Ví dụ về mục tiêu dài hạn của sinh viên

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường nhưng chưa biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp. Nó là phần nội dung mà nhà tuyển dụng có thể để ý đến bạn trong CV. Vậy bạn đã biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào để gây ấn tượng chưa? vieclam123.vn sẽ cho bạn biết thêm những thông tin về cách viết mục tiêu này nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường là định hướng về tương lai của các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nó được trình bày trong CV sinh viên mới ra trường để nhà tuyển dụng biết được nguyện vọng, mong muốn của các bạn. Thông qua mục tiêu nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có phải là người phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng.

Những định hướng của sinh viên sau khi ra trường

Để viết được mục tiêu cho bản thân mình bạn phải là người hiểu rõ về bản thân, hiểu rõ về ngành học của mình thì mới có thể đưa ra mục tiêu cho mình để mà có thể phấn đấu. Bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ những điều mà mình mong muốn trong tương lai để từ đó đưa ra những mong muốn thiết thực.

2.1. Làm thế nào để viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường?

Bạn nên chia mục tiêu của mình thành 2 giai đoạn [mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và mục tiêu dài hạn] để bản thân có thể dễ dàng thực hiện. Mà bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình là người có mục tiêu cụ thể, có định hướng rõ ràng.

Chia mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch và dự định của bạn trong thời gian ngắn. Nó được trình bày với nội dung ngắn gọn, mang tính thực tế cao và nó có thể dễ dàng thực hiện bởi người viết. Mục tiêu này khi đưa ra, người viết phải thực hiện được nó trong một thời gian ngắn. Bạn phải tạo ra cho mình mục tiêu ngắn hạn thì mới có thể phát triển nền tảng đó thành mục tiêu dài hạn được.

2.1.2. Mục tiêu dài hạn

Để thiết lập được mục tiêu dài hạn, bạn phải xây dựng mục tiêu dài hạn trên cơ sở của mục tiêu ngắn hạn. Nó sẽ là những mong muốn và dự định của bạn trong công việc từ 5-10 năm sau. Nó thường là những mục tiêu mà bạn để ra với bản thân mình mang một ý nghĩa to lớn hơn mục tiêu dài hạn. Bạn phải thực hiện mục tiêu này trong một khoảng thời gian lâu hơn.

2.2. Để thiết lập được mục tiêu cần lưu ý điều gì?

2.2.1. Mục tiêu phải phù hợp với mô tả công việc

Để thiết lập mục tiêu cho bản thân mình, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu được công việc mà mình sẽ làm. Nó có những yêu cầu gì? Khi nhà tuyển dụng đưa ra bản mô tả công việc thì bạn hãy xem mình có thể đáp ứng được những tiêu chí đó không? Từ đó bạn có thể biết được những mong muốn của họ về ứng viên mà họ sắp tuyển dụng. Dựa vào đó mà bạn có thể đưa ra những mục tiêu phù hợp với vị trí trên để nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công việc. Những mục tiêu bạn đưa ra phải mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng nếu họ chọn bạn.

Mục tiêu phù hợp với công việc

Việc xác định những điểm mạnh của bản thân mình là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bạn có thể định hướng được mục tiêu cho bản thân hơn.Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên mới ra trường sẽ giúp bạn tìm được điểm mạnh của bản thân, giúp bạn dễ dàng thực hiện hóa mục tiêu của mình. Vì khi bạn đã xác định được điểm mạnh đó nó sẽ trở thành ưu điểm và giúp sức cho bạn hoàn thành mục tiêu nhanh hơn.

2.2.3. Kỹ năng của bạn phải đáp ứng cho công việc

Mỗi công việc, nghề nghiệp đều đòi hỏi những kỹ năng riêng. Bạn phải có được những kỹ năng thì mới hiện thực hóa được mục tiêu của mình. Bởi nếu không có kỹ năng cho công việc đó thì bạn sẽ không thể lên được những mục tiêu cho riêng mình. Kể cả khi bạn có xây dựng được mục tiêu thì nó cũng sẽ không có thực vì bạn không thể thực hiện được những mục tiêu đó.

Có kỹ năng để thực hiện mục tiêu

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường thì bạn nên đưa những thứ mình có thể làm vào trong mục tiêu. Vì trong mục tiêu công việc, bạn không thể không nhắc đến công việc mà mình sẽ làm. Nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch của bạn. Bạn nên đề cập đến công việc mà bạn đang ứng tuyển để đưa ra được những lợi ích mà bạn có thể làm được tại công ty. 

Hãy viết các mục tiêu đó  thật rõ ràng, không nên viết chung chung gây mơ hồ. Nếu có thể bạn hãy bày tỏ cho nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đem lại nhiều giá trị hơn thế để đóng góp cho công ty phát triển.Qua đó nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn đáp ứng được những tiêu chí của công ty vì bạn mang lại giá trị cho họ.

Xem thêm: Bật mí cách viết sở thích trong CV tiếng Anh giúp bạn tỏa sáng hơn

2.2.5. Mục tiêu phải thiết thực

Việc xác định được mục tiêu của mình sẽ rất tốt để giúp những bạn sinh viên mới ra trường có định hướng hơn trong công việc. Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên khi mới ra trường luôn nghĩ thế giới màu hồng và đưa ra những mục tiêu “vô lý”. Có thể đó là mục tiêu của bạn thật, nhưng bạn nên nhìn vào thực tế xem mục tiêu đó có thể thực hiện được không? Hay đó chỉ là những mục tiêu quá viển vông mà bạn đang đề cao về bản thân mình. Vậy nên bạn cần xác định được điều này để không bị xa rời thực tế. Những mục tiêu sát với thực tế thì bạn mới có thể hoàn thành được nó.

Đưa ra mục tiêu thực tế

Mỗi sinh viên khi mới ra trường đều sẽ có một mục tiêu riêng. Không phải tất cả các ngành nghề sẽ có một mục tiêu chung, mỗi một ngành nghề sẽ có một mục tiêu riêng biệt. Bạn nên cân nhắc nên ghi những gì vào mục tiêu của mình để có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng để họ có thể biết được một sinh viên khi mới ra trường cũng có những định hướng cụ thể.

Ví dụ 1:

Mục tiêu ngắn hạn:

“Là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế nội thất, tôi mong muốn bản thân mình có thể tận dụng được những kiến thức đã học để áp dụng được những thiết kế mà công ty yêu cầu. Hơn nữa tôi cũng mong muốn bản thân mình có thể năng cao được hiệu quả làm việc sau khi đã làm quen được với công việc tại công ty”.

Mục tiêu dài hạn: 

Trong vòng 5 năm tới tôi mong muốn mình có thể trở thành trưởng phòng thiết kế. Những thiết kế của tôi sẽ là thiết kế độc đáo tạo nên sự khác biệt cho công ty và có thể cạnh tranh với các công ty đối thủ”.

Ví dụ 2:

Mục tiêu ngắn hạn:

“Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tôi muốn mình được làm việc tại công ty để áp dụng những kiến thức đã học đó cống hiến cho công ty. Với những kinh nghiệm sau khi đi thực tập thực tế tôi có thể tự tin mình có thể làm tốt nhiệm vụ mà công ty đã giao”.

Mục tiêu dài hạn: 

Sau khi đã làm trong ngành kế toán đủ lâu và có đủ kinh nghiệm cho bản thân mình. Tôi mong muốn bản thân có thể trở thành kế toán trưởng trong vòng 4 năm tới. Bởi tôi tự tin với vốn kiến thức hiện tại của mình cùng với trải nghiệm sau 4 năm thì tôi có thể hoàn thành tốt được mục tiêu đã đề ra.”

Cân nhắc nên ghi các nội dung vào mục tiêu

Trên đây là cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì bạn nên đọc kỹ cách để thiết lập mục tiêu trên. Vì khi bạn đã nắm rõ các yếu tố tạo nên một mục tiêu hoàn chỉnh thì bạn đã có thể chinh phục được nhà tuyển dụng cho dù bạn chỉ là sinh viên mới ra trường. Đừng quên truy cập vieclam123 thường xuyên để cập nhật những tin tức tuyển dụng mới nhất nhé.

Mục tiêu dài hạn là định hướng và là động lực để mỗi chúng ta đạt được thành công. Thiết lập được một mục tiêu dài hạn rõ ràng, hiệu quả sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện bản thân và đạt được điều mình mong muốn. Vậy mục tiêu dài hạn cụ thể như thế nào? Và làm thế nào để thiết lập được mục tiêu dài hạn hiệu quả?.Mục tiêu dài hạn là gì?

Mục tiêu dài hạn là những mong muốn, dự định của bạn về công việc, sự nghiệp trong khoảng 5-10 năm tiếp theo. Bạn sẽ vạch ra cho bản thân những dự định, kế hoạch để hoàn thành và đạt được mong muốn đã đề ra. Mục tiêu dài hạn thường rõ ràng, thể hiện được thành quả lao động rõ ràng bằng kết quả đáng kể.

Một ví dụ về mục tiêu dài hạn: Bạn là một sinh viên ngành Marketing, mục tiêu của bạn là trong 8 năm sẽ trở thành trưởng bộ phận Marketing của một công ty. Đó là mục tiêu dài hạn của một sinh viên Marketing. Để thực hiện mục tiêu đó, bạn cần thực hiện nhiều mục tiêu ngắn hạn khác như thực tập chuyên ngành 3 tháng, làm nhân viên Marketing trong khoảng 3-4 năm, nỗ lực đạt được vị trí trợ lý trưởng bộ phận và làm việc trong khoảng 2-3 năm để tìm kiếm cơ hội ứng tuyển cho vị trí trưởng bộ phận Marketing.

Như vậy, mục tiêu dài hạn là thành quả của việc nỗ lực hoàn thành một chuỗi những mục tiêu ngắn hạn khác. Vì vậy, để có thể thiết lập và hoàn thành một mục tiêu dài hạn, bạn sẽ cần một tầm nhìn thực tế cùng với những tiêu chí, định hướng phù hợp. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao chúng ta cần bỏ công sức vì một mục tiêu dài hạn “xa vời” hay chưa?

2.Tại sao cần thiết lập mục tiêu dài hạn?

Mục tiêu dài hạn là một dự định lâu dài, đôi khi khiến chúng ta mệt mỏi, nhiều người sẽ không thể kiên trì theo đuổi chúng. Những lúc như vậy, bạn hãy suy nghĩ lại về lý do tại sao bạn cần thực hiện những mục tiêu dài hạn đó, đó sẽ trở thành năng lượng giúp bạn đứng lên và tiếp tục hành trình dài phía trước.

  • Mục tiêu dài hạn cho bạn một ước mơ để theo đuổi

Rất nhiều người trẻ hiện tại gặp phải tình huống mơ hồ về chính ước mơ của mình. Những mục tiêu của các bạn hầu như đều là mục tiêu ngắn hạn, đụng đâu đánh đó. Những mục tiêu dài hạn được kể ra đều là những “giấc mơ” và nhiều người thưởng chỉ nói cho vui. Chính những suy nghĩ đó khiến các bạn không có động lực để nỗ lực đạt được những điều “tưởng như không thể” và bị mất động lực sống. Những mục tiêu dài hạn nghiêm túc, rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực hơn, vì các bạn biết rằng, sự nỗ lực của mình là có ý nghĩa.

  • Mục tiêu dài hạn định hướng cho hiện tại của bạn

Cũng giống như việc mục tiêu dài hạn giúp bạn có động lực để tiến tới tương lai, chúng cũng giúp những việc làm hiện tại của bạn không vị vô ích. Thay vì việc làm mọi việc một cách tùy hứng và không theo kế hoạch, mục tiêu dài hạn sẽ giúp bạn sắp xếp lại cuộc sống của mình thành một kế hoạch. Những công việc hiện tại sẽ trở thành những mục tiêu ngắn hạn. Khi hoàn thành những mục tiêu đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu dài hạn của mình.

  • Mục tiêu dài hạn giúp bạn đi đúng phương hướng

Mục tiêu dài hạn cho bạn một cái đích để phấn đấu, điều đó giúp bạn tránh được việc lệch phương hướng. Quay lại với ví dụ về mục tiêu dài hạn của một sinh viên Marketing, nếu bạn không thiết lập mục tiêu dài hạn rõ ràng, bạn sẽ chọn nhầm con đường. Khi đó, thay vì kiên trì với công việc trong một công ty, bạn sẽ thường xuyên nhảy việc ở nhiều công ty để trau dồi kinh nghiệm ở đa lĩnh vực. Điều đó sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và có lợi thế để trở thành một chuyên viên marketing tại một Agency hơn là đạt được vị trí mong muốn ban đầu. Điều này đôi khi chỉ đơn giản là một sự linh hoạt thay đổi, tuy nhiên, nếu sự thay đổi đó không phù hợp với tố chất của bạn, điều đó sẽ khiến bạn lãng phí nhiều thờ gian một cách vô ích.

  • Mục tiêu dài hạn khẳng định những nỗ lực của bạn

Trên tất cả, mục tiêu dài hạn khẳng định được sự nỗ lực của bạn trong việc học tập và làm việc. Kết quả của mục tiêu dài hạn thường là một sự thành công khi bạn đạt được một vị trí công việc tốt hoặc một cuộc sống viên mãn. Vì vậy nên, việc thiết lập những mục tiêu dài hạn rõ ràng và hiệu quả là vô cùng cần thiết.

3.Cách thiết lập mục tiêu dài hạn hiệu quả

Mục tiêu dài hạn thực chất là một ước mơ thực tế, nhiều người đôi khi chỉ mơ mà quên mất sự thực tế trong những mục tiêu đó. Hãy nhìn nhận thực tế các điều kiện tố chất của bản thân cũng như các điều kiện khách quan. Những tố chất sẽ giúp bạn chọn được một mục tiêu phù hợp, còn điều kiện khách quan sẽ giúp bạn hình dung được con đường tốt nhất cho mình: đi nhanh hay “chậm mà chắc”. Hãy thành thật và thực tế với mục tiêu dài hạn của mình, vì đó không phải là bạn đang mơ mà là đang lên kế hoạch cho cuộc sống của mình.

Đừng chỉ nêu ra mong muốn một cách mơ hồ. Những mục tiêu như “Có công việc ổn định”, “Lương tháng chục củ”,… sẽ chẳng bao giờ giúp bạn thành công. Chúng không rõ ràng, và có quá nhiều lựa chọn để đạt được mục tiêu đó. Hãy nêu rõ vị trí công việc bạn mong muốn, xác định những cái đích cụ thể, điều đó sẽ giúp bạn định hướng đúng hơn. “Trở thành trưởng phòng kinh doanh của công ty A sau 5 năm làm việc”, những mục tiêu tương tự như vậy mới đảm bảo sự rõ ràng để bạn có thể nhắn đúng đích đến và tiến lên.

Sự đo lường ở đây chính là thời hạn hoàn thành mục tiêu dài hạn bạn đặt ra. Khi bạn cho mình một “deadline”, bạn sẽ có nhiều động lực để tập trung vào công việc hơn. Đừng để thời hạn của một mục tiêu là “vô thời hạn”, điều này sẽ khiến bạn trở nên lười biếng, sao nhãng và liên tục bỏ qua những việc cần làm.

  • Kết nối với hoạt động cụ thể

Mục tiêu dài hạn là thành quả của một loạt những mục tiêu ngắn hạn khác. Khi thực hiện những mục tiêu ngắn hạn này, đừng quên kết nối chúng với những hoạt động cụ thể. Ví dụ, khi bạn muốn nâng cao ngoại ngữ để tạo tầm ảnh hưởng cho mình trên hành trình đạt được vị trí trưởng phòng, đừng quên kết nối mục tiêu đó với những khóa học ngoại ngữ. Nước không chảy thì đá chẳng thể mòn, nếu bạn không hành động, bạn sẽ chẳng thể đạt được mục tiêu của mình.

  • Có phương án thay thế linh hoạt

Cũng như bất kỳ sự việc nào trong cuộc sống, trong 5-10 năm, không thể biết được điều gì sẽ xảy ra. Vậy nên mọi dự định của bạn nên có phương án thay thế linh hoạt. Những phương án thay thế này nên đảm bảo phục vụ mục đích ban đầu và phù hợp với cuộc sống của bạn. Quay lại ví dụ về việc học ngoại ngữ để cải thiện kỹ năng ở trên, nếu không thể đến các khóa học offline, bạn có thể thay thế bằng các khóa học online và đảm bảo kiên trì, không lơ là.

4.“Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?” – Trả lời phỏng vấn như thế nào cho thật ấn tượng?

“Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?” thực ra là một trong những câu hỏi quen thuộc trong các buổi phỏng vấn nhân viên chính thức của các công ty. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn trên rất nhiều tiêu chí và khía cạnh để đưa ra quyết định nhận bạn hay không. Dù không mang tính chuyên môn cao, nhưng câu hỏi này lại mang tính chất rất quan trọng. Vậy làm sao để trả lời tốt và để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng?

