Vì sao nước ta có nhiều bão

Vì sao có bão?

Hàng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển. Năm nay, thế giới xuất hiện nhiều cơn bão cực lớn, cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng ở những nơi chúng đi qua. Vậy bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão?

Bão Harvey nhìn từ vệ tinh.

Bão là gì?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm kilomet và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.

Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau. Tại Việt Nam, thuật ngữ “bão” dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, người ta phân chia bão dựa vào sức gió [dựa vàoThang sức gió BeaufortvàThang bão Saffir-Simpson]: sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới [tropical depression]; sức gió trên 63 km/h [cấp 8] gọi là bão nhiệt đới [“tropical cyclone” hoặc “tropical storm”]; sức gió trên 118 km/h [cấp 12] gọi là bão to với cuồng phong [typhoon]; sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão [super typhoon].

Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có 40- 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quanh đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán cầu, mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11 trong khi ở Nam Bán cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3.

Bão hình thành nhưthế nào?

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện:nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã chỉ ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5- 20 độ vĩ 2 bên xích đạo có nhiệt độ cao [từ 26- 270C trở lên] đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong dải 0- 5 độ vĩ về 2 phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200km, chiều dài khoảng 1.000km, cách mặt đất khoảng 10- 12km.

Vì sao có bão?

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 260C ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15km. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ốngkhói này.

Do Trái đất quay, ở Bắc Bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam Bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa hè và mùa thu: Từ tháng 6- 11 [ở Bắc Bán cầu] và tháng 12 đến tháng 3 năm sau [ở Nam Bán cầu]. Bởi vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: nhiệt độ nước biển cao [ít nhất là từ 26oC trở lên], khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy quy mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

ĐÔNG PHƯƠNG

[Theo khoahoc.tv]

Vì sao bão liên tiếp đổ bộ nước ta những ngày qua?

Huy Hoàng
Những ngày qua, liên tục các cơn bão đổ bộ vào nước ta gây mưa to, ngập lụt ở các tỉnh miền Trung cũng như gây ảnh hưởng gián tiếp đến các địa phương khác. Vì sao lại có tình trạng này và nó tác động ra sao đến nhịp sống tại các đô thị?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này,phóng viên có cuộc trao đổi vớiông Lê Thanh Hải - Nguyên phó giám đốc trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương.

PV: Thưa ông, những ngày gần đây bão liên tục đổ bộ vào nước ta gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân cả nước. Vì sao lại có hiện tượng này? Có điều gì bất thường trong các hình thái thời tiết ở nước ta trong năm nay so với các năm trước?

Ông Lê Thanh Hải: Năm 2020 đã được dự báo từ trước là bão sẽ nhiều và tập trung chính vào những tháng cuối mùa. Lý do thứ nhất là do hiện tượng La nina ở mức độ cao hơn trung bình một chút nên pha lạnh làm cho bão nhiều.

Lý do thứ hai là mùa mưa năm nay sẽ kết thúc muộn và không khí lạnh cũng về sớm hơn. tất cả các yếu tố đó tạo nên dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang qua Trung bộ và hoạt động mạnh lên, liên tiếp sinh ra các vùng thấp, áp thấp nhiệt đối và các cơn bão.

PV: Việc bão liên tục xuất hiện, đổ bộ như vậy gây ảnh hưởng ra sao đến nhịp sinh hoạt của người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM? Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình nhưng không bị gián đoạn các hoạt động thường nhật?

Ông Lê Thanh Hải:TP.HCM tuy rằng xa các khu vực bão đổ bộ nhưng lại chịu ảnh hưởng gián tiếp của các cơn bão khiến gió mùa Tây Nam mạnh hơn gây ra mưa rào và giông thường vào các buổi chiều tối nên nguy cơ ngập lụt đô thị là rất lớn.

Hà Nội thì ngược lại với TP.HCM, khi có bão ở Miền Trung thì không khí lạnh xuống sâu, Hà Nội lại có thời tiết tốt và mùa thu ngày càng rõ nét.

Để tránh được các rủi ro, chúng tôi cho rằng người dân cần thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo thời tiết của các cơ quan dự báo khí tượng trên các kênh sóng của VOV Giao thông cũng như các kênh của Đài Tiếng Nói Việt Nam.

PV: Xin cám ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 14/10 tại đây:

Từ khóa : Mưa bão giao thông ảnh hưởng dự báo
  • Mỗi người dân phố cổ chỉ có 0,1 m2 không gian công cộng
  • Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1: Mong phụ huynh và xã hội nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện
  • Công sở thời nói xấu online

HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO

Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển.



Bão là từ khá quen thuộc với mỗi chúng ta, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết về nó. Vậy bão là gì? Bão được hình thành và hoạt động như thế nào?
Khái niệm về bão
Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới [XTNĐ]: là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb.
Cấu trúc của bão
Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp [khoảng 0−3km] không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ [ở Bắc Bán Cầu] hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ởmắt bão.
Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa vàthành mắt bãonằm ngay sát mắt bão.
Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Điều kiện hình thành bão
Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượngErik Palmenđã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao [từ 26 – 27 độ C trở lên] đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lựccoriolis đủlớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dàikhoảng1000 km,cách mặt đất khoảng 10 - 12 km.
Lực Coriolis không những ảnh hưởng đến chiều quay của cơn bão mà nó quy định hướng di chuyển của cơn bão. Theo đó, cơn bão hình thành ở Bắc Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên phải, còn bão hình thành ở Nam Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên trái. Chính vì thế, khi bão hình thành ở biển Đông luôn có xu hướng di chuyển về phía đất liền Việt Nam.
Vòng đời của một cơn bão
Một cơn bão cần từ nhiều giờ cho đến nhiều ngày trước khi hình thành nên cơn bão hoàn chỉnh. Môt chu kỳ của vòng xoáy tiếp diễn khi tốc độ của gió được đẩy lên và sự nhiễu loạn trải qua 3 giai đoạn chính:
- Áp thấp nhiệt đới : tốc độ gió dưới 38mph
- Bão nhiệt đới : tốc độ gió từ 39 – 73mph
- Bão : tốc độ trên 74mph
Các cơn bão cũng có nhiều kích thước khác nhau. Một vài cơn bão nhỏ chỉ gồm một ít gió và mưa đi kèm trong khi có những cơn bão trải dài hàng ngàn dặm với mưa và gió lớn. Trên đường di chuyển, khi đến nơi có nhiệt độ thấp dưới 26oC, đến vùng biển lạnh hoặc vào sâu trong đất liền, bão sẽ mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, bão sẽ yếu dần và tan đi. Đồng thời khi đến đất liền, với sự cản trở của địa hình, cây xanh cộng với lực ma sát với mặt đất cũng làm bão tan nhanh.
Bão nhiệt đới "tropical storms" là những cơn lốc xoáy, hình thành ngoài biển khơi, khi nhiệt độ của nước biển nóng quanh 26°C, khối lượng khí ấm bốc lên tạo thành những đám mây khổng lồ ẩm và ấm, chúng hấp dẫn, hút không khí từ tứ phương đến, lấy năng lượng từ khí này tạo nên những luồng gió có vận tốc lên đến 300km/h, 186mph.
Bão biểnđược định nghĩa và quy định qua các cơ quan khí tượng quốc tế, phân biệt và gọi tên như: Cyclone, Hurricane, Typhoon, tùy thuộc vào nơi hình thành và cấu tạo của nó. Những loại bão biển này kéo dài nhiều ngày đến 2 hay 3 tuần, chúng di chuyển tuyến đường dài, có đường kính từ 15km đến 500km. Ngay chính giữa vòng xoáycủa bão biển gần như không có mây, không có gió. Khi cơn bão chạm với đất liền, do sức cọ chạm với đất và cây cối, chúng dần dần mất đi năng lượng và từ từ biến mất.
Quy luật chung của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam
Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ ảnh hư­ởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.
Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thư­ờng đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên h­ướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1 - 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam. Từ tháng 6 - 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 - 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ.
Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão.Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn.
Lưu ý rằng, các đặc điểm trên đây là những tính chất trung bình đặc trưng nhất. Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quĩ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này.
Thiệt hại do bão
Hàng năm bão đã trở thành nỗi kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho những quốc gia ven biển. Mỗi cơn bão có thể trút hàng trăm thậm chí vài trămmilimet nước chỉ trong một ngày. Nguy hiểm hơn khi bão kết hợp với triều cường sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Ngoài ra gió giật trong bão kèm theo những cơn lốc xoáy có thể làm đổ nhiều công trình, nhà cửa, cây cối…
Mức độ thiệt hại do bão không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của các cơn bão mà còn phụ thuộc vào cách nó đổ bộ. Thiệt hại do bão gây ra khác nhau tùy thuộc theo chúng tấn công vào phía nào của một khu vực nhất định. Nếu nó tấn công ở phía bên phải sẽ gây ra ảnh hưởng lớn hơn ở phía bên trái vì bên phải tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển động bổxung cho nhau còn ở phía bên trái, tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển động bù trừ lẫn nhau.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa gió, mưa và lũ lụt do một cơn bão gây ra có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được cho khu vực bị bão đổ bộ.
Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta
1. Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
2. Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và có một trong các điều kiện sau:
a] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam trên 1.000 km;
b] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
3. Tin bão gần bờ
Tin bão gần bờ được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới;
b] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
4. Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km;
b] Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
5. Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kện sau:
a] Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
b] Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 48 giờ tới.
6. Tin cuối cùng về cơn bão
Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a] Bão đã tan;
b] Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
c] Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.

×

Đường đi của bão Damrey - cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam hồi đầu tháng 11/2017.

Tính đến thời điểm hiện tại, năm 2017 đã có tới hai cơn bão lớn [Kirogi và Talas] cùng với 4 cơn bão có sức gió mạnh ở mức nguy hiểm và gây mưa lớn đã đổ bộ vào Việt Nam. Ông Jason Nicholls, nhà khí tượng học cao cấp của Trung tâm dự báo thời tiết AccuWeather Mỹ cho hay, mặc dù 6 cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam một năm chưa đến mức bất thường nhưng năm 2017 vẫn là năm có thời tiết khắc nghiệt đối với Việt Nam bởi chỉ tính từ giữa tháng Chín tới nay đã có 4 cơn bão.

Hơn nữa, trong mùa bão, từ tháng Sáu tới tháng Mười Một hàng năm, Việt Nam thường gặp vài cơn bão lớn, nhưng thường nhẹ nhàng hơn so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Vậy tại sao năm nay siêu bão lại đổ bộ nhiều vào Việt Nam? Ông Nicholls lập luận, có lẽ vì vùng xích đạo Thái Bình Dương đang "có xu hướng" theo mô hình thời tiết La Nina theo chu kỳ, có nghĩa là dòng nước đặc biệt lạnh ở trung và đông vùng xích đạo Thái Bình Dương kết hợp với dòng nước ấm phía tây vùng xích đạo Thái Bình Dương [bao gồm cả Biển Đông].

Ông nói: "Tác động chính của sự thay đổi này trên khắp Thái Bình Dương là nó dịch chuyển khu vực hình thành bão nhiệt đới về phía Philippines và vùng Đông Nam Á. Chúng ta đã chứng kiến được sự thay đổi này trong suốt mùa thu năm nay. Những cơn gió lốc khác thường của năm 2017 đã đẩy các cơn bão tây Thái Bình Dương vào bờ biển dài 3.444km của Việt Nam hơn là các vùng khác của châu Á.

Đầu tháng Mười Một, Damrey - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam năm 2017với tốc độ gió lên tới 177km/h đã giết chết 106 người. Đây là cơn bão tồi tệ nhất kể từ năm 2001.

Ông Mark Bowyer, người sáng lập Rusty Compass - một trang web về du lịch, cho hay, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở miền Trung Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Ông cho hay, một bãi biển đã bị biến mất do tình trạng xói mòn. Ông Bowyer nói: "Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt đang ngày càng tăng".

