Ví dụ về rủi ro có thể đa dạng hóa

Khái niệm đa dạng hóa đầu tư với một nhà đầu tư chuyên nghiệp không còn là điều xa lạ nữa tuy nhiên với một nhà đầu tư không chuyên hay mới đầu tư thì đây là một câu hỏi đáng để suy ngẫm, tại sao không nên tập trung vào 1 kênh đầu tư để mang lại hiệu quả tối ưu mà lại cần phải đa dạng hóa các kênh đầu tư. Đọc thêm bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trang bị cho mình khi đi đầu tư.

Khái niệm về Đa dạng hóa đầu tư

Đa dạng hoá đầu tư là giải pháp mà nhà đầu tư phân bổ tiền vốn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hóa trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một giỏ”.

Thông thường những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao thì có rủi ro cao và ngược lại những khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp thì rủi ro thấp. Nhà đầu tư có thể giảm được rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều nơi khác nhau hay vào nhiều dự án khác nhau.

Sự cần thiết phải đa dạng hóa đầu tư

Hoạt động đầu tư dù diễn ra dưới hình thức nào cũng gắn với nhiều loại rủi ro khác nhau. Trong khi đó, mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi ích, vì thế, việc tìm kiếm các biện pháp để tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi ích trở thành một nhu cầu thiết thực.

Nếu trứng của bạn để trong một giỏ và giỏ rơi xuống đất, bạn sẽ chỉ còn trứng vỡ. Đa dạng hóa gần giống như là một dạng bảo hiểm, phòng khi cả giỏ bị rơi. Chẳng hạn nếu bạn chỉ đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, nếu công ty đó hoạt động không hiệu quả và cổ phiếu bị hủy niêm yết thì bạn sẽ bị thua lỗ hết.

Do vậy, một trong các biện pháp tối thiểu hóa rủi ro đối với nhà đầu tư là đa dạng hóa đầu tư, vì việc mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, lĩnh vực không có nhiều liên kết với nhau, bạn có thể kiềm chế được biến động giá cả với danh mục của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp tất cả các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ. Do đó, đa dạng hóa sẽ đảm bảo sự hoạt động ổn định hơn, ít rủi ro hơn cho các nhà đầu tư.

Làm thế nào để đa dạng hoá?

Đa dạng hóa đầu tư có nhiều cách và việc cần làm trước khi quyết định phân bổ các khoản tiền vốn, bạn cần tìm hiểu loại hình phù hợp với khả năng tài chính và cơ hội có lợi nhuận cao. 

Đa dạng hóa với một loại tài sản: khi chúng ta đầu tư vào trái phiếu thì bạn có thể mua nhiều loại trái phiếu như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu kho bạc với các kỳ hạn ngắn – dài khác nhau.

Đa dạng hóa với nhiều loại tài sản: Bạn có thể đầu tư vào nhiều loại tài sản bao gồm quỹ mở, cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, hàng hóa…

Đa dạng hóa ngành nghề: Cùng là đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu nhưng nếu bạn đầu tư vào các ngành nghề khác nhau cũng giúp hạn chế rủi ro.

Đa dạng hóa theo vốn hóa thị trường: Phân bổ danh mục đầu tư vào các cổ phiếu của công ty có quy mô khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Quỹ mở: Cách dễ nhất để đa dạng hóa

Nếu bạn không có đủ mạnh về tài chính để đầu tư vào nhiều cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác cùng một lúc. Hơn nữa, bạn cũng không có nhiều thời gian và kiến thức tài chính chuyên sâu để phân tích và theo dõi thị trường thường xuyên. Trong trường hợp này, đầu tư với các quỹ mở là lựa chọn tối ưu nhất. Đầu tư vào quỹ mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Thay vì bạn tự đầu tư chứng khoán trực tiếp thì bạn bỏ tiền vào quỹ mở. Quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào cổ phiếu, trái phiếu. Nếu đầu tư vào các công ty thì bạn sẽ nhận được cổ phiếu, còn đầu tư vào quỹ mở thì sẽ nhận được chứng chỉ quỹ. Nếu quỹ đầu tư thành công thì giá trị tài sản của quỹ tăng lên tức là giá trị chứng chỉ quỹ tăng lên và đem lại lợi nhuận cho bạn.

Lưu ý:

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi NĐT. Nếu khả năng tài chính hạn chế, NĐT chỉ nên tập trung vào một vài loại chứng khoán để giúp vòng quay của đồng vốn linh hoạt hơn.

- Cho dù danh mục đầu tư được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ nguy cơ rủi ro bằng không. NĐT có thể giảm thiểu rủi ro gắn liền với các chứng khoán đơn lẻ [rủi ro không có tính hệ thống], thế nhưng luôn có rủi ro thuộc về bản chất của thị trường [rủi ro hệ thống]. Rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các chứng khoán và sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được chúng.

- Nhiều NĐT có quan điểm sai lầm rằng, rủi ro tỷ lệ nghịch với số lượng cổ phiếu thêm vào danh mục đầu tư, trong khi trên thực tế điều này không hề đúng. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy, NĐT chỉ có thể giảm rủi ro đến một điểm nhất định mà tại đó, việc đa dạng hoá hơn nữa không đem lại lợi ích gì.

Đa dạng hoá đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn xoá bỏ được hết rủi ro, nhưng có thể giảm bớt mức độ rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”. Bạn cần nắm rõ các phương pháp đầu tư đa dạng hóa. Có như vậy, hoạt động đầu tư mới trở nên thuận lợi và an toàn ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất.

Kết luận

Bạn cần luôn nhớ rằng cho dù danh mục đầu tư có được đa dạng hóa đến đâu chăng nữa thì không bao giờ nguy cơ rủi ro là không. Bạn có thể giảm thiểu được những rủi ro gắn liền với các cổ phiếu đơn lẻ [ rủi ro phi hệ thống], thế nhưng luôn có những rủi ro thuộc về bản chất của thị trường rủi ro hệ thống]. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các cổ phiếu và sự đa dạng dù ở mức độ nào cũng không thể ngăn chặn được chúng

Đa dạng hóa có thể giúp một nhà đầu tư quản lý rủi ro và giảm sự biến động của giá trị tài sản. Tuy nhiên, dù danh mục đầu tư của bạn đa dạng như thế nào, rủi ro không bao giờ có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Đa dạng hóa là một phương pháp giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách phân bổ các khoản đầu tư lên các công cụ tài chính, các ngành và các danh mục khác. Điều này nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau mà mỗi lĩnh vực sẽ phản ứng khác nhau với cùng một biến động kinh tế.

Hầu hết các chuyên gia đầu tư cho rằng, mặc dù không đảm bảo chống lại việc thua lỗ, nhưng đa dạng hóa là phương pháp hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và giảm thiểu rủi ro. Ở đây, chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao điều này lại đúng và cách thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn.

Cách thức hoạt động của các lựa chọn đầu tư

Cổ phiếu tăng trưởng tốt khi nền kinh tế tăng trưởng. Các nhà đầu tư luôn muốn đạt được lợi nhuận cao nhất, vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn khi kỳ vọng về tương lai.

Trái phiếu và các chứng khoán có thu nhập cố định khác hoạt động tốt khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến việc bảo vệ số tiền nắm giữ của họ trong thời kỳ suy thoái. Họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn để giảm rủi ro.

Giá cả của hàng hóa thay đổi theo cung và cầu. Ví dụ, giá lúa gạo sẽ tăng nếu có hạn hán làm hạn chế nguồn cung. Giá dầu sẽ giảm nếu có thêm nguồn cung. Do đó, hàng hóa không tuân theo các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh chặt chẽ như cổ phiếu và trái phiếu. 

Các loại rủi ro khác nhau của đầu tư đa dạng

Các nhà đầu tư phải đối mặt với 2 loại rủi ro chính khi đầu tư. Đầu tiên là các rủi ro không thể xác định được, còn được gọi là rủi ro hệ thống hoặc thị trường. Loại rủi ro này hầu hết các công ty đều gặp phải. Các nguyên nhân phổ biến của việc này bao gồm tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái, bất ổn chính trị,... Loại rủi ro này không dành riêng cho một công ty hoặc một ngành cụ thể nào. Bên cạnh đó, nó không thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu thông qua đa dạng hóa — tức là rủi ro mà các nhà đầu tư phải chấp nhận.

Loại rủi ro thứ hai có thể giảm thiểu nhờ đa dạng hóa đầu tư. Rủi ro này còn được gọi là rủi ro phi hệ thống và đặc trưng cho một công ty, ngành, thị trường, nền kinh tế hoặc quốc gia. Những loại rủi ro phi hệ thống phổ biến nhất là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Do đó, mục đích của việc này là đầu tư vào các tài sản khác nhau để chúng không bị ảnh hưởng tương tự nhau bởi các biến động thị trường.

Tại sao bạn nên đầu tư đa dạng?

Ví dụ, bạn có một danh mục đầu tư chỉ gồm các cổ phiếu một hãng hàng không. Nếu có thông báo rằng các phi công của hãng hàng không sẽ đình công vô thời hạn và tất cả các chuyến bay bị hủy, giá cổ phiếu của cổ phiếu hãng hàng không này sẽ giảm xuống. Điều đó có nghĩa là danh mục đầu tư của bạn sẽ bị sụt giảm giá trị đáng kể.

Tuy nhiên, nếu bạn cân bằng cổ phiếu ngành hàng không với một vài cổ phiếu khác, thì chỉ một phần danh mục đầu tư của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên đa dạng hóa trên diện rộng, không chỉ các loại hình công ty khác nhau mà còn các loại hình công nghiệp khác nhau. Cổ phiếu của bạn càng không chịu tác động tương quan lẫn nhau thì càng tốt.

Điều quan trọng là phải đa dạng hóa giữa các loại tài sản khác nhau. Các tài sản khác nhau như trái phiếu và cổ phiếu sẽ không phản ứng tương tự đối với một sự kiện kinh tế bất lợi. Sự kết hợp của các loại tài sản sẽ làm giảm độ nhạy cảm của danh mục đầu tư đối với các biến động thị trường. Nhìn chung, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu di chuyển theo các hướng ngược nhau, vì vậy nếu danh mục đầu tư của bạn đa dạng trên cả hai lĩnh vực, những tác động tiêu cực ở mục này sẽ được bù đắp bởi kết quả tích cực ở mục khác.

Đa dạng hóa cũng có nghĩa là bạn nên tìm kiếm các cơ hội đầu tư ngay cả bên ngoài địa phương của mình. Ví dụ, sự biến động ở nơi này có thể không ảnh hưởng đến cổ phiếu và trái phiếu ở nơi khác, vì vậy đầu tư vào các khu vực khác nhau có thể giảm thiểu và bù đắp rủi ro khi đầu tư tại địa phương.

Các vấn đề với đầu tư đa dạng

Mặc dù có nhiều lợi ích, việc đa dạng hóa cũng có thể phát sinh một số bất lợi như:

  • Có sự phức tạp khi quản lý một danh mục đầu tư đa dạng, đặc biệt nếu bạn có nhiều khoản đầu tư và nắm giữ nhiều cổ phiếu, trái phiếu. 
  • Rủi ro tiềm ẩn ở nhiều danh mục đầu tư có thể gây nên những rủi ro cùng một lúc về mặt lợi nhuận.

Ngoài ra, các loại hình đa dạng hóa và nhiều danh mục đầu tư tổng hợp đã được tạo ra để phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, những lựa chọn này có thể rất phức tạp và không phù hợp với nhà đầu tư mới bắt đầu hoặc quy mô nhỏ. Đối với những người có ít kinh nghiệm đầu tư và không có sự hỗ trợ tài chính để tham gia vào các hoạt động phòng ngừa rủi ro, trái phiếu là cách phổ biến nhất để đa dạng hóa, tốt hơn so với thị trường chứng khoán.

Video liên quan

Chủ Đề