  • Khôn khéo khi “bí” câu trả lời

Khi chưa có sẵn một mục tiêu dài hạn để trả lời, hãy khôn khéo biến tấu các câu trả lời khuôn mẫu. Liên kết những thông tin về công ty với những câu trả lời quen thuộc, khi đó bạn sẽ cho thấy được sự nỗ lực tìm hiểu về công ty mà không lo mất điểm. Ví dụ, nếu công ty và công việc của bạn thiên về nghiên cứu, bạn có thể trả lời rằng mình có nền tảng nghiên cứu trong trường đại học, và sẽ tận dụng nền tảng đó, rèn luyện thêm các kỹ năng để trong 5 năm có thể nghiên cứu ra 5-10 chiến dịch/sản phẩm hiệu quả,…

  • Nhấn mạnh vào sự gắn bó lâu dài

Các nhà tuyển dụng đều có thiên hướng ưu tiên những ứng viên có dự định gắn bó với công ty. Tuy nhiên, nếu trả lời quá mơ hồ và hoa mỹ, không thực tế, bạn sẽ mất điểm ngay tại câu hỏi này. Đừng chỉ nói rằng bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty, hãy cho công ty thấy học xuất hiện trong mục tiêu dài hạn của bạn. Bạn có thể trả lời rằng: Với việc theo đuổi công việc hiện tại, tôi muốn gắn bó và đạt được một vị trí tốt tại công ty, từ đó có thể cải thiện cuộc sống gia đình, trong 5 năm có thể xây nhà cho gia đình [hoặc trở thành trụ cột gia đình],…

  • Thể hiện sự thực tế và thông minh của bạn

Một mục tiêu dài hạn thực tế, phù hợp với bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tầm nhìn và thông minh. Đừng quá “ảo tưởng” về những giấc mơ lớn, đừng nói về những mục tiêu mơ hồ, không rõ ràng, cũng đừng quá tự ti, đặt ra mục tiêu quá đơn giản. Hãy thực tế và tham vọng vừa đủ, hãy thể hiện rằng bạn hiểu rõ năng lực của bản thân và có sự nỗ lực theo đuổi thành công.

  • Thể hiện sự nhiệt huyết với những mục tiêu ngắn hạn bổ trợ

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mục tiêu nói chung của bạn. Đó là khi bạn có thể bộc lộ điểm mạnh của mình trong việc lên kế hoạch và làm việc một cách hiệu quả bằng việc nêu ra mục tiêu dài hạn cùng với đó là những mục tiêu ngắn hạn bổ trợ. Tất cả những mục tiêu đó như một bản kế hoạch vậy, chúng sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người sống có kế hoạch và định hướng, có nỗ lực và sự tự tin.

  • Sinh viên mới ra trường nên trả lời như thế nào?

Là một sinh viên mới ra trường, bạn cần khéo léo biến điểm yếu thiếu kinh nghiệm trở thành sự nỗ lực và nhiệt huyết của mình. Bạn có thể nếu mục tiêu dài hạn là trở thành trưởng nhóm dự án trong 5 năm, trong 5 năm đó, bạn sẽ nỗ lực trở thành nhân viên hợp đồng trong 1 năm và trở thành nhân viên chính thức sau 2 năm. Bên cạnh đó, bạn cần cho thấy sự nỗ lực trong việc rèn luyện bản thân bằng việc trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng với 1 vài khóa học bổ trợ ngắn. Trình bày một cách trình tự từ mục tiêu ngắn hạn đến mục tiêu dài hạn, rõ ràng và thể hiện sự tự tin, câu trả lời đó sẽ giúp nhà tuyển dụng tin tưởng hơn và những tố chất của bạn thay vì trừ nhiều điểm vì bạn thiếu sót kinh nghiệm.

Tóm lại, mục tiêu dài hạn là một kế hoạch mà bất kỳ ai cũng cần xác định cho bản thân mình. Đây không chỉ là mong muốn, mà còn là định hướng giúp bạn đạt được thành công. Khi chọn đúng con đường, bạn sẽ nhanh chóng tiến đến vạch đích thay vì liên tục bị sao nhãng và mất thời gian. JobsGO với bài viết này đã mang đến những tips nhỏ để bạn có thể dễ dàng xác định cho mình một mục tiêu dài hạn, để từ đó phấn đấu và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Video liên quan

Chủ Đề