Mỗi khi lũ lụt xảy ra, các con đường, nhà cửa đều bị ngập nước trong khi những cánh đồng bị biến thành những hồ nước.

Ông Adam McCarty - nhà kinh tế trưởng của Công ty tư vấn Mekong Economics tại Hà Nội cho hay, ở ngoại ô thành phố Huế lịch sử, cách Thủ đô Hà Nội 540km về phía Nam, các hoạt động nông nghiệp, đánh bắt cá và du lịch đã bị đình trệ khi người dân phải vật lộn để đi học và đi làm trên những con đường bị lũ lụt tàn phá.

Theo ông, các trận lũ lụt gần đây không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ở những vùng đất cao hay các nhà máy quan trọng của Việt Nam nhưng nó đã khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh khốn khó. Nhiều tháng trong năm, khi mùa mưa bão đến, người dân ở nhiều nơi liên tục phải chạy bão.

Phạm Khánh [lược dịch]

Tại sao có bão?

Chúng ta ngay từ khi còn nhỏ vẫn thường thắc mắc với những câu hỏi xoay quanh vì sao có bão,tuy nhiên trước khi trả lời được câu hỏi này các bạn cần tìm hiểu các khái niệm liên quan về bão:

+ Bão là gì?

Bão là sự nhiễu động mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và được xếp vào loại hình thời tiết cực đoan [ thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường], ngoài ra bão cũng là xoáy thuận nhiệt đới có cấu trúc hình thành từ khối khí nóng ẩm kết hợp cùng dòng xoay mạnh.

+ Bão từ là gì?

Hay còn có tên gọi khác là bão địa từ trên trái đất là một dạng bão được hình thành chủ yếu do dòng hạt có sở hữu điện phát ra từ các vụ bùng nổ trên mặt trời và có tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất nên được gọi là bão từ.

Với hiện tượng bão và nguyên nhân hình thành bão lý giải vì sao có sự xuất hiện của chúng chủ yếu là do những yếu tố tác động của tự nhiên bao gồm nước nóng với khả năng bốc hơi mạnh, sự bốc hơi được xem là nguyên liệu cho quá trình hình thành bão một cách mạnh mẽ, trong khi đó những khối khí bốc hơi lên cao và cô đặc lại để trở thành những đám mây bão lớn và không cố định.

Ngoài ra chúng ta có thể thấy bão xuất hiện nhiều hơn vào các thời điểm như mùa hè hay mùa thu trong năm là bởi thời gian này sở hữu đầy đủ các điều kiện tự nhiên cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của bão. Đặc biệt nhiệt độ nước biển càng cao sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc phát triển đối lưu các xoáy quy mô lớn cũng xảy ra mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân hình thành các cơn bão nhiệt đới ở Việt Nam?

Bão thường được hình thành ở những khu vực đại dương ấm áp, nơi mà nhiệt độ của nước ít nhất là 26,5 độ C. Các nhà khoa học đã phân tích: ở những nơi này, nước biển sẽ dễ bay hơi, tạo ra một lớp không khí nóng ẩm trên mặt biển khi ánh sáng mặt trời chiếu đến. Do khí nóng nhẹ hơn, lớp khí ẩm này dần bay lên cao, để lại bên dưới một vùng không gian trống. Điều này dẫn đến việc luồng không khí ẩm ở bên ngoài sẽ bị hút vào để lấp vào khoảng không gian trống đó. Ngoài ra khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất [cụ thể là bị tác động bởi lực Coriolis - Lực quán tính khiến vật bị lệch quỹ đạo khi chuyển động trong một vật thể đang quay] và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.


Theo nghiên cứu thì để một cơn bão nhiệt đới hình thành sẽ phải có 6 điều kiện cần thiết:

- Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất phải vào khoảng 26,5 độ C.

- Sự mất ổn định của bầu khí quyển.

- Độ ẩm cao ở tầng đối lưu.

- Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.

- Độ đứt gió [sự thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ trong một khoảng cách ngắn] thấp.

- Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề