Tại sao không làm được căn cước công dân

Việt Dũng   -   Thứ ba, 28/12/2021 19:30 [GMT+7]

Cục trưởng C06 - Trung tướng Tô Văn Huệ nói về căn cước công dân. Ảnh: V.D

Tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều nay [28.12], Cục trưởng C06 - Trung tướng Tô Văn Huệ đã giải đáp các thắc mắc về việc người dân lâu nhận được thẻ căn cước công dân gắn chip.

Theo Trung tướng Tô Văn Huệ, trong năm 2021, chủ trương của lãnh đạo Bộ Công an, Chính phủ, bộ thực hiện thu thập và cấp căn cước công dân gắn chip với khối lượng, tốc độ kỉ lục.

Từ tháng 1.2021 cho đến tháng 10.2021, C06 đã thu thập trên 58 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chip, trong đó in hoàn chỉnh cho đến nay là hơn 50 triệu để trả cho người dân.

"Đây là thành tích lớn, song quá trình thu thập còn xảy ra những lỗi", Trung tướng Tô Văn Huệ thông tin. Ông cũng chỉ ra việc vì sao công dân làm căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng chưa nhận được.

Cụ thể, người dân chưa có thông tin trong dữ liệu dân cư. Thực hiện theo quy trình như trước đây, bây giờ xây dựng dữ liệu trước khi làm căn cước công dân gắn chip thì có dữ liệu trong giai đoạn đầu.

Thời điểm đó, chưa có hệ thống online để cập nhật. Có những công dân chưa cập nhật dữ liệu dân cư. Những trường hợp chưa có dữ liệu trên cơ sở thì phải làm lại.

Có những trường hợp kê khai thông tin không chính xác. Có người kê khai cấp 12 số rồi, nhưng khi làm căn cước công dân gắn chip khai lại cấp mới, buộc C06 phải xác minh lại, liệu có giả mạo gì hay không.

Một lý do nữa, C06 đã in, trả về địa phương, song chưa đến tay người dân. Những trường hợp chậm như vậy thì đơn vị phải rà soát lại. "Chúng tôi đang tập trung khắc phục những trường hợp này", Trung tướng Tô Văn Huệ nói.

Đối với lỗi căn cước công dân, theo Cục trưởng C06, một số trường hợp giai đoạn đầu, hệ thống chưa ổn định, in căn cước vân tay xấu, không rõ nét. Mặc dù trong hệ thống tốt, song khi đưa ra in có những cái bị nhòe, mờ và đơn vị đã khắc phục. Một trong những lỗi sai, theo tướng Huệ, chủ yếu là ở ngày tháng năm sinh, giới tính và lỗi chính tả.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Việc bị chậm trả căn cước công dân khiến nhiều người dân gặp khó khăn trong các giao dịch. Nếu thời gian đợi làm Căn cước công dân quá lâu, người dân có được đi làm lại không?

1. Thời gian làm Căn cước công dân theo luật là bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

- Tại thành phố, thị xã:

+ Không quá 07 ngày làm việc nếu cấp mới và đổi;

+ Không quá 15 ngày làm việc nếu cấp lại.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

2. Tại sao thời gian làm Căn cước công dân trên thực tế lại chậm trễ?

Trong giai đoạn đầu khi mới cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên cả nước, thời gian trả thẻ Căn cước công dân tại các địa phương thường kéo dài hơn thời gian quy định.

Có người chờ đợi 02 - 03 tháng thì được nhận, nhưng cũng có người đã làm Căn cước được 06 - 07 tháng mà đến nay vẫn chưa có.

Việc chậm trả Căn cước công dân là điều không ai mong muốn, tuy nhiên lại không thể tránh khỏi bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan:

- Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến nguồn cung chíp điện tử dùng để sản xuất thẻ căn cước công dân nhập khẩu từ nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời;

- Số lượng người dân làm Căn cước công dân trong cùng một thời điểm quá lớn dẫn đến ảnh hưởng về tiến độ, chất lượng thu thập thông tin dân cư và việc in trả thẻ;

- Nhiều trường hợp công dân bị sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dẫn tới tình trạng hai thông tin không trùng khớp, do đó phải điều chỉnh lại thông tin...

3. Mãi không nhận được Căn cước công dân gắn chip, đi làm lại có được không?

Nếu làm Căn cước công dân một thời gian dài nhưng chưa được nhận, trước tiên người dân nên liên hệ với cơ quan Công an để hỏi thăm về tình trạng thẻ.

Trường hợp thời gian chờ đợi quá lâu, người dân có thể đi xin cấp thẻ Căn cước mới bởi pháp luật có quy định rõ về quyền yêu cầu cấp thẻ của công dân.

Điều 23 Luật Căn cước công dân quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a] Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b] Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c] Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

đ] Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e] Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

d] Xác định lại giới tính, quê quán;

a] Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b] Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Một số địa phương từng ra thông báo những người đã làm Căn cước công dân gắn chip đã lâu nhưng chưa nhận được thẻ cần đi làm lại thẻ.

4. Làm sao để biết Căn cước công dân đã làm xong chưa?

Nắm được nhu cầu lớn của người dân muốn hỏi thăm về tình trạng làm thẻ Căn cước công dân, Bộ Công an đã có nhiều phương thức để hỗ trợ giải đáp.

Gọi đến tổng đài 1900.0368 về Căn cước công dân của Bộ Công an

Đây là tổng đài trực tiếp giải đáp thắc mắc của người dân về Căn cước công dân và quản lý dân cư của Bộ Công an.

Người dân gọi đến có thể nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Ngoài ra, tổng đài này còn hỗ trợ người dân liên quan đến các vấn đề khác như: Hướng dẫn trình tự, lệ phí cấp cấp Căn cước công dân gắn chip...

Gọi đến số điện thoại của cơ quan cấp Căn cước công dân ở địa phương

Người dân có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan cấp Căn cước công dân ở địa phương nơi cư trú để hỏi về tình trạng thẻ của mình đã làm xong chưa.

Hiện nay, các cơ quan này đều công khai số điện thoại để hỗ trợ người dân trên các kênh truyền thông như website, facebook, zalo... Người dân sẽ rất dễ dàng tìm ra thông tin liên hệ bằng cách tìm kiến tên đơn vị.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Mãi không nhận được Căn cước gắn chip, đi làm lại có được không? Nếu có thắc mắc khác liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài  1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Có đúng không mang CMND/CCCD ra đường sẽ bị “bắt”?

Bộ Công an đã có khuyến cáo người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang thẻ Căn cước công dân [CCCD] gắn chip để thuận tiện hơn khi sử dụng và khi thực hiện các thủ tục hành chính không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Câu hỏi: Chứng minh nhân dân của tôi vẫn còn hạn dùng, cho tôi hỏi nếu tôi không làm Căn cước công dân gắn chip có sao không? Vì tôi nghe có người nói nếu không làm Căn cước sẽ bị phạt?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho HieuLuat, chúng tôi xin đưa các thông tin tham khảo về vướng mắc của bạn như sau:
 

Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06 - Bộ Công an] thì hiện không có văn bản pháp luật nào quy định việc chấm dứt giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân hay CCCD mã vạch, cũng như CCCD gắn chip.

Do vậy, các loại thẻ như CMND, CCCD mã vạch, CCCD gắn chip vẫn có giá trị sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại và người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn theo quy định.

Cụ thể, CMND loại cũ có giá trị sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

Căn cước công dân 12 số mã vạch, thời hạn sử dụng được ghi ở mặt trước của thẻ.

Tuy nhiên theo Bộ Công an thì người dân nên sớm chuyển sang thẻ CCCD gắn chip để sử dụng được thuận tiện hơn và hưởng nhiều lợi ích.

Bên cạnh đó, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, tích hợp được nhiều ứng dụng.

Sử dụng CCCD sẽ thuận lợi hơn khi công dân thực hiện các thủ tục hành chính cũng như trong công tác quản lý Nhà nước.

Thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế được cho nhiều loại giấy tờ như giấy phép lái xe, thẻ ATM, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu, tạm trú...

Đồng thời, những trường hợp công dân được cấp CMND, CCCD gắn mã vạch mà vẫn còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Mặc dù việc đổi sang CCCD gắn chip là không bắt buộc và công dân sẽ không bị phạt nếu CMND hay CCCD mã vạch còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phải làm CCCD gắn chip nếu không sẽ bị xử phạt.

Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định 06 trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip:

  • CMND hết thời hạn sử dụng [ hết 15 năm kể từ ngày cấp]
  • CMND bị hư hỏng không sử dụng được
  • Công dân thay đổi họ, tên, chữ đệm hoặc ngày, tháng, năm sinh
  • Công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Công dân có thay đổi về đặc điểm nhận dạng
  • Công dân bị mất CMND.

Ngoài ra, còn có 08 trường hợp người sử dụng CCCD cả gắn chip lẫn mã vạch phải đổi hoặc xin cấp lại CCCD gắn chip mới [theo quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014]:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được
  • Thay đổi về thông tin về họ, chữ đệm, tên
  • Thay đổi về đặc điểm nhận dạng
  • Công dân xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD
  • Bị mất thẻ CCCD
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, người sử dụng CMND, CCCD thuộc 1 trong 14 trường hợp trên đều phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt theo quy định tại tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng đối với 01 trong những hành vi:

“a] Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b] Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp đã nêu mà người dân không đổi sang thẻ CCCD gắn chip, người đó có thể bị phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng.

Mức thu lệ phí làm CCCD gắn chip hiện nay

- Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang thẻ CCCD là 30.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ căn cước công dân.

Trên đây là giải đáp về vấn đề không làm căn cước công dân gắn chip, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề