Vì sao kiến thức mới la con đường sống

Bài làm

Từ ngàn xưa đến nay, kiến thức là một vấn đề luôn được toàn thể nhân loại quan tâm. Sách chính là nguồn phương tiện trung gian đưa con người tiếp cận nhanh chóng đến nguồn kiến thức ấy. Nhà văn M.Gorơki có một câu nói rất hay về sách: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.” Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về vấn đề này.

Sách là gì? Chúng chẳng qua chỉ là những tờ giấy mỏng manh, có gì mà phải yêu? Vâng, sách chỉ là những tờ giấy mỏng manh nhưng chúng chứa đựng biết bao kiến thức của nhân loại được lưu truyền từ đời này sang đời khác và chỉ những người đọc sách mới biết được những kiến thức đó. Vậy kiến thức là gì? Là những hiểu biết của con người dựa trên cơ sở đọc sách, là lý thuyết, là kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào con đường sống. Con đường sống là gì? Là con đường hiện tại dẫn đến tương lai do mình lựa chọn, là con đường giàu hay nghèo, sốn hay chết, làm ăn thất bại hay thành công,…

Sách là nguồn kiến thức. Đúng vậy, có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao Trái đất lại xoay quanh hệ Mặt Trời? Tại sao sau cơn mưa bầu trời không chỉ xanh trong mà còn lung linh bảy sắc cầu vồng? Tại sao con người phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử?… Tất cả những điều đó sẽ được tìm thấy ở sách, từ vũ trụ bao la cho đến hạt cát nhỏ nhoi.Sách lưu giữ kiến thức từ ngàn xưa, tồn tại như một nhân vật lịch sử, chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển cũng như trưởng thành của nhân loại. Sách còn kết nối học lại với nhau để dù một đất nước Việt Nam nhỏ bé, ta vẫn hiểu đời sống của con người ở tận vùng đất Mĩ xa xôi [cách Việt Nam nửa vòng Trái Đất] hay Trung Quốc rộng lớn, để từ hôm nay quá khứ vẫn hiện về trong ta những trang sử hào hùng của nước nhà. Qua sách ta không chỉ hiểu biết mà còn đồng cảm nhau hơn vì những điều đã đọc cứ như được thấy tận nơi, nhìn tận mắt. Như tác phẩm Tức nước vỡ bờ [trích Tắt Đèn] của Ngô Tất Tố, đã nói lên số phận cực khổ đáng thương của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Anh Dậu vì thiếu thuế thân mà bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập “thừa sống thiếu chết” trả về nhà. Không chỉ đơn thuần là để đọc, sách còn là người bạn tri âm, nơi ký thác những tâm sự thầm kín, riêng tư để rồi qua đó ta càng hiểu thêm khí chất tuyệt vời từ tâm hồn người lãnh tụ. Qua bài thơ Ngắm trăng và Đi đường [trích Nhật ký trong tù] của Bác Hồ trong sách Ngữ Văn Tám, ta đã thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người.

>> Xem thêm:  MS195 – Suy nghĩ về câu nói: Con nhà người ta

Đọc sách khoa học để biết thêm về vũ trụ hay tìm hiểu sự ra đời hết sức ngẫu nhiên của lực đẩy Ácsimét, định lý Pytago. Tìm hiểu sách nấu ăn để chế biến những món ngon phong phú cho thực đơn mỗi ngày. Tham khảo sách văn mẫu để có ý cho bài tập làm văn của mình. Hoặc say sưa về tinh thần yêu nước của dân tộc qua Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi… Lượng kiến thức kia được lưu lại qua đâu và làm sao ta tiếp nhận nếu không có sách? Không có sách, con người có tiến bộ như ngày hôm nay chăng? Không có sách, ta sẽ bồi dưỡng tri thức của mình bằng cách nào? Hậu quả nếu không có sách sẽ là sự ra đời lạc hậu và ngu dốt của ta, con người sẽ mãi nghèo nàn về kiến thức không phát triển lên được.Chính vì thế mà hãy tìm đến sách, vì sách là nguồn kiến thức, “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Nhưng không phải bất cứ loại sách nào cũng là bạn tốt cho con người. Thế nên chúng ta cần phân biệt được sách tốt và sách xấu. Ta không nên đọc sách xấu bởi chúng là những văn hóa phẩm đồi trụy, đen tối. Loại sách ấy bôi nhọa tâm hồn trong sang của ta, khiến ta phát sinh những ý nghĩ xấu xa làm hại đến bản thân và gia đình. Nhưng sách tốt thì khác, nó đem lại những bài học giáo dục về lòng bác ái, sự công bằng, hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho ta.

