Biết vâng lời thầy cô giáo

Luôn có thái độ thân thiện và giúp đỡ bạn bè trong học tập.

+ Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong quan hệ với mọi người:

Không vu oan cho người khác

Không bịa đặt những điều không đúng sự thật về người khác

Thấy người khác làm sai thì nên khuyên ngăn họ

Biết lắng nghe ý kiến của người khác, tìm hiểu và phân tích kĩ càng, không nghe từ một phía mà vu oan cho người khác.

Ca dao, tục ngữ về tôn trọng lẽ phải

1. Thật vàng, không sợ lửa.

2. Nói phải củ cải cũng nghe.

3. Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.

4.

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

5.

Khó mà biết lẽ biết trời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang

6.

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sang mới bền

7.

Lời hơn lẽ thiệt.

Lời hơn lẽ phải.

8.

Làm người mà chẳng biết suy

Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

9. Nhân chi sơ, tính bản thiện.

10. Tôn sư trọng đạo.

11. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

12.

Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời​.

13.

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​.

14. Cây ngay không sợ chết đứng.

15. Trọng nghĩa, khinh tài.

16. Đói cho sạch, rách cho thơm.

17.

Chịu oan mang tiếng bán vàm

Bám vàm tôi bán điềm đàng tôi lo.

18. Ăn rách cốt cách người thương.

19. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

20. Ăn có mời, làm có khiến.

21. Mặt trời luôn mọc ở đằng Đông

22. Sự thật che sự bóng​

23. Ăn ngay ở thẳng, chẳng sợ mất lòng.

24. Ăn ngay nói phải.

25.

Quạ đen biết phận quạ đen

Quạ đâu có dám mon men với cò.

26. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.

27. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

28. Vén mây mù mới thấy trời xanh.

29.

Làm người suy chín xét xa

Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.

+ Chấp hành nội quy và quy định của trường học

+ Nghiêm túc trong thi cử, không thực hiện quay cóp gian dối trong giờ kiểm tra.

+ Phê phán, lên án các việc làm trái nội quy, quy định ở công ty

+ Luôn hành xử với người khác chân thành, lịch sự và tử tế

+ Thấy người khác thực hiện những hành vi vi phạm nội quy của lớp học cần khuyên ngăn, góp ý để họ hiểu và dừng những hành vi không phải của mình.

+ Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về tôn trọng lẽ phải. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề