Ví dụ về các khâu của quá trình giáo dục


Logic của QTDH là trình tự vận động hợp quy luật có hiệu quả tối ưu của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên đi từ trình độ tri thức và trình độ phát triển của học sinh khi bắt đầu nghiên cứu vấn đề đến trình độ nắm vững hoàn toàn vấn đề đó. Vậy cần phải lựa chọn và sắp xếp phối hợp theo một trình tự như thế nào để DTDH đạt hiệu quả cao và sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tối ưu.

Bạn đang xem: Các khâu của quá trình dạy học

QTDH là một quá trình diễn ra một cách có logic, tôn trọng các quy luật tâm lý nhận thức của HS, mặt khác xuất phát từ trình độ tri thức và trình độ phát triển của HS. Do đó, trong phạm vi một nội dung dạy học nhất định, QTDH có thể diễn ra theo nhiều kiểu, nhiều cấu trúc khác. Các thành phần của các kiểu là những giai đoạn kế tiếp nhau và gọi là các khâu của QTDH. QTDH gồm các khâu:

- Gây động cơ, chuẩn bị tâm lý, ý thức cho việc học tập.

- Tổ chức giải quyết các nhiệm vụ nhận thức

- Củng cố, hoàn thiện, vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

a] Gây động cơ, chuẩn bị tâm lý, ý thức cho việc học tập

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, được thực hiện bắt đầu bởi ý thức được đầy đủ nhiệm vụ hoạt động và xuất phát từ hứng thú đã có động cơ. Đối với hoạt động nhận thức cũng vậy, trước hết HS phải ý thức được nhiệm vụ nhận thức.

Mục tiêu chính của khâu này là gây mâu thuẩn, tạo hứng thú, nhu cầu và động cơ học tập ở HS nhằm lôi cuốn HS vào hoạt động học tập, kích thích tính tích cực, lòng ham muốn giải quyết vấn đề nhận thức.

b] Tổ chức giải quyết các nhiệm vụ nhận thức

Mục tiêu:

- Truyền đạt nội dung tri thức mới;

- Tổ chức nhận thức cho HS;

- Kích thích định hướng mục tiêu dạy học;

- Tổ chức cho HS tìm thấy tri thức mới.

Nội dung tri thức mới phải trình bày theo thứ tự logic, kết hợp với phương tiện dạy học trực quan cũng như các phương pháp thích hợp.

Để đạt được mục tiêu này giáo viên cần [yêu cầu]:

- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và phương tiện dạy học;

- Soạn giáo án kỹ lưỡng;

- Vận dụng nhiều phương pháp dạy học một cách hợp lí;

- Kích thích HS tích cực tiếp thu, tham gia vào quá trình tìm đến kết quả nội dung nhận

thức;

- Huy động, giải phóng các năng lực của HS.

c] Củng cố, hoàn thiện tri thức, vận dụng tri thức

Học sinh phải lưu trữ ghi nhớ những điều đã tiếp thu sao cho đầy đủ, chính xác và bền vững, khi cần lại có thể tái hiện chúng được nhanh, đầy đủ và chính xác đồng thời vận dụng nó. Muốn vậy học sinh phải được củng cố những tri thức, kỹ năng mới học thông qua sự ghi nhớ có chủ định, có kế hoạch.

Mục tiêu:

- Hệ thống hóa lại nhằm hoàn thiện tri thức

- Củng cố những điểm quan trọng

- Hình thành kỹ xảo và nâng cao năng lực nhận thức

- Vận dụng những kiến thức vừa mới tiếp thu Yêu cầu đối với giáo viên:

- Tổ chức cho học sinh luyện tập

- Hệ thống hóa

- Vận dụng tri thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan

d] Kiểmtraviệcnắmvữngtrithứcvàkỹnăng,kỹxảonghềnghiệpcủaHS

Trong QTDH, khâu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra mối liên hệ ngược ngoài và trong để điều chỉnh và tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của HS.

Mục tiêu:

- Tạo điều kiện ôn tập những gì đã học;

- Kiểm tra mức độ phát triển ở học sinh;

- Giúp học sinh tự đánh giá;

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đánh giá đúng trình độ của từng học sinh; Yêu cầu đối với giáo viên:

Tổ chức kiểm tra nhận xét chất lượng, tổ chức cho học sinh tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh.

Các khâu của QTDH vừa trình bày trên hợp lại thành một thể hoàn chỉnh tương ứng với một giai đoạn hay một chu trình vận động trong nhiều giai đoạn hay chu trình kế tiếp, liên tục. Chúng có thể lặp đi, lặp lại và xen kẽ nhau, thâm nhập vào nhau ở mỗi giai đoạn hay chu trình đó.

