Vì sao giá vàng tăng cao

Giá vàng miếng SJC neo ở mức cao suốt nhiều tháng qua - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như vậy so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn đến 11,46 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC chiều nay cũng ngang ngửa với giá niêm yết tại Công ty SJC, ở mức 61,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán lên đến 700.000 đồng/lượng.

Còn tại một số tiệm vàng lớn, giá bán vàng miếng SJC cũng lên đến 61,6 triệu đồng/lượng, mua vào 61,25 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, giám đốc Công ty vàng Đối tác mới [NPJ], cho hay dù ở thời điểm cuối năm nhưng sức mua trên thị trường vàng rất chậm. Tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn neo cao do nguồn cung không dồi dào. Giá vàng sau dịch cũng thiết lập một mặt bằng giá mới với mức tăng 3-4 triệu đồng/lượng so với trước.

Một trong những yếu tố khác cũng khiến giá vàng trong nước bị đẩy lên là do giá vàng thế giới trở lại ngưỡng 1.800 USD/ounce và giá USD tự do bị đẩy lên mức 23.700 đồng/USD [bán ra] và 23.200 đồng/USD [mua vào].

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản và dự định tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Tuy nhiên giá vàng thế giới vẫn tái lập ngưỡng 1.800 USD/ounce chứ không lao dốc như dự báo trước đó do nhiều nguyên nhân.

Theo các phân tích, hiện có nhiều hoài nghi về việc liệu FED có thể thực hiện được dự tính tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022 hay không. Thêm vào đó tâm lý phòng ngừa rủi ro tăng lên khi biến chủng Omicron lây lan nhanh ở nhiều quốc gia.

Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại về triển vọng phục hồi kinh tế khi lãi suất tăng và biến chủng Omicron lây lan. Chính yếu tố này đã hỗ trợ giá vàng phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.

A.HỒNG

Cụ thể, giá vàng miếng SJC sáng nay 8/3 có thời điểm được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 72,3 triệu đồng/lượng [mua vào] và 74 ,3 triệu đồng/lượng [bán ra].

Tương tự, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng có thời điểm niêm yết giá vàng SJC ở mức 72,4 triệu đồng/lượng [mua] và 74 ,4 triệu đồng/lượng [bán].

Trong khi đó, giá vàng thế giới thời điểm cao nhất là 2.004 USD/ounce, tương đương 55,4 triệu đồng/lượng, tức là vàng trong nước và vàng thế giới chênh nhau 19 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau gần 20 triệu đồng/lượng.

Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, có 4 nguyên nhân khiến giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Thứ nhất, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có sự liên thông với nhau nên vàng thế giới tăng thì vàng trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, sự liên thông này không phải là hoàn toàn. Bởi lẽ, theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Đồng thời, chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấp phép nhập khẩu cho một vài doanh nghiệp, vì thế nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế.

Thứ hai, nhu cầu về vàng thời gian gần đây tăng rất mạnh. Theo Hội đồng Vàng thế giới, năm 2021 nhu cầu vàng tại Việt Nam ở mức 43 tấn, tăng 8% so với năm liền trước. 72% người tiêu dùng cho rằng vàng là tài sản an toàn đầu tư và họ sẽ còn tiếp tục đầu tư vào vàng. Người Việt sở hữu vàng cao hơn người dân các nước khác vì có xu hướng dự trữ dài hạn.

Thứ ba, do lạm phát tại nhiều quốc gia tăng, trong khi nền sản xuất trì trệ, từ đó vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền của nhà đầu tư.

Thứ tư, chính những biến động liên tục của giá vàng thời gian gần đây đã khiến kênh đầu tư vàng trở nên hấp dẫn khi nhiều nhà đầu tư lướt sóng nay mua để mai lãi. Đó chính là lý do khiến giá vàng tăng cao nhưng người mua vẫn đông. 

Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng, các doanh nghiệp kinh doanh vàng rủ nhau tăng giá khiến vàng trong nước ngày càng đắt

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam [VGTA], cho rằng vàng là hàng hoá doanh nghiệp trong nước không tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Bởi vậy, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới do chịu thêm các chi phí khác như phí vận tải, bảo hiểm...

Bên cạnh đó, khi nguồn cung vàng khan do Nghị định số 24, doanh nghiệp trong nước không dễ gì giảm mạnh theo đà của thế giới. Do đó, giá thế giới lao dốc là thời điểm càng khiến chênh lệch giá trong và ngoài nước nới rộng.

Chia sẻ trên trên báo chí, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam [VGB], cho rằng thị trường vàng trong nước không dao động cùng chiều so với thế giới có nguyên nhân từ Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng.

Theo ông Hải, nghị định này đã khiến thị trường vàng trong nước trở thành một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, chuỗi cung ứng vàng miếng bị đứt đoạn vì thuộc phạm vi độc quyền của Nhà nước.

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn như SJC, DOJI, PNJ hiện nay đều phải mua được vàng mới có thể bán ra, trường hợp không mua được đủ lượng vàng, doanh nghiệp buộc phải neo giá bán cao.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến hầu hết nhà kinh doanh vàng trong nước vẫn neo giá mua - bán vàng ở mức cao hơn nhiều so với thế giới”, ông Hải nhấn mạnh.

Đại diện một doanh nghiệp vàng lớn tại TP.HCM cũng cho biết lý do khiến giá vàng miếng trong nước đắt hơn thế giới do các doanh nghiệp không được tự chủ nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất nên nguồn cung chủ yếu đến từ hoạt động mua đi bán lại, mua giá nào bán giá đó.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, giá vàng miếng SJC tăng cao do tâm lý người Việt Nam luôn cho rằng vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng và hiện thương hiệu này chiếm tới 95% thị trường vàng miếng.

Chính vì thế, trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Ngọc Vy

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Video liên quan

Chủ Đề