>> Xem thêm:  MS185 – Bàn luận về câu nói: Tôi khóc những chân trời không có người bay. Lại khóc những người bay không có chân trời

Ta phải “yêu sách” và đem những gì tốt đẹp mà ta học được từ sách ra thực hành. Bởi sách cũng như một kho báu, nó sẽ chìm lẫn vào lớp bụi thời gian hay mang những tinh hoa mà giúp ích cho đời là tùy thuộc vào thái độ của người đọc chúng. Ta phải biết đọc sách đúng nơi, đúng lúc. Không phải lúc nào cũng đọc như con mọt sách hay đọc sách để rồi không còn thực tế như Đôn-ki-hô-tê “nhà quý tộc tài ba” xứ Mantra xem đời như cuốn sách để rồi rơi vào những giấc mơ hão huyền, vô dụng.

Tong cuôc sống, có một số ít người, một số ít học sinh còn tệ hơn Đôn-ki-hô-tê, họ xem thường việc đọc sách, không quí sách. Đó là một việc làm đáng ohê phán. Bởi nếu không có sách: sự ngu dốt sẽ điều khiển ta đi theo con đường mòn, làm cho ta không tiếp cận được công nghê, khoa học tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, làm mình trở thành những người vô dụng trong xã hội. Học sinh mà không chịu đọc sách, ném bản thân vào những cuộc chơi vô bổ thậm chí là phạm pháp thì chính họ đã tự đóng cửa tương lai, con đường sống của mình.

Xét cho cùng, câu nói của M.Gorơki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Là một lời khuyên vô cùng quý giá đối với mọi người, đặc biệt là học sinh chúng ta. Có thể cả một đời người, ta cũng không thể đọc qua một vạn quyển sách, nhưng bề dày kiến thức đâu phải có được từ đo đếm số lượng sách đã đọc qua. Điều quan trọng là ta đã đọc như thế nào để biến những kiến thức im lặng trên trang giấy trở thành “con đường sống” cho mình.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Nguyễn Minh Tú

Lớp 12A12 – Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Tp Hồ Chí Minh

Chủ đề: chỉ có kiến thức mới là con đường sốngcon đườngcơn mưacon ngườiĐi đườngHãy yêu sáchHọc để biếthọc sinhNgắm trăngnó là nguồn kiến thứcsuy nghĩTagothời gianTức nước vỡ bờ

Gợi ý

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề bài yêu cầu bàn luận câu nói của M. Go-rơ-ki về sách. Trước hết, cần giải thích nội dung câu nói. Câu nói khuyên mọi người hãy yêu sách. Vì sao vậy? Vì “sách là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”, [chứng minh rõ hai ý này bằng thực tiễn sách trong cuộc sống của con người]. Trên cơ sở đó, tiến hành bàn luận về câu nói của M. Go-rơ-ki:

– Ý nghĩa của câu nói như thế nào?

– Câu nói gợi cho ta phải có thái dộ, nhiệm vụ ra sao đối với sách và việc đọc sách.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Lê-nin nói: “Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản”. Bác Hồ cũng chỉ rõ về việc học tập: “Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân…”. Như vậy, sách quan trọng đến thế nào đôi với cuộc sống con người. Có phải vì thế mà M. Go-rơ-ki đã khuyên chúng ta: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Lời khuyên ấy thật thiết tha, chân thành bởi đó là một lời khuyền đúng đắn của một con người hiểu sâu sắc giá trị của sách. Nhân dân ta thường nói: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hẳn là M. Go-rơ-ki đã đọc nhiều sách và suy ngẫm nhiều trên những cuốn sách thì mới đúc kết thành một chân lí: sách là một nguồn kiến thức. Đúng như vậy. Sách đã tổng kết trong đó biết bao kiến thức của con người từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn, từ lịch sử, địa lí, khoa học, cho đến văn học nghệ thuật,… Sách tái hiện cuộc sống đa dạng và phong phú của loài người trôn mọi miền của trái đất qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, nói lên ước mơ khát vọng của nhân loại qua các thời đại. “Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp”. [M. Go-rơ-ki]. Một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đè diệu kì khi em bay lên cùng người bà thân yêu đến cái thế giới hạnh phúc nhất của tuổi thơ trong trắng. Một cụ già Bơ-men đã đổi mạng sống của mình để cứu sống một cô gái và để lại cho đời một kiệt tác của lòng nhân ái: Chiếc lả cuối cùng! Một lão Hạc thà ăn bả chó để chết vật vã, đau đớn chứ không bán đi một sào đất của đứa con trai… Một giây phút sung sướng cực điểm khi được ngồi trong lòng mẹ sau bao tháng ngày chờ đợi; một cảm xúc mới lạ dâng lên trong ngày tựu trường đầu tiên của đời học trò; và cả cái tư thế hiên ngang đường hoàng trong tù ngục của các nhà chí sĩ yêu nước,… Tất cả, có phải đó chính là cuộc sống, là nguồn kiến thức mà sách đã mang đến cho ta, làm cho ta càng thêm gắn bó với thế giới, làm cho “người gần người hơn” như Nam Cao từng nói. Và M. Go-rơ-ki cũng nói như vậy: “Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao”.

Xem thêm:  Em hãy viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Thử hỏi nếu không có kiến thức thì con người sè sống ra sao đây? Nếu không có kiến thức thì làm sao con người có thể tồn tại và phát triển như ngày nay? Tất cả đều nhờ những tìm kiếm, sáng chế, phát minh… của con người qua hàng nghìn năm lịch sử, và những điều đó đều được ghi lại trong sách. Nếu không có sách thì kiến thức của con người sẽ mai một đi, không còn nữa. Sách quý giá biết bao khi nó đã tích lũy trong đó nguồn kiến thức của nhân loại. Nguồn kiến thức đó sẽ giúp cho ta sống tốt hơn, chỉ cho ta cách sống đẹp hơn, văn minh hơn, nhân ái hơn. Đó mới là con đường sống của ta nhờ sách mà có được. Sách trở thành cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống, cung cấp cho ta những kiến thức khoa học và bổ ích để nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người, tạo ra vãn minh và công băng xã hội. Đó chính là con dường sống mà sách đã mang lại cho ta, như M. Go-rơ-ki đã nói rất sâu sắc và thấm thìa: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

Xem thêm:  Tài nguyên quý báu của người nghèo là bộ óc

Sách quý giá biết bao và cần thiết cho con người biết mấy! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết, chân thành của nhà đại văn hào Nga đã một đời gắn bó với sách. Và phải biết yêu quý sách như nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn từng tâm niệm:

Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho.

ĐỌC THÊM

TÁC DỤNG CỦA SÁCH

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau. Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, nhừng khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có môi quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nồi khổ của mỗi người và phải làm gì để sông cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Vanmau.edu.vn

Chủ đề: bac hochỉ có kiến thức mới là con đường sốngcon đườngcon ngườicụ giàcuộc sốngdi mot ngay dang hoc mot sang khondoc sachđêm giao thừaĐi một ngày đàngem beGo-rơ-kihanh phucHãy yêu sáchhọc một sàng khônhọc tậpkhát vọnglão hạcLê-ninlong nhan ainam caonó là nguồn kiến thứcquyển sáchsong deptrong long meước mơước mơ khát vọngvan hocvăn minhviệc học

Video liên quan

Chủ Đề