Ứng dụng nào của công nghệ tế bào được năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và y sinh học tái tạo, con người ngày càng khám phá ra nhiều tác dụng đặc biệt của tế bào gốc và ứng dụng chúng vào các liệu pháp điều trị bệnh lý và làm đẹp. Nhờ vậy, công nghệ tế bào giúp con người cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Lịch sử hình thành công nghệ tế bào

Khám phá về tế bào gốc đã thắp sáng hy vọng về tiềm năng y học của kỹ thuật tái sinh. Từ những năm 1980, các nhà khoa học đã tách chiết thành công tế bào gốc phôi của chuột. Nhưng chỉ đến năm 1998, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin tại Madison dưới sự chỉ đạo của Giáo sư James Thomson lần đầu tiên đã thành công tách biệt khối tế bào bên trong của phôi túi ở người.

Giáo sư Shinya Yamanaka

Năm 2006, tế bào gốc được tái lập trình từ tế bào trưởng thành được công bố bởi Giáo sư Shinya Yamanaka và cộng sự thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản. Trong nghiên cứu của mình, ông đã chèn 4 gen quan trọng trong việc tái lập chương trình của tế bào giúp đưa tế bào từ trạng thái đã biệt hoá về trạng thái gốc và ông gọi là tế bào gốc vạn năng cảm ứng [Induced pluripotent stem cell - iPSC]. 6 năm sau, Giải Nobel Y học và Sinh lý học [2012] được trao cho giáo sư Shinya Yamanka vì đã khám phá ra quá trình tái thiết lập các tế bào trưởng thành tạo các tế bào gốc đa năng cảm ứng [iPSC] có đặc tính tương tự của tế bào gốc phôi [ESC], các tế bào này có khả năng phát triển thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Phát hiện này đem đến tiềm năng to lớn trong việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh lý mà phương pháp khác như phẫu thuật hay thuốc không còn hiệu quả. Các nghiên cứu về tế bào gốc vạn năng cảm ứng được nhiều nhà khoa học đeo đuổi với hy vọng đạt được những bước đột phá lớn trong y học tái tạo ứng dụng công nghệ tế bào, đặc biệt là tế bào gốc đặc hiệu cho bệnh nhân. Sự phát triển các tế bào gốc dành riêng cho bệnh nhân có sức hấp dẫn với các nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh của một căn bệnh cụ thể và là mô hình thử nghiệm thuốc điều trị mang tính đặc hiệu cá thể.

Giáo sư Yoshinori Ohsumi

Năm 2016, giải Nobel Y sinh được trao cho Giáo sư Yoshinori Ohsumi [2016], Viện công nghệ Tokyo về những khám phá về quá trình tự thực của tế bào. Đây là quá trình giúp tế bào loại bỏ những thành phần hoặc bào quan không cần thiết trong tế bào, giúp tái sử dụng nguyên liệu và cân bằng nội môi trong tế bào. Những bất thường của quá trình này có thể liên quan đến các bệnh về thoái hóa hệ thần kinh, bệnh về tim, gan, cơ, bệnh tiểu đường loại 2 và nhiều dạng rối loạn thường gặp ở người cao tuổi…hoặc liên quan đến sự tăng sinh, tăng kháng thuốc ở tế bào ung thư.

Năm 2018, Giáo sư Tasuku Honjo, Đại học Kyoto Nhật Bản được trao giải Nobel Y học cho công trình khám phá ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế điểm kiểm soát PD-1 ở tế bào T. Ông và nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách khóa protein PD-1 ở tế bào T giúp tăng khả năng nhận diện và tấn công khối u của tế bào này. Các thử nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp này ở các bệnh như: ung thư phổi, ung thư thận, ung thư hạch và ung thư da. Nghiên cứu của ông đã góp thêm minh chứng về tiềm năng to lớn của việc ứng dụng công nghệ tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư.

2. Công nghệ tế bào là gì?

Công nghệ tế bào - Y học hiện đại cho tương lai

Từ đặc điểm và chức năng của tế bào gốc, các nhà khoa học đã tìm ra cách ứng dụng chúng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, gọi chung là công nghệ tế bào. Công nghệ này sử dụng tế bào gốc để thúc đẩy phản ứng sửa chữa ở các mô bị bệnh, bị tổn thương, lão hóa hoặc mất chức năng trong cơ thể. Tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể sẽ bị thu hút tới các vị trí bất thường để tái tạo các mô, giảm viêm và điều chỉnh hệ thống miễn dịch, từ đó tăng cường và bảo vệ sức khoẻ. Tế bào gốc thực hiện điều này bằng cách tác động vào quá trình sửa chữa thông qua việc tiết ra các tín hiệu làm thay đổi hoạt động của tế bào lân cận hoặc tương tác trực tiếp với chúng.

3. Ứng dụng phương pháp công nghệ tế bào trong y học

Dựa vào đặc tính sinh học của tế bào gốc, công nghệ tế bào được tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và chính thức được công nhận, cấp phép thực hiện điều trị trong y học tái sinh. Liệu pháp điều trị này được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, cho đến nay đã trở thành một trong những phương pháp chữa trị hàng đầu về hiệu quả, đặc biệt đối với lĩnh vực y học tái sinh.

Ứng dụng của công nghệ tế bào trong y học

Các ứng dụng của công nghệ tế bào trong y học tái tạo bao gồm:

  • Tái tạo và thay thế các tế bào và mô hư hỏng: Tế bào gốc được nuôi cấy, tăng sinh về cả số lượng và chất lượng trước khi đưa trở lại vào cơ thể người bệnh giúp sửa chữa, tái tạo hoặc thay thế các các tế bào bị mất đi do tổn thương, hư, hỏng. Đặc biệt, đối với các bệnh lý liên quan đến chấn thương hoặc thoái hoá cơ xương khớp, các bệnh tim mạch, đột quỵ, biến chứng tiểu đường, các chấn thương thần kinh…
  • Là mô hình thử nghiệm hiệu quả và an toàn của các thuốc mới: Các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để kiểm tra chất lượng và độ an toàn của thuốc, đưa ra những phân tích và đánh giá về tác động của các loại thuốc mới lên tế bào trước khi áp dụng lên cận lâm sàng và lâm sàng.
  • Là nền tảng của các nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tật: Từ các quan sát, nghiên cứu về tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào của tủy xương, thần kinh, cơ tim, các tạng và mô, các nhà khoa học có thể nghiên cứu chuyên sâu về quá trình và cơ chế phát sinh các loại bệnh lý, tại sao bệnh lại xảy ra và xảy ra như thế nào.

4. Ứng dụng phương pháp công nghệ tế bào trong thẩm mỹ

Công nghệ tế bào trong thẩm mỹ

Bên cạnh các ứng dụng của tế bào gốc trong y học tái sinh, việc ứng dụng công nghệ tế bào trong trong lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp cũng được ưa chuộng và áp dụng phổ biến với điều trị các vấn đề về da. Hiện nay, có hai dạng ứng dụng tế bào gốc được sử dụng rộng rãi nhất trong thẩm mỹ làm đẹp bao gồm:

Công nghệ tế bào được ứng dụng trọng sản xuất như thế nào?

Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ờ cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới. Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới. Ở vật nuôi, công nghệ tế bào đã thu được một số kết quả bước đầu.

Công nghệ tế bào là gì?

Khái niệm. Công nghệ tế bào thực vật là quy trình nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng nhằm hình thành nên các cây với KG giống nhau nhằm mục đích nhân giống.

Ở thực vật công nghệ tế bào có ứng dụng gì?

Công nghệ tế bào thực vật không chỉ đơn thuần là các nghiên cứu nhân giống cây trồng vô tính [in vitro], mà còn có nhiều ứng dụng quan trọng như nuôi cấy tế bào đơn để chiết suất các dược chất có hoạt tính sinh học, hay tạo ra cây chuyển gene mang những đặc tính mới như tăng năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh, thuốc ...

Công nghệ tế bào trọng lĩnh vực nông nghiệp là gì?

Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ tế bào được ứng dụng trong việc nuôi cấy các tế bào thực vật nhằm tạo ra các hạt phấn, chuyển gen vào tế bào thực vật chủ. Công nghệ tế bào giúp cải thiện sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất của cây trồng.

Chủ Đề