Trình tự các khâu trên không phải và không thể là bắt buộc một cách cứng nhắc và không nhất thiết tất cả các khâu đó đều phải thực hiện trong mỗi tiết, một phần bài dạy.

Xem thêm: Vị Thần Hủy Diệt Nào Được Yêu Thích Nhất Trong 12 Vũ Trụ Trong Dragon Ball Super

2. ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC



Động lực là sự mong muốn, sự thôi thúc, là yếu tố thúc đẩy hoạt động, làm cho hoạt động đạt mục tiêu và hiệu quả.

Cũng như mọi quá trình khác, QTDH vận động và phát triển là do nó có những yếu tố thúc đẩy hay còn gọi là động lực. Như vậy, theo cách hiểu thông thường, động lực của QTDH là những yếu tố thúc đẩy QTDH hay thúc đẩy học sinh tiến hành hoạt động nhận thức trong QTDH.

Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan đều vận động và phát triển không ngừng. Mọi sự vận động đều có nguồn gốc là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, tức là giải quyết các mâu thuẩn cơ bản của sự vật, hiện tượng. QTDH vận động và phát triển là do các mâu thuẩn bên trong và bên ngoài của nó liên tục xuất hiện và được giải quyết. Việc nhận thức được các mâu thuẩn và giải quyết được các mâu thuẩn đó ở HS sẽ tạo nên động lực cho QTDH.

Các mâu thuẫn của QTDH gồm các mâu thuẩn giữa các thành tố cấu trúc như giữa mục tiêu, yêu cầu với trình độ hiện có của HS tạo nên các nhu cầu [xuất hiện ở HS dưới ảnh hưởng của GV] tiếp thu kiến thức kỹ năng và kỹ xảo với các khả năng thực tế thỏa mãn các nhu cầu đó.

Điều kiện để mâu thuẩn trở thành động lực:

Trong QTDH, không phải cứ có mâu thuẩn nảy sinh là tự nhiên có động lực xuất hiện [hứng thú nhu cầu...] mà phải trong những điều kiện nhất định thì động lực mới được hình thành từ mâu thuẩn đó:

[1] Trước hết mâu thuẩn phải được HS chú ý được và cảm thấy có khó khăn nhất định trong nhận thức và từ đó có nhu cầu giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập đề ra.

[2] Mâu thuẩn phải vừa sức với HS, tức là nhiệm vụ học tập mới phải ở mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển gần nhất của HS mà họ có thể giải quyết được với nổ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực. Điều đó là rất quan trọng vì nếu vừa sức ở mức bình thường không có nỗ lực thì không có kích thích được tư duy, không gây được hứng thú học tập ở HS. Ngược lại nếu vấn đề ở mức độ khó quá thì sẽ dẫn đến căng thẳng và mất hứng thú.

[3] Mâu thuẩn phải xuất phát từ sự tiến triển hợp logic của QTDH, nghĩa là mâu thuẩn nảy sinh một cách tất yếu trên con đường vận động phát triển của QTDH cũng như quá trình nhận thức của HS và phù hợp với logic của nội dung bài dạy.

Khi HS ý thức được mâu thuẫn thì sẽ xuất hiện ở họ nhu cầu và hứng thú giải quyết

mâu thuẩn đó. Chính vì vậy, nhu cầu và hứng thú là những thành phần chủ yếu của động lực. Khi học sinh không có nhu cầu và hứng thú thì rất thờ ơ với việc học tập. Gây động cơ học tập là một biện pháp sư phạm với mục đích khơi dậy nhu cầu và hứng thú hoạt động tích cực ở người học. Động cơ hóa học tập không chỉ là điều kiện cho sự học tập mà còn là kết quả của sự học tập.

Động cơ học tập của người học phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Trình độ hiểu biết và kinh nghiệm đã có

- Tính liên thông giữa nội dung dạy học mới và kiến thức đã có của người học.

- Tình huống dạy học ví dụ như: nội dung dạy học, phương tiện dạy học giáo viên sử dụng.

Động cơ học tập xuất phát từ hai loại động cơ sau đây:

[1] Nội động cơ học tập [người học tự có]. Động cơ này luôn gắn với mong muốn tự có không chịu sự tác động của người khác, thí dụ có HS thì thích môn toán, còn em thì thích môn văn]

[2] Ngoại động cơ học tập [Là chịu sự tác động kích thích từ bên ngoài, thí dụ được khen thưởng, được quyền lợi nào đó...]

Khi thực hiện QTDH, GV phải chú ý đến các đặc tính và nội dung của từng loại động

cơ để tác động sư phạm tạo động lực cho người học. Đối với loại [2], GV cần gây được sự tò mò tìm hiểu nội dung dạy học mới ví dụ như:

Khơi dây tầm quan trọng của nó đối với hoạt động nghề nghiệp sau này, hay mối liên hệ của chúng đối với nội dung đã học hay sự liên thông với các môn học khác.

Tạo ra các tình huống có mâu thuẩn làm tăng nhu cầu có những biện pháp kịp thời đúng đắn để nhằm tăng động lực của người học ví dụ như lời khen ngợi, cho điểm khuyến khích.

Câu : Các khâu của quá trình giáo dục[logic của quá trình GD] · 1] Giáo dục ý thức · 2] Giáo dục thái độ, niềm tin · 3] Giáo dục hành vi, thói quen ...

Hamsterdk.forumvi.com 3 phút trước 907 Like

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục

Toc.123docz.net 2 phút trước 1499 Like

CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC · Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hộ đã được quy định · trên cơ sở ý thức vfa tình cảm tích ...

Coggle.it 2 phút trước 897 Like

Từ lí luận và thực tiễn giáo dục ta có thể nêu ra các khâu của quá trình giáo dục như sau: a. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức làm cơ sở cho hành động Quá trình ...

Www.academia.edu 9 phút trước 1226 Like

LOGIC CÁC KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC. Logic của QTDH là trình tự vận động hợp quy luật có hiệu quả tối ưu của học sinh dưới sự chỉ đạo của ...

Www.beemusic.vn 10 phút trước 639 Like

Các khâu của QTDH - GV đề xuất vấn đề [kích thích thái độ tích cực học tập của học sinh]: đây là khâu đầu tiên của quá trình dạy học, giáo viên khéo léo đưa ...

Text.xemtailieu.net 5 phút trước 1663 Like

Đặc Điểm Của quá trình Giáo Dục trong bài viết hôm nay nha ! Các bạn đang xem nội dung : “Khái niệm ...

Asianaairlines.com.vn 7 phút trước 1478 Like

› Tài Liệu Quản lý giáo dục

Luanvanviet.com 4 phút trước 336 Like

AboutPressCopyrightContact usCreatorsAdvertiseDevelopersTermsPrivacyPolicy & SafetyHow YouTube ...

Www.youtube.com 6 phút trước 1242 Like

Động lực của QTDH là những yếu tố thúc đẩy quá trình dạy học hay thúc đẩy HS tiến hành hoạt động nhận thức ? 2] Mâu thuẫn cơ bản và những điều ...

Baigiang.violet.vn 2 phút trước 185 Like

Các khâu của quá trình dạy học: Logic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình đó, nhằm đảm bảo cho học sinh đi từ ...

Baokhiem125.wordpress.com 6 phút trước 284 Like

QTDH ở trường THCN-DN là hệ thống những hành động liên tiếp và thâm nhập vào nhau của giáo viên và học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm trang bị cho ...

Sites.google.com 8 phút trước 130 Like

Logic của hoạt động giáo dục • là trình tự thực hiên hợp lý các khâu trong quá trình vận động và phát triển của nó nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục đã ...

Www.slideshare.net 10 phút trước 924 Like

Học. Các khâu trên trong toàn bộ quá trình dạy học đều phải thực hiện nhưng tùy từng giai đoạn với từng nhiệm vụ cụ thể của nó mà thực hiện chúng ở các mức

Ihoctot.com 8 phút trước 244 Like

Qúa Trình Giáo Dục [QTGD] [nghĩa rộng]: là quá trình tổ chức một cách có mục ... QTGD - Là trình tự thực hiện hợp lí các khâu của nó nhằm hoàn thành các ...

Baigiangmau.com 10 phút trước 1116 Like

Để giáo dục con chị B biết quan tâm giúp đỡ công việc gia đình, cần thực hiện các khâu nào trong logic của quá trình giáo dục TH? Tại sao? . . Chuẩn. mực XH,.

Docs.google.com 4 phút trước 479 Like

_ Toàn bộ quá trình giáo dục luôn có sự tác động biện chứng giữa đối tượng giáo dục [HS] đối với các hoạt động khác. Nổi bật là mối quan hệ tác ...

Nhanvietluanvan.com 3 phút trước 900 Like

352 , 5.00 , #CÁC #KHÂU #CỦA #QUÁ #TRÌNH #GIÁO #DỤC #NGUYÊN #TẮC #GIÁO #DỤC. Nguồn: //daotaobanhang.edu.vn/ Xem thêm các Video Đạo đức kinh doanh khác ...

Daotaobanhang.edu.vn 6 phút trước 1200 Like

Video liên quan

Chủ Đề