Ví dụ về nhà quản trị cấp trung

      Trong tổ chức, các nhà quản lý chủ yếu được phân loại theo ba tiêu chí: theo cấp quản lý, theo phạm vi của hoạt động quản lý và theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức. Các nhà quản lý làm việc ở các tổ chức khác nhau có thể cũng có tên gọi khác nhau.


Theo cấp quản lý


     Theo cấp quản lý, các nhà quản lý được chia làm ba loại: nhà quản lý cấp cao, nhà quản lý cấp trung và nhà quản lý cấp cơ sở.


     Nhà quản lý cấp cao là những người chịu trách nhiệm đối với sự thực hiện của toàn tổ chức hay một phân hệ lớn của tổ chức.Các chức vụ quản lý cấp cao trong cơ quan bộ có thể kể đến bộ trưởng và các thứ trưởng. Trong một trường đại học, các nhà quản lý cấp cao là hiệu trường và các phó hiệu trưởng. Trong một doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao là tổng giám đốc [giám đốc] và các phó tổng giám đốc [phó giám đốc]. Họ có nhiệm vụ phải quan tâm đặc biệt đến môi trường bên ngoài, chú ý đến các cơ hội và vấn đề tiềm năng, phát triển các cách thức hợp lý để tận dụng các cơ hội và giải quyết các vấn đề đó. Các nhà quản lý cấp cao tạo ra và truyền thông tầm nhìn chiến lược, đảm bảo các chiến lược tương thích với mục đích của hệ thống mà họ chịu trách nhiệm quản lý. Các nhà quản lý cấp cao phải là những người có tư duy chiến lược, có năng lực ra quyết định trong điều kiện cạnh tranh và không chắc chắn.


      Nhà quản lý cấp trung là những người chịu trách nhiệm quản lý các đơn vịvà phân hệ của to chức, được tạo nên bởi các bộ phận mang tính cơ sở. Thuật ngữ nhả quản lý cấp trung có thể bao hàm một vài cấp quản lý. Họ là người lãnh đạo của một số nhà quản lý cấp thấp hơn và phải báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao hơn. Các nhà quản lý cấp trung làm việc với các nhà quản lý cấp cao và phối hợp với các nhà quản lý đồng cấp để phát triển và triển khai các kế hoạch hành động nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.


     Nhà quản lý cấp cơ sở là người chịu trách nhiệm trước công việc của những người lao động trực tiếp.Họ không kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý khác. Ví dụ về nhà quản lý cấp cơ sở trong một trường đại học là trường bộ môn, trưởng bộ phận; trong doanh nghiệp là tổ trường, đốc công, quản đốc. Các nhà quản lý cấp cơ sở thường được gọi là các giám sát viên.


     Việc một nhà quản lý có trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống do họ quản lý đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm về sự thực hiện trước ai đó được gọi làtrách nhiệm giải trình. Một nhà quản lý cấp cơ sở chịu trách nhiệm giải trinh trước nhóm và nhà quản lý cấp trung, nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm giải trinh trước đơn vị và nhà quản lý cấp cao.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: quản lý học

Page 2

1.  Quản trị viên cao cấp [Top Managers]

Đó là các nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong một tổ chức. Họ chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức. Nhiệm vụ của các nhà quản trị cấp cao là đưa ra các quyết định chiến lược. Tổ chức thực hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức danh chính của quản trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh ví dụ như là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc v.v

2.  Quản trị viên cấp giữa hay cấp trung gian [Middle Managers]

Đó là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo [cao cấp] nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.

Các quản trị viên cấp giữa thường là các trưởng phòng ban, các phó phòng, các chánh phó quản đốc các phân xưởng v.v.

3.  Quản trị viên cấp cơ sở [First-line Managers]

Đây là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của họ là: đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng v.v.

Như đã giới thiệu về các chức năng quản trị ở phần trước, đến đây chúng ta cũng cần bàn về các cấp bậc quản trị liên quan đến việc thực thi các chức năng quản trị. Hoàn toàn rõ ràng là đi dần lên cấp cao hơn trong thứ bậc quản trị của một tổ chức thì những nhà quản trị quan tâm nhiều hơn đến việc hoạch định và giảm dần việc hướng dẫn hoặc điều khiển trực tiếp. Hình 1.4 chỉ ra rằng tất cả những nhà quản trị đều phải thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuy nhiên, số lượng thời gian mà mỗi cấp bậc quản trị khác nhau dành để thực hiện các chức năng này là không như nhau.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các cấp quản trị
  • các cấp trong quản trị
  • thu tu cap bac trong cong ty
  • cấp quản trị trong công ty
  • cấp bậc trong công an
  • cấp bậc quản trị
  • các cấp trong công ty
  • các cấp quản lý
  • các cấp bậc trong công việc
  • các cấp bậc nhà quản trị trong tổ chức
  • ,

    Quản trị học là gì? Nhà quản trị là gì? Bài viết này của Luận Văn 24 sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và các cấp bậc của nhà quản trị. Cùng khám phá ngay nào!

    Xem thêm:

    Quản trị học là khoa học nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong các tổ chức; giải thích các hiện tượng quản trị và đề xuất những lí thuyết cùng những kĩ thuật nên áp dụng để giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ. 

    Quản trị học cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản trị chức năng như quản trị sản xuất, quản trị tiếp thị, quản trị nhân sự, v.v… 

    Quản trị học cũng là khoa học liên ngành vì nó sử dụng nhiều tri thức của nhiều ngành học khác nhau như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, v.v… 

    Quản trị học là một khoa học, nhưng sự thực hành quản trị là một nghệ thuật. Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị, linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể để có thể quản trị hữu hiệu.

    2. Khái niệm nhà quản trị 

    Nhà quản trị là gì? Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. [Nguồn: Wikipedia.org]

    Chức danh nhà quản trị có thể khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa; họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…

    3. Các kỹ năng của nhà quản trị là gì?

    Kỹ năng nhận thức 

    Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. 

    Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng tư duy một cách chiến lược – có tầm nhìn dài hạn và bao quát, xử lí thông tin, hoạch định, hiểu rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức độ đối phó được.

    Kỹ năng này cần thiết cho nhà quản trị, nhưng đặc biệt quan trọng cho quản trị cấp cao. 

    Bạn đang mệt mỏi và căng thẳng khi phải làm các bài tiểu luận để kết thúc môn học? Bạn không có đủ thời gian để có thể hoàn thành tốt bài luận của mình? Đừng lo, hãy tham khảo Dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 24 ngay nhé. Chúng tôi sẽ giải quyết tất cả các vấn đề mà bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng.

    Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị làm việc với người khác và thông qua người khác một cách hiệu quả. 

    Kỹ năng này bao gồm khả năng động viên, tạo thuận lợi, điều phối, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết mâu thuẫn. 

    Tạo điều kiện cho cấp dưới phát biểu ý kiến mà không sợ hãi, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên và đặc biệt là phải tôn trọng và tin tưởng nhân viên, đừng làm cho nhân viên có cảm giác là họ bị quản lý. 

    Kỹ năng chuyên môn 

    Kỹ năng chuyên môn là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc cụ thể. 

    Kỹ năng này bao gồm sự tinh thông về các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị liên quan đến các chức năng cụ thể như marketing, sản xuất hoặc tài chính. Ngoài ra còn bao gồm những kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các công cụ kĩ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể.

    Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm luận văn hay gặp khó khăn trong quá trình làm bài, hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế ngành quản trị của Luận văn 24 – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    4. Các chức năng của quản trị

    Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cầ phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản trị có 4 chức năng chính như sau:

    • Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách thức để đạt được những mục tiêu đó.
    • Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.
    • Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
    • Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu.

    4. Các cấp bậc của nhà quản trị

    Để dễ dàng cho việc nghiên cứu về quản trị, người ta thường chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp:

    Nhà quản trị cấp cao 

    Nhà quản trị cấp cao là nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. 

    Chức danh của Quản trị viên cấp cao là chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc… 

    Công việc của các quản trị viên cấp cao là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và có trách nhiệm quản lý các quan hệ công chúng. 

    Quản trị viên cấp cao có nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ tổ chức.

    Nhà quản trị cấp trung gian

    Nhà quản trị cấp trung gian đứng trên quản trị cấp cơ sở và ở dưới cấp quản trị cao cấp, là người nhận các chiến lược và chính sách chung từ nhà quản trị cấp cao rồi triển khai chúng thành các mục tiêu và kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.

    Công việc của nhà quản trị cấp trung là phải tập trung các nỗ lực của họ vào việc phối hợp hoạt động của mọi người, xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ nào cần được sản xuất, và quyết định đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến người tiêu dùng như thế nào. 

    Quản trị viên cấp trung thường mang các chức danh như: Trưởng phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa v.v…quản trị viên trung cấp có chức năng thực hiện kế hoạch và chính sách của tổ chức.

    Mục tiêu chính của quản trị viên cấp trung là phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và quản lý các nhóm công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

    Tham khảo:

    Nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Một cách tổng quát, các nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. 

    Quản trị viên cấp cơ sở có thể được gọi là tổ trưởng, đốc công, trưởng bộ phận, v.v…tuỳ thuộc vào từng tổ chức và là những người giỏi về chuyên môn [cả kiến thức và kỹ năng] để chỉ dẫn và giám sát các thuộc viên trong công việc hằng ngày. 

    Dưới quyền quản trị viên cấp cơ sở là những nhân viên tác nghiệp [công nhân] thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản [hàng hoá và dịch vụ]. 

    Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 

    Mục tiêu chính của quản trị viên cấp cơ sở là đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức được cung cấp cho khách hàng từng ngày.

    Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về khái niệm nhà quản trị là gì, chức năng và các cấp bậc của nhà quản trị. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

    Nguồn: Luanvan24.com

    Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

    Video liên quan

    Chủ Đề