Vì sao khu vực Đông Nam á có vị trí địa lý rất quan trọng Lớp 6

Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý rất quan trọng. Vậy vì sao khu vực đông nam á có vị trí địa lý rất quan trọng là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm.

Giới thiệu Đông Nam Á

Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Đông Nam Á là khu vực rộng lớn với diện tích 4.500.000 km2 , chiếm 10,5% của châu Á hoặc 3% tổng diện tích đất của trái đất. Đông Nam Á cũng bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

Đông Nam Á bao gồm 11 nước , các quốc gia khu vực đông nam á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonexia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei. Châu Á được biết đến là châu lục đông dân nhất thế giới. Quy mô dân số châu Á rất lớn so với các khu vực còn lại trên thế giới. Dân số hiện nay ở châu Á có khoảng hơn 4,6 tỷ người đang sinh sống ở các nước châu Á, chiếm khoảng 59,49% dân số thế giới. Dân số khu vực luôn đông nhất thế giới và luôn chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (năm 2002 dân số châu Á chiếm 61% dân số thế giới). Năm 2017 dân số châu Á là 647.172.508 người  – đây là khu vực địa lý đông dân thứ ba trên thế giới sau Nam Á và Đông Á. Mật độ dân số: 149 người / km2. Dân cư châu Á cũng thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, trong đó phần lớn thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it (Đông Á, Bắc Á, Đông Nam Á), Ơ-rô-pê-ô-it (Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á), ngoài ra một bộ phận nhỏ thuộc Ô-xtra-lô-it (Đông Nam Á).

Đông Nam Á là một khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

Vì sao khu vực Đông Nam á có vị trí địa lý rất quan trọng Lớp 6

Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì sao khu vực đông nam á có vị trí địa lý rất quan trọng bởi một số nguyên nhân như sau:

+ Đông Nam Á có phía bắc giáp Đông Á, phía tây giáp Nam Á và vịnh Bengal, phía đông giáp Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía nam giáp Australia và Ấn Độ Dương. Ngoài Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh và hai trong số 26 đảo san hô của Maldives ở Nam Á, Đông Nam Á là tiểu vùng duy nhất khác của châu Á nằm một phần trong Nam Bán cầu. Phần lớn tiểu vùng này vẫn ở Bắc bán cầu. Đông Timor và phần phía nam của Indonesia là những phần duy nhất nằm ở phía nam của xích đạo.

+ Vị trí địa lý của Đông Nam Á nằm ở “ngã tư đường” giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malacca chính là “yết hầu” của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Eo biển Malacca nằm ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, tổng chiều dài chừng 1.080 km, chỗ hẹp nhất chỉ có 3,7 km, đủ lưu thông tàu thủy tải trọng 250.000 tấn, các nước bờ tây Thái Bình Dương phần nhiều đi qua tuyến hàng hải này hướng tới Nam Á, Tây Á, bờ biển phía đông châu Phi và các nước đi sát bờ biển ở châu Âu. Các nước ven bờ eo biển Malacca có Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó Singapore ở vào chỗ hẹp nhất của eo biển Malacca, là vị trí giao thông đặc biệt trọng yếu.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vì sao khu vực đông nam á có vị trí địa lý rất quan trọng? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Luật Hoàng Phi trân trọng được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?” cùng với những kiến thức mở rộng về Địa lí 11 là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

A. Nằm giáp Trung Quốc.

B. Nằm giáp Ấn Độ.

C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.

D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Trả lời:

Đáp án: D.Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng vìnằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Giải thích:Khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lý rất quan trọng vì: Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Kiến thức tham khảo về khu vực Đông Nam Á.

1. Sơ lược về Đông Nam Á

- Khu vực Đông Nam Á gồm hai khu vực chính là phần lục địa được gọi là Indo-China (Đông Dương) và phần hải đảo gọi là thế giới Mã Lai. Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nan Yo, người Ấn Độ gọi là Suvarnabhum, là khu vực giữ vai trò biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.

-Khu vực này nằm gần giao điểm của các mảng địa chất, với cả các hoạt động địa chấn và núi lửa mạnh mẽ. Mảng Sunda là mảng địa chất chính của khu vực, bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam và bắc Luzon của Philippines. Các dãy núi ở Myanmar, Thái Lan và bán đảo Malaysia là một phần của vành đai Alpide, trong khi các đảo của Philippines là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Cả hai vành đai địa chấn đều gặp nhau ở Indonesia, khiến khu vực này có khả năng xảy ra động đất và phun trào núi lửa tương đối cao.

-Nhưng kể Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm Đông Nam Á xuất hiện, chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị trên bản đồ thế giới. Một đặc điểm tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa khu vực ĐôngNam Álà tính thống nhất trong đa dạng.

-Mặc dù trong văn hóa của các nước Đông Nam Á ngày nay có những điểm tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ song các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng trước khi tiếp xúc với các văn hóa khác, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển với những đặc trưng của khu vực.

2. Đông Nam Á gồm những nước nào?

-11 nước khu vực Đông Nam Á hiện nay được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm các nước Đông Nam Đại Lục (hay còn được gọi là các nước Đông Dương) bao gồm các nước là: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và phía Tây Malaysia.

+ Nhóm các nước Đông Nam Á biển (hay còn được gọi là các nước Đông Ấn) bao gồm: Đông Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Đông Timor.

3. Đặc điểm tự nhiên

a) Đông Nam Á lục địa

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.

+Kiểu khí hậu ở của Đông Nam Á lục địa là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Tại đây rất giàu tài nguyên khoáng sản như quặng thiếc, đồng, khí đốt, than đá, kẽm, dầu mỏ

b) Đông Nam Á biển đảo

- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.

- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...

-Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.