Văn bằng phổ thông là gì

Văn bằng là giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị, bằng cấp. Chứng chỉ là Văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý lâu dài. 

[Văn bằng, chứng chỉ là gì]

Văn bằng, chứng chỉ được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục như sau:

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo; chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi được hoàn thành một khóa hoặc một chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao học vấn, nghề nghiệp.

Văn bằng, chứng chỉ phải phản ánh đúng yêu cầu của chương trình giáo dục và trình độ của người học.

[Luật Giáo dục]

Giá trị của văn bằng và chứng chỉ theo Luật giáo dục hiện nay

Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật giáo dục 2019 với 9 Chương, 115 Điều với nhiều nội dung mới, nổi bật.

Cụ thể, quy định về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

[Chứng chỉ Khóa Giám đốc Tài chính CFO]
 

Trong đó:

- Văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng gồm:

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

Chính phủ sẽ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Mẫu bản sao bằng tốt nghiệp THPT được hiểu là văn bản mẫu thể hiện nội dung của bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của người đã tốt nghiệp. Vậy, mẫu bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay gồm có những nội dung gì? Đối tượng nào được cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông?

Đối tượng nào được cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông?

Trước hết, căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, người đã tốt nghiệp trung học phổ thông có nhu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là những người được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao.

Điều 29 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là cơ quan quản lý sổ gốc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, cụ thể là Sở Giáo dục và đào tạo.

Điều 30 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT cũng quy định những người có quyền đề nghị xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, cụ thể gồm có:

- Người đã được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đã được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: Trường hợp này thường phải có giấy ủy quyền được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật;

- Những người thừa kế của người đã được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông nếu họ đã chết, ví dụ như bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột…: Những người thừa kế trong trường hợp này phải có giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế như giấy khai sinh, văn bản thỏa thuận phân chia di sản,...;

Kết luận: Người đã được cấp bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có yêu cầu cấp bản sao hoặc người thừa kế của người được cấp bản chính là những người có quyền yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bản sao bằng tốt nghiệp.


Mẫu bản sao bằng tốt nghiệp THPT như thế nào?

Mẫu bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông [viết tắt là mẫu bản sao bằng tốt nghiệp THPT] hiện chưa được pháp luật ban hành mẫu chung. Thay vào đó, khoản 1 Điều 19, khoản 3 Điều 31 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định thông tin trên bản sao bằng tốt nghiệp THPT phải trùng khớp với thông tin trên sổ gốc và trên bản chính bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đã cấp.

Theo đó, thông tin trên mẫu bản sao bằng tốt nghiệp THPT phải trùng khớp với mẫu sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành tại Phụ lục II Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT như dưới đây:

 PHỤ LỤC II

MẪU SỔ GỐC CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CƠ QUAN CẤP VĂN BẰNG

-------

SỔ GỐC CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Quyết định công nhận tốt nghiệp số ….. ngày...tháng.... năm....

Kỳ thi: …………………………..

Khóa thi: …………………………..

Năm tốt nghiệp: ………………

Học sinh trường: …………………

Số TT

Họ và tên người học

Ngày tháng năm sinh

Nơi sinh

Giới tính

Dân tộc

Điểm thi

Số hiệu văn bằng

Số vào sổ gốc cấp văn bằng

Ghi chú

Địa danh, ngày ….. tháng .... năm ………….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP VĂN BẰNG

[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

Để được cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, người yêu cầu phải chuẩn bị đơn đề nghị cấp bằng với đầy đủ các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, số hiệu bằng…cùng với các giấy tờ liên quan như căn cước công dân, giấy ủy quyền [nếu có], giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế [ví dụ giấy khai sinh, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế…], phong bì có dán sẵn tem và ghi đầy đủ thông tin của người nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT.

Trong đó, riêng đơn đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT thường sử dụng theo mẫu dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP THPT 

Kính gửi:  Sở Giáo dục và Đào tạo …...............

Tên tôi là:.......................................................................................................................

Sinh ngày............tháng.........năm.................

Giới tính: Nam [Nữ]................Dân tộc:...................Quốc tịch:….

Nơi sinh: Xã:..................Huyện:.....................Tỉnh/Thành phố.................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...............................................................

Nơi ở hiện tại:.....................................................................

Điện thoại liên hệ:………………………………………………

Tôi là học sinh trường trung học phổ thông….niên khóa….

Xếp loại tốt nghiệp:...................

Số hiệu bằng tốt nghiệp:…….

Lý do xin cấp bản sao:............................................................................

Nay tôi làm đơn này, kính mong Quý cơ quan cấp cho tôi …..[ghi rõ số lượng bản sao] bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin trên đây là đúng sự thật, nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong Quý cơ quan xem xét, giải quyết yêu cầu của tôi.

Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan!

..............., ngày.......tháng........năm..........

Tài liệu kèm theo đơn:

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân [bản sao];

- Giấy ủy quyền [nếu có];

- …;

Người làm đơn

[Ký, ghi rõ họ tên]

Như vậy, người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT chuẩn bị đơn với đầy đủ thông tin mà chúng tôi đã nêu trên cùng tài liệu liên quan để được Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc bằng tốt nghiệp cho mình.

Trên đây là giải đáp về mẫu bản sao bằng tốt nghiệp thpt, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Chủ Đề