Vì sao gọi là vũ nhôm

Bộ Công An Việt Nam sẽ điều tra làm rõ vì sao ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”, có đến ba hộ chiếu như phía Singapore loan báo và ai là người “giúp sức” cho ông.

Hôm 5/1 báo Dân trí trích lời ông Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao Tối cao cho rằng, “trước mắt bị can Phan Văn Anh Vũ sẽ bị xem xét về việc có tới 3 hộ chiếu như phía Singapore đề cập.”

Ông Biểu nói thêm rằng phía Singapore phát hiện bị can Phan Văn Anh Vũ mang hộ chiếu giả nên theo nguyên tắc đã trục xuất, trả về nơi xuất cảnh là Việt Nam. “Bị can Vũ đang bị truy nã nên Bộ Công an tiếp nhận trường hợp này là đúng pháp luật. Như vậy có thể thấy bị can Vũ đã sử dụng 2 hộ chiếu và sẽ bị xem xét về việc này theo quy định của pháp luật.”

Tới đây Bộ Công an sẽ điều tra làm rõ bị can Vũ đã sử dụng hộ chiếu như thế nào, ai là người giúp sức nếu có việc làm giả hộ chiếu?”

Ông Dương Thanh Biểu nói: “Tới đây Bộ Công an sẽ điều tra làm rõ bị can Vũ đã sử dụng hộ chiếu như thế nào, ai là người giúp sức nếu có việc làm giả hộ chiếu?”

Hãng tin AFP trích lời Bộ Nội vụ Singapore cuối ngày 4/1 nói ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt giữ khi dùng hộ chiếu mang tên giả, trong khi còn mang 2 hộ chiếu khác, trong đó có 1 hộ chiếu mang tên thật.

Báo Pháp Luật cho biết hộ chiếu nước ngoài của ông Vũ do đảo quốc Antigua và Barbuda, ở phía đông biển Caribe, cấp. Tờ báo này còn đăng hình tấm hộ chiếu của ông Vũ, trong đó ngày cấp là 1/9/2017, hơn ba tháng trước khi ông bị chính quyền Việt Nam ra lệnh truy nã.

Hôm 4/1 VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Cơ quan Di trú Antigua và Barbuda để xác nhận thông tin về hộ chiếu của ông Vũ nhưng chưa được hồi đáp.

Antigua và Baburda là đảo quốc có dân số chỉ hơn 100 ngàn người thuộc quần đảo Leeward, nằm ở vùng biển Caribe, Trung Mỹ.

Truyền thông trong nước dẫn lời Bộ Nội Vụ Singapore rằng ông Phan Văn Anh Vũ từng ra vào Singapore bằng hai hộ chiếu Việt Nam khác nhau; trong đó có một hộ chiếu không đúng nhận dạng.

Ông Phan Văn Anh Vũ

Trên chuyến bay về Việt Nam, báo Giao Thông nói ông Vũ “nhôm” vẫn được phục vụ như một hành khách bình thường. “Việc ăn uống của Vũ “nhôm” không khó khăn do bị can bị truy nã này không bị còng tay mà bị còng chân.”

Vào chiều qua 4/1, Bộ Công an Việt Nam chính thức thông báo đã tiếp nhận, bắt giam ông Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo lệnh khởi tố về hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước," mà hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

Sáng 4-1, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xử Phan Văn Anh Vũ [tức Vũ “nhôm”] cùng 20 bị cáo trong vụ án thâu tóm đất vàng và công sản trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Sau hai ngày cách ly, Vũ “nhôm” được cảnh sát dẫn giải tới khu vực bục khai báo để tham gia xét hỏi.

Phủ nhận quen biết lãnh đạo Đà Nẵng

Trả lời về quan hệ với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Vũ nói không có quan hệ gì, chỉ biết tên tuổi mà thôi.

Về việc quyết định mua các nhà đất công sản, bị cáo khai tùy từng dự án, nếu với danh nghĩa cá nhân thì tự mình quyết định, còn với các dự án tại công ty có vốn góp thì đưa ra bàn bạc với tất cả thành viên trong công ty, trong đó bị cáo là người quyết định vì có cổ phần nhiều nhất. 


Bị cáo Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: TTXVN

“Bị cáo có chỉ đạo các bị cáo khác trong việc làm đơn từ để được nhận chuyển nhượng?” – chủ tọa hỏi.

Theo Vũ, nói chỉ đạo thì không đúng, còn tùy thuộc vào ai là người đại diện pháp luật thì người đó ký. Việc ký này là phân công chứ không phải chỉ đạo, trước đó phải đưa ra bàn bạc với nhau.

Cựu thượng tá tình báo Bộ Công an khẳng định việc nhận chuyển nhượng 7 dự án bất động sản hoàn toàn đúng, không có gì sai.

Đáng chú ý, Vũ nói ngày hôm qua khi nghe cáo trạng của VKS đã gửi đơn đề nghị tới HĐXX, bày tỏ sự hoàn toàn không đồng ý với bản cáo trạng đó. Tất cả số lượng nhà đất công sản mà bị cáo hoặc các công ty của bị cáo nhận chuyển nhượng là đúng.

Chủ tọa tiếp tục hỏi trong việc nhận chuyển nhượng các dự án, ai là người đi quan hệ với cách cấp lãnh đạo TP và sở, ban ngành? 

Vũ trả lời để mua các dự án này, với tư cách cá nhân thì cá nhân ký, với pháp nhân thì công ty có tờ trình gửi UBND TP, việc giải quyết hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP. Tất cả đều qua văn thư.

Vũ cũng thừa nhận có gọi điện cho các bị cáo Trần Phi, Phan Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Lộc và đặt vấn đề nếu không sử dụng nhà đất công sản thì bán lại cho mình. 

Được hỏi lý do vì sao lại biết những bị cáo này có nhà đất công sản để mà đặt vấn đề, Vũ nói điều này rất đơn giản, vì mọi thứ đều là công khai, không phải tài liệu mật, bất cứ người dân nào cũng biết.

Vũ tiếp tục phản đối cáo trạng quy kết mình vì cho rằng việc mua bán thì phải thỏa thuận, bàn bạc, hoàn toàn không trái quy định pháp luật.

Đặc biệt, chủ tọa cho hay một số bị cáo là cựu cán bộ TP Đà Nẵng có khai Vũ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo TP và được những lãnh đạo này chỉ đạo tạo điều kiện chuyển nhượng cho Vũ.

Về vấn đề này, Vũ nói đã từng được CQĐT và VKS hỏi. Những bị cáo kia khai gì thì khai, nhưng phải có chứng cứ, bị cáo không hiểu tại sao họ lại khai vậy. Bởi, lời khai tại tòa hôm nay của bị cáo là trung thực nhất, bị cáo hoàn toàn không có quan hệ gì với các lãnh đạo TP mà chỉ biết tên.

Vũ "nhôm" nói sẽ... khởi kiện nếu bị tuyên có tội

Tiếp đó, chủ tọa dẫn lại lời khai của Huỳnh Tấn Lộc về việc được lãnh đạo TP gọi điện đề nghị bán nhà cho Vũ. Vũ cho rằng HĐXX nên làm rõ tình tiết này giữa Lộc và các lãnh đạo TP, thực tế bị cáo có gọi điện cho Lộc và nhiều người khác nữa, còn không thể biết lãnh đạo TP có gọi cho Lộc hay không.

“Nếu bị cáo không có những việc làm đó thì các lãnh đạo, cán bộ TP có vi phạm về các tội danh như cáo trạng cáo buộc?” – chủ tọa đặt vấn đề.

Vũ khi có rất nhiều nguời mua giống như bị cáo, chứ không chỉ riêng mình. Thời điểm đó, bị cáo không thể nhận thức được các quyết định của lãnh đạo TP Đà Nẵng là đúng hay sai, với một người kinh doanh bất động sản, bị cáo thấy bán thì mua.

“Bị cáo có biết Luật đất đai quy định việc mua bán phải qua đấu giá?” – chủ tọa truy vấn sau câu trả lời của Vũ.

Đáp lời, Vũ nói Luật đất đai rất phức tạp, bản thân bị cáo thấy bên bán đã có chủ trương bán, giá cả hợp lý thì mua, còn việc bán sai thì bên bán phải chịu trách nhiệm.

“Nếu phiên này bị cáo có tội, bị cáo sẽ nhờ HĐXX hoặc làm đơn gửi HĐXX khởi kiện các công ty bán nhà đất cho bị cáo, để hôm nay bị cáo phải rơi vào vòng lao lý.

Bị cáo đọc cáo trạng thì thấy mình giống như tội đồ, mọi tội lỗi, quy kết đều đổ cho bị cáo. Bị cáo chỉ là người đi mua chứ đâu làm gì nên tội, anh bán thì phải chịu trách nhiệm về tài sản của anh, bị cáo mua của công ty nhà nước chứ đâu phải công ty đầu đường xó chợ….” – Vũ nói và bị HĐXX cắt ngang.

Đặc biệt, chủ tọa cho biết Vũ có đơn đề nghị gửi HĐXX về bốn vấn đề. Trong đó, Vũ cho biết rất bức xúc về việc CQĐT tạm giữ nhiều đồ dùng cá nhân không liên quan đến vụ án, đến nay cũng không nằm trong cáo trạng, đã làm đơn nhưng chưa được trả lại. Trong đó có 29.000 USD Singapore, 1 đồng hồ Rolex, 3 chiếc điện thoại, máy tính xách tay…

Ngoài ra, Vũ đề nghị mọi người cũng như VKS không gọi mình là Vũ “nhôm”. Vũ nói: "Cha mẹ đặt tên bị cáo là Phan Văn Anh Vũ chứ không có tên Vũ “nhôm”. Tên này chỉ là báo chí đưa".

HĐXX sau đó đề nghị báo chí thực hiện quyền báo chí theo đúng quy định, tôn trọng quyền cá nhân của bị cáo…

Sáng nay, 9.5, phiên xét xử phúc thẩm các bị cáo trong vụ án thâu tóm đất vàng ở Đà Nẵng tiếp tục với phần bào chữa của các bị cáo.

Mở đầu phần bào chữa của mình, bị cáo Phan Văn Anh Vũ [còn gọi là Vũ “nhôm”], cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng 79, Công ty CP Bắc Nam 79, cho rằng đã bị oan: “Hôm nay là 910 ngày tôi bị giam cầm oan ức do các cơ quan tố tụng khởi tố, điều tra vi phạm tố tụng, đã đem tôi ra xét xử, tuyên hết bản án này đến bản án khác. Tuyên 4 bản án lên đến 65 năm tù mà không bản án nào đưa ra được chứng cứ buộc tội tôi”.

Đối với bản án án đang được xem xét, bị cáo Vũ cho rằng, đã có nguyên nhân sai phạm đầu tiên đến từ cơ quan điều tra, do đó tòa cần phải triệu tập lãnh đạo cơ quan này đến để làm rõ.

Đáng chú ý, Vũ “nhôm” cho rằng bản thân bị tòa sơ thẩm tuyên 25 năm tù về các tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai, là nặng nhất so với 21 bị cáo trong vụ án.

Đồng thời, bị cáo Vũ cũng bày tỏ sự băn khoăn việc bị cáo khác trong vụ án  bị xử nhẹ: "Tại sao ông Cán chỉ nói một câu tôi không thuộc phe cánh ông Nguyễn Bá Thanh lại được tuyên vô tội?”. Trình bày này của bị cáo Vũ lập tức bị Chủ tọa Ngô Anh Dũng ngắt: “Không phải vô tội mà là ông Cán có đủ điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự”.

Bị cáo Vũ cho rằng doanh nghiệp do mình làm chủ không có vốn của nhà nước góp vào, cũng không có thẩm quyền giao đất quy hoạch đất. Chủ trương bán nhà đất công sản đã có từ trước rồi chứ không phải đến thời ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến [các cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - phóng viên] mới có.

\n

"Thành phố bán, thấy hợp lý thì tôi mua. Sai thì phải do bên bán chứ không phải bên mua là tôi. Tôi bị cáo buộc giữ vai trò quan trọng trong vụ án, biết mình không thuộc diện mua nhà công sản mà vẫn mua và nhờ nhiều người đứng tên mua nhà công sản để hưởng lợi đặc biệt lớn... Thực sự tôi thấy bản án này là kinh hoàng”, bị cáo Vũ nói và cho rằng hành vi của bị cáo chỉ trái pháp luật khi các giao dịch trái pháp luật.

“Nếu nói tôi lợi dụng mối quan hệ với các cấp lãnh đạo để xin mua đất thì đề nghị HĐXX phải chỉ rõ xem lãnh đạo đó là ai, tôi lợi dụng như thế nào. Các bị cáo khác cũng đều khai làm vì công việc, không hưởng lợi cá nhân. Nếu nói tôi lợi dụng các mối quan hệ để nắm thông tin chuyển nhượng nhà công sản thi có lẽ HĐXX đã sai khi không tìm hiểu về quy hoạch bất động sản thời đó. Đà Nẵng đã đăng tải thông tin công khai nên ai cũng có thể biết được điều đó chứ không riêng gì tôi”, bị cáo Vũ biện giải.

Trước tòa, bị cáo Vũ “nhôm” cũng cho rằng bản thân chỉ là một doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh bất động sản, có quan hệ với lãnh đạo là điều bình thường và quan hệ này là đặc biệt trong sáng. “Một doanh nhân như tôi mà nói không có quan hệ thì khác nào không phải. Tôi khẳng định không chỉ có mối quan hệ quen biết mà tôi còn kính trọng các lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ”, Vũ nói.

Trong phần nêu quan điểm trước đó, đại diện Viện KSND đã đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo của Phan Văn Anh Vũ. Viện KSND cấp cao cho rằng, đủ căn cứ xác định bị cáo Vũ cùng bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng, và các bị cáo khác có sự thống nhất về hành vi trái pháp luật.

Cụ thể, doanh nghiệp của Phan Văn Anh Vũ không thuộc diện được mua nhà, đất công sản nhưng bị cáo này đã lợi dụng các mối quan hệ với bị cáo Minh, nhờ các công ty nhà nước đứng tên giúp. Sau khi thâu tóm, bằng nhiều cách, bị cáo Vũ đã chuyển nhượng trái pháp luật các tài sản này sang tên mình. Hành vi của bị cáo Vũ được sự tiếp tay của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong thời gian dài